Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ở tỉnh hậu giang (Trang 38)

1.4.1. Vai trò của công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non

ĐNGV trường mầm non là những người có trách nhiệm thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đối tượng hoạt động sư phạm của GVMN là trẻ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi, độ tuổi phát triển mãnh liệt cả về tâm lý lẫn sinh lý cho nên GVMN không những dạy trẻ, giáo dục trẻ mà còn phải chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ trong mọi hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Mục đắch hoạt động sư phạm của GVMN là Ộlàm phát triển toàn diện trẻ em tuổi mầm non và chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường phổ thông có kết quảỢ. Nhân cách của trẻ trong tương lai như thế nào sẽ phụ thuộc rất lớn vào công lao dạy dỗ, chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng, bảo vệ của người giáo viên mầm non. Trẻ càng nhỏ thì nhân cách của người GVMN càng có ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ. Vì thế người GVMN có một vai trò cực kỳ quan trọng và phải có nhân cách phù hợp mới có thể hoàn thành tốt nhất công việc giáo dục trẻ, đáp ứng được mục tiêu đổi mới GDMN trong giai đoạn hiện nay.

Thời đại ngày nay là thời đại của quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng về công nghệ thông tin và truyền thông; do đó, đã tạo nên sự tác động mạnh mẽ đến ngành giáo dục nói chung và cơ chế quản lý về giáo dục nói riêng, đòi hỏi người giáo viên phải phát triển để thắch ứng với đặc điểm tình hình mới. Trong bối cảnh đổi mới GD&ĐT như hiện nay, bên cạnh vấn đề về chất lượng giáo dục, những bất cập trong phát triển giáo dục cần nhìn nhận năng lực của GVMN còn thấp, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục. Do vậy, việc phát triển ĐNGV trường mầm non nói riêng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục Việt Nam.

27

1.4.2. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non

1.4.2.1. Quy hoạch đội ngũ giáo viên trường mầm non

Để thực hiện công tác phát triển ĐNGV trường mầm non có hiệu quả, việc lập kế hoạch là vấn đề hết sức quan trọng. Trong khâu lập kế hoạch thì dự báo là vấn đề cốt lõi. Hàng năm, Sở GD&ĐT yêu cầu Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố dự báo dân số độ tuổi, số trẻ ra lớp ở các độ tuổi và đề ra chỉ tiêu cho các địa phương thực hiện. Phòng GD&ĐT phải làm công tác dự báo trung hạn, dài hạn được số lớp (lớp học hai buổi, lớp học một buổi, lớp bán trú, không bán trú), số lượng trẻ em để từ đó làm cơ sở cho việc quy hoạch số lượng đội ngũ; Điều tra trình độ giáo viên (lý luận chắnh trị, chuyên môn) để lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ đào tạo cho giáo viên.

Lập kế hoạch để phát triển ĐNGV trường mầm non phải đáp ứng các yêu cầu: Đủ về số lượng; đồng bộ cơ cấu (trình độ đào tạo, độ tuổi, giới tắnh...); đảm bảo về chất lượng; có dự báo những biến động về nhân sự và định hướng bổ sung; định hướng chuẩn hóa đến từng chức danh.

Phòng GD&ĐT phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan để chỉ đạo thực hiện phát triển ĐNGV trường mầm non với các nội dung phát triển đội ngũ, sử dụng đội ngũ và xây dựng môi trường phát triển đội ngũ.

1.4.2.2. Tuyển dụng đội ngũ giáo viên trường mầm non

Công tác tuyển chọn giáo viên là của nhà trường thực hiện dưới sự chỉ đạo Phòng GD&ĐT và UBND huyện, thị xã, thành phố. Việc tuyển chọn giáo viên theo trình độ chuẩn đào tạo là tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non. Việc tuyển chọn giáo viên bổ sung vào ĐNGV của trường là một công tác quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển ĐNGV theo hướng đảm bảo cho việc tăng nhanh về số lượng, cơ cấu hợp lý và chất lượng cao.

28

trường. ỘTuyển chọn giáo viên là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm chọn lựa, quyết định xem trong số những người được tuyển mộ, ai là người đủ tiêu chuẩn; bao gồm các bước: tuyển mộ giáo viên và tuyển chọn giáo viênỢ.

Tác giả Đặng Bá Lãm xác định ỘViệc tuyển mộ giáo viên chắnh là quá trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau tham gia tuyển chọn. Lựa chọn giáo viên là quá trình xem xét, lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn làm giáo viênỢ [18]. Việc tuyển chọn GVMN là quá trình tuyển mộ và lựa chọn GVMN theo nhu cầu và định mức biên chế.

Phân công công tác đối với ĐNGV cần xác định nội dung về công tác tư tưởng, về chuyên môn, về năng lực sư phạm, về năng lực quản lý đối với từng giáo viên. Giáo viên thực hiện hoặc đảm trách một công việc phải có mục đắch cụ thể, rõ ràng trong thời gian nhất định. Người phân công phải có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc.

