MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 108)

9. Cấu trúc luận văn

3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT

3.3.1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp

Để thực hiện phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang cần phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp. Trong khuôn khổ của luận văn này tác giả trình bày bảy biện pháp cơ bản nhằm góp phần phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học của huyện. Tất cả các nhóm biện pháp đều thống nhất biện chứng với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; nhóm biện pháp này là cơ sở, tiền đề cho nhóm biện pháp kia. Nhóm các biện pháp này lấy nhóm các biện pháp kia làm tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình. Vì vậy, khi vận dụng các biện pháp trên cần phải biết dựa vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng địa phương, của từng trường hợp cho phù hợp với thực tế, đem lại hiệu quả thiết thực.

Sơ đồ 3.1.Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng

Ghi chú: BP1, BP2, BP3, BP4, BP5, BP6, BP7 lần lượt là các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng được thể hiện trong luận văn.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL sẽ làm cơ để thực hiện phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng cần phải phấn đấu hoàn thiện qui mô trường lớp, phải đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý đối với đội ngũ CBQL trường tiểu học và cần xây dựng được các tiêu chuẩn cụ thể về phẩm chất, trình độ chuyên môn, năng lực của CBQL, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; cần phải thực hiện tốt các chế độ chính sách của Nhà nước và có chính sách đãi ngộ đối với CBQL giáo dục, CBQL trường học để họ yên tâm công tác và tạo động lực để CBQL phát huy hết khả năng của mình, năng động, sáng tạo trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Như vậy, các biện pháp trên đều có tác động hỗ trợ qua lại trong mối quan hệ chặt chẽ và cộng lực tạo điều kiện cho công tác qui hoạch xây dựng đội ngũ CBQL thuận lợi đảm bảo chất lượng, hiệu quả và khả thi.

BP6

Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng

BP7

BP1

BP2

BP5 BP4

3.3.2. Phát huy nội lực và khai thác ngoại lực để thực hiện các biện pháp

3.3.2.1. Các yếu tố nội lực của cán bộ quản lý

Để các giải pháp nêu trên phát huy được hiệu lực nhằm đạt hiệu quả trong việc phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng, cần phải coi trọng các yếu tố bên trong, là yếu tố bản thân của CBQL. Mỗi CBQL phải tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để dần hoàn thiện mình, tự đánh giá đúng về năng lực cho bản thân, làm sao để việc rèn luyện, bồi dưỡng, ý thức tự hoàn thiện bản thân phải trở thành ý thức và mục đích tự thân của mỗi CBQL và của cả đội ngũ CBQL trường tiểu học.

3.3.2.2. Các yếu tố ngoại lực tác động khi thực hiện các biện pháp

Bên cạnh những yếu tố mang ý nghĩa chủ quan (nội lực) nêu trên, để các giải pháp quản lý đã nêu được thực hiện đồng bộ, có tính khả thi cao cần phải khai thác các điều kiện khách quan (ngoại lực). Đó là sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Giồng Riềng; sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở GD&ĐT; sự giám sát, chỉ đạo, kiểm tra, uốn nắn của Đảng ủy, Chính quyền, của Chi bộ Phòng GD&ĐT; sự quản lý hướng dẫn, tổ chức thực hiện các giải pháp của phòng Nội vụ và sự phối hợp của các ban ngành huyện Giồng Riềng