9. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Vị trí, vai trò của người cán bộ quản lý trường tiểu học
Cũng như hiệu trưởng các trường học, “hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận” [9, tr.10]. CBQL trường tiểu học có vị trí, vai trò rất quan trọng, là những thành viên cốt cán trong đội ngũ nhân lực của giáo dục tiểu học, là nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại của nhà
trường. Đội ngũ CBQL trường tiểu học có vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của cán bộ, giáo viên và chất lượng học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh. Vai trò này được thể hiện qua các quyết định quản lý; qua công tác tổ chức, điều khiển, thiết kế, liên kết các mối quan hệ của cá nhân, tổ chức, bộ phận, các yếu tố trong nhà trường thành một cơ cấu thống nhất để bộ máy vận hành, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao hơn so với nổ lực riêng lẻ, trên cơ sở phát huy năng lực cá nhân và tiềm năng hợp tác của tập thể. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả GD&ĐT, đổi mới công tác quản lý là khâu đột phá, có tính then chốt và quyết định.
Nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ CBQL đặt ra như một yêu cầu cấp bách hàng đầu của việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới GD&ĐT hiện nay. CBQL trường tiểu học đại diện cho chính quyền về mặt thực thi luật pháp, chính sách giáo dục nói chung, các quy chế giáo dục và điều lệ trường tiểu học. Để đảm đương vai trò này, đội ngũ CBQL trường tiểu học cần có phẩm chất và năng lực về pháp luật, có nghĩa là đội ngũ CBQL hiểu biết và vận dụng đúng đắn luật pháp, chính sách, quy chế giáo dục và điều lệ trường học vào quản lý các mặt hoạt động của trường tiểu học; đồng thời là hạt nhân tạo động lực cho bộ máy tổ chức và đội ngũ CBGV trường tiểu học thực hiện các hoạt động giáo dục, trong đó tập trung vào điều hành đội ngũ thực hiện nhiệm vụ dạy học có hiệu quả hơn. Để đảm đương được vai trò này, CBQL trường tiểu học cần có phẩm chất và năng lực về tổ chức và điều hành đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh; năng lực chuyên môn có nghĩa là am hiểu và vận dụng thành thạo các tri thức về tổ chức nhân sự, giáo dục học, tâm lý học, xã hội học và các tri thức phổ thông để quản lý các hoạt động giáo dục và dạy học của trường tiểu học.
Tác nhân thiết lập và phát huy tác dụng của môi trường giáo dục (mối quan hệ giữa trường tiểu học, gia đình và xã hội; nói rộng hơn là thực hiện hiệu quả chính sách xã hội hoá giáo dục). Để đảm đương được vai trò này CBQL trường tiểu học cần phải có phẩm chất và năng lực giao tiếp để vận động cộng đồng xã hội tham gia xây dựng và quản lý trường tiểu học.Nhân tố thiết lập và vận hành hệ thống thông tin và truyền thông giáo dục trong trường tiểu học. Để đảm đương được vai trò này, CBQL trường tiểu học phải có phẩm chất và năng lực về kỹ thuật quản lý và khai thác mạng Internet
để phục vụ cho mọi hoạt động của trường tiểu học. Từ vị trí, vai trò của giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng, đòi hỏi CBQL phải có những quan điểm định hướng mới trong xây dựng quy hoạch phát triển, xác định mục tiêu, đổi mới nội dung, phương pháp, kế hoạch giảng dạy, học tập, cách thức kiểm tra, đánh giá, tăng cường cơ sở vật chất trường học theo quy hoạch phát triển KT-XH của từng địa phương. Ngày nay, trong xu thế phát triển của thời đại, đất nước đang vào thời kì đổi mới và phát triển toàn diện, thời kì CNH, HĐH đất nước. Giáo dục tiểu học phải thể hiện rõ vị trí “cơ sở” để nối tiếp, phát huy những thành tựu của giáo dục tiểu học liên kết với giáo dục trung học để góp phần hình thành bậc thang học mới có chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước và hội nhập giáo dục thế giới.