Hiệu trưởng quản lý trực tiếp các mặt hoạt động của giáo viên và có trách nhiệm cử giáo viên đi đào tạo bồi dưỡng theo yêu cầu đạt chuẩn quy định. Hàng năm, hiệu trưởng tổ chức đánh giá, phân loại khả năng giảng dạy và những công tác khác của giáo viên trong trường dựa trên kết quả hoạt động giảng dạy, giáo dục, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ý kiến đánh giá của tổ chuyên môn.

1.4.2.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên trường mầm non

Sử dụng ĐNGV là việc sắp xếp, bố trắ, đề bạt giáo viên vào các nhiệm vụ, chức danh cụ thể nhằm phát huy tối đa khả năng hiện có của giáo viên để hoàn thành mục tiêu xây dựng trường mầm non, giúp cho GVMN thắch ứng với môi trường làm việc. Hiệu trưởng tạo điều kiện cho GVMN làm quen với các hoạt động chuyên môn nhằm phát huy năng lực của từng giáo viên, tạo động lực để giáo viên an tâm công tác. Việc sử dụng giáo viên đạt hiệu quả khi giáo viên được phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực, được làm việc trong môi

29

trường có những mối quan hệ hợp tác tốt để cùng phát triển. Sử dụng ĐNGV bao gồm:

* Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên:

Việc phân công công việc hợp lắ đúng người đúng việc, vì việc chứ không vì người, phù hợp với năng lực, sở trường, giới tắnh, điều kiện công tácẦ sẽ phát huy được sự tắch cực đóng góp của mỗi cá nhân, đồng thời thể hiện rõ hiệu lực quản lắ và hơn cả là hiệu quả công việc. Mỗi giáo viên có một năng lực chuyên môn và sở trường khác nhau, việc phân công công việc phù hợp với năng lực sẽ giúp giáo viên phát huy sở trường của mình, giúp cho nhà quản lắ xây dựng được bộ máy làm việc có chất lượng cao. Ngược lại, việc phân công giáo viên không phù hợp với năng lực sẽ gây cản trở quá trình phát triển của giáo viên nói riêng và quá trình phát triển của nhà trường nói chung.

* Xây dựng các mối quan hệ công việc rõ ràng, cụ thể giữa các bộ phận và cá nhân: Phát triển tốt các mối quan hệ để đảm bảo sự hợp tác giữa các cá nhân và bộ phận trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Mối quan hệ trong nhà trường ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình công tác của giáo viên. Khi được công tác trong môi trường thân thiện, mọi người hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển sẽ tạo động lực giúp giáo viên công tác tốt, giáo viên có nhiều cơ hội thể hiện khả năng của mình. Ngược lại, môi trường sư phạm không đoàn kết, các mối quan hệ chồng chéo, cản trở sự phát triển lẫn nhau sẽ gây cho giáo viên tâm lắ chán nản, không muốn phấn đấu. Hiệu trưởng xây dựng mối quan hệ công việc rõ ràng sẽ giúp cho việc quản lắ trong nhà trường sẽ đạt hiệu quả tối ưu.

Trong quá trình sử dụng giáo viên, người quản lắ cần tôn trọng, có thái độ đúng đắn, đối xử công bằng, khách quan, thể hiện tình cảm, trách nhiệm với giáo viên; luôn phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến góp ý của tập thể, đặt lợi ắch tập thể lên trên lợi ắch cá nhân, tất cả vì công việc chung. Sử dụng giáo viên là

30

một khâu quan trọng của quá trình quản lắ. Sử dụng giáo viên tốt thể hiện năng lực quản lắ tốt là động lực, là niềm tin để giáo viên nỗ lực phấn đấu trong công việc.

1.4.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường mầm non

Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là việc làm thường xuyên đối với CBQL trường học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chắnh trị cũng như việc nâng cao nhận thức. Các nội dung, hình thức bồi dưỡng là:

- Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chắnh trị, tư tưởng, đường lối chủ trương của Đảng, chắnh sách pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực, đặc biệt là về Giáo dục và Đào tạo.

- Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về trình độ chuyên môn. Cần phải tạo điều kiện cho ĐNGV tham gia học tập đầy đủ các mô đun bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của cấp học. Ngoài ra, giáo viên phải có ý thức tự học, tự bồi dưỡng thông qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo, dự giờ, thao giảng, trao đổi với đồng nghiệp thông qua sinh hoạt tổ, nhóm...

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề, giới thiệu chuyên đề mới và khó, thực tiễn nhằm bổ sung cập nhật kiến thức mới cho giáo viên.

- Đào tạo, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những tiêu chắ đánh giá của giáo viên hàng năm.

Công tác đào tạo trên chuẩn ĐNGV: Phòng GD&ĐT cùng với hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng kế hoạch hàng năm, cử giáo viên đi học nhằm nâng cao trình độ đội ngũ và chắnh lực lượng này làm nòng cốt trong việc triển khai chuyên môn.

