Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 39 - 40)

9. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Những yếu tố đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục ở tiểu học

Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục hiện nay ở các trường tiểu học dẫn tới việc thay đổi cơ bản các hoạt động của nhà trường. Đặt ra yêu cầu cấp bách cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học phải tự học, tự bồi dưỡng và đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ về chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà trường, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công tác.

1.5.1.2.Những yếu tố về cơ chế quản lý phân cấp và tự chủ của nhà trường

Với việc thực hiện phân cấp quản lý và đề cao vai trò tự chủ của nhà trường, cán bộ, giáo viên phải có quyền hạn cao hơn trong việc lựa chọn người CBQL của mình, đồng thời đòi hỏi người CBQL phải có trách nhiệm lớn hơn đối với công việc quản lý nhà trường. Yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo dức nghề nghiệp, năng lực quản lý nhà trường cũng cao hơn nhất là năng lực dự báo, năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, năng lực quản lý nhà trường, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên. Điều đó có tác dụng rất lớn đến công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường học, làm thay đổi nhận thức, cách làm đã tồn tại nhiều năm trước đây về tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng CBQL các trường học.

1.5.1.3. Nhóm yếu tố về chính sách phát triển kinh tế và xã hội của địa phương trong từng giai đoạn

Chính sách phát triển KT-XH địa phương có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Vì vậy chính sách phát triển KT-XH địa phương cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xây dựng phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học. Cụ thể là tác động đến tất cả khâu trong công tác tổ chức cán bộ như quy hoạch phát triển đội ngũ; bố trí, sử dụng đội ngũ; đánh giá, xếp loại đội ngũ; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách; tạo điều kiện thuận lợi phát triển đội ngữ.

1.5.1.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí trường tiểu học

Chất lượng của đội ngũ CBQL trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có các yếu tố chủ yếu sau:

- Yếu tố đào tạo nâng cao trình độ (đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ) tại các cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo đội ngũ CBQL trường tiểu học;

- Yếu tố bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học theo các hình thức bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chuyên đề tại các cơ sở giáo dục có chức năng bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học để họ đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.

Từ những yếu tố nêu trên để có được đội ngũ CBQL trường tiểu học có chuyện môn, nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng theo tiêu chuẩn, thì trước hết năng lực đào tạo và bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục nêu trên phải thể hiện rõ về chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo về đội ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo... Cho nên, có thể nói công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phát triển đội ngũ CBQL các trường phổ thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)