Những phương pháp cụ thể được sử dụng để khảo sát thực trạng là: phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
2.2.4.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến
Đây là phương pháp chắnh được sử dụng trong luận văn. Phương pháp này tiến hành với 200 người, bao gồm 14 cán bộ quản lý Sở GD&ĐT, 16 CBQL Phòng GD&ĐT, 20 CBQL và 150 giáo viên trường mầm non, mẫu giáo.
Đối tượng khảo sát được yêu cầu trả lời theo thang điểm được quy ước cụ thể như sau:
ĐTB từ 1 đến 1,75: Không thực hiện/chưa tốt/không ảnh hưởng; từ 1,76 đến 2,5: Thỉnh thoảng/bình thường/ắt ảnh hưởng; từ 2,51 đến 3,25: Thường xuyên/tốt/ảnh hưởng nhiều;
từ 3,26 đến 4: Rất thường xuyên/rất tốt/ảnh hưởng rất nhiều. từ 1 đến 1,75: Không cấp thiết/không khả thi;
từ 1,76 đến 2,5: Ít cấp thiết/ắt khả thi; từ 2,51 đến 3,25: Cấp thiết/khả thi; từ 3,26 đến 4: Rất cấp thiết/rất khả thi.
46
2.2.4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành nhằm làm rõ hơn kết quả điều tra thu nhận từ phiếu trưng cầu ý kiến. Đối tượng phỏng vấn bao gồm: CBQL cấp phòng, CBQL trường và giáo viên.
2.2.4.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm được sử dụng để nghiên cứu các văn bản, hồ sơ, báo cáo tổng kết liên quan đến công tác phát triển ĐNGV 10 trường mầm non được khảo sát, bao gồm:
Hồ sơ đánh giá giáo viên của 10 trường mầm non được khảo sát.
Báo cáo cuối năm học 2017-2018 của 10 trường mầm non được khảo sát.