31

1.4.2.5. Đảm bảo chế độ, chắnh sách, tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên trường mầm non

Tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho ĐNGV trong đó có môi trường pháp lý, môi trường làm việc, giải quyết các chế độ chắnh sách và chế độ đãi ngộ là các hoạt động mang ý nghĩa góp phần tạo ra động lực cho ĐN giáo viên trường mầm non phát triển. Vì thế, hiệu trưởng cần tạo môi trường thuận lợi, điều kiện hỗ trợ phù hợp cho việc duy trì và phát triển ĐN GVMN. Đây là yếu tố quan trọng giúp giáo viên yên tâm công tác và là động lực thúc đẩy GVMN hoàn thành nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng CSGD trẻ mầm non. Cách thức để tạo môi trường, điều kiện hỗ trợ giáo viên gồm:

- Trang bị CSVC, phương tiện giáo dục, dạy học cho giáo viên: Chất lượng CSGD trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng ĐNGV và điều kiện CSVC, trang thiết bị đảm bảo cho công tác CSGD. Chúng ta khẳng định CSVC, trang thiết bị, ĐDĐC là điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng CSGD trẻ mầm non. Giáo viên được làm việc trong ngôi trường sạch, đẹp, CSVC hiện đại, phương tiện dạy học đầy đủ sẽ góp phần rất lớn trong việc phát huy năng lực và khả năng sáng tạo của giáo viên.

- Tạo điều kiện về thời gian, kinh phắ cho học tập nâng cao trình độ: Quyền của giáo viên là được học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Các trường cần xây dựng chế độ phụ cấp, các chế độ khác theo quy định của pháp luật cho giáo viên khi được cử đi học nâng cao trình độ. Bố trắ, sắp xếp người hỗ trợ giáo viên trong thời gian tham gia khóa học. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị để hỗ trợ kinh phắ cho học tập nâng cao trình độ.

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên: Theo Điều lệ trường mầm non Ộgiáo viên được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chắnh sách quy định đối với nhà giáoỢ

32

[8]. Công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ắch hợp pháp chắnh đáng của giáo viên nhằm tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT. Nhà trường cần tham mưu với các cấp lãnh đạo, kết hợp phụ huynh học sinh hỗ trợ kịp thời cho những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, giúp đội ngũ yên tâm công tác. Cùng với việc chăm lo đời sống vật chất, hiệu trưởng luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của giáo viên như thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỉẦ Tạo không khắ làm việc thoải mái về tinh thần cho giáo viên.

- Thực hiện các chế độ chắnh sách cho giáo viên: Nhà trường cần phối hợp với chắnh quyền giải quyết kịp thời, chắnh xác các chế độ, chắnh sách cho giáo viên. Như vậy, chắnh sách đãi ngộ đối với giáo viên là những chế độ của nhà nước, của địa phương, của cơ sở giáo dục đối với giáo viên như lương, phụ cấp nhà giáo, phụ cấp thâm niên, đề bạt, bổ nhiệm, hỗ trợ kinh phắ đi học để nâng cao trình độ, khen thưởng vì có thành tắch xuất sắc trong công việc (như tặng giấy khen, bằng khen của các cấp, kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, huân chương, huy chương, danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp, danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu túẦ).

Xây dựng chắnh sách thu hút người có tài về công tác tại đơn vị. Việc thực hiện tốt chắnh sách đãi ngộ đối với giáo viên là một biện pháp động viên, khuyến khắch giáo viên một cách thiết thực nhất, tác động có hiệu quả đến tình cảm, ý thức, tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình của giáo viên. Để những chắnh sách đãi ngộ đem lại hiệu quả thì chắnh sách đãi ngộ này phải áp dụng đúng đối týợng, đặc thù công việc, trách nhiệm, chức trách đýợc giao, týõng xứng với hiệu quả công việc, nếu không nó sẽ phản tác dụng, có khi tác dụng ngýợc.

- Thực hiện chế độ tuyên dương, khen thưởng, kỉ luật: Hiệu trưởng thực hiện công bằng, dân chủ trong việc bình xét thi đua, khen thưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phấn đấu trong công tác. Những giáo viên có

33

thành tắch tốt phải được khen thưởng kịp thời, thực hiện nghĩa vụ cần đi đôi với quyền lợi.

Do đó, hình thức tuyên dương khen thưởng đúng sẽ tạo đòn bẩy tắch cực cho ĐNGV. Ngược lại, hiệu trưởng không thực hiện nghiêm túc thi đua, khen thưởng, kỉ luật, không khen đúng người đúng việc, không xử đúng người đúng tội, sẽ tạo tâm lắ chán nản, không phục của giáo viên. Căn cứ vào những quy định trong Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng đề ra các quy định về nội quy nhà trường và triển khai cho giáo viên cùng thực hiện.

- Tạo điều kiện cho giáo viênphát huy quyền dân chủ: Mục đắch thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường nhằm ỘThực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trắ tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỉ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp Nhà nướcỢ [2].

Hiệu trưởng cần thực hiện đúng quy chế dân chủ trong nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy quyền dân chủ. Giáo viên sẽ thấy mình có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ở tỉnh hậu giang (Trang 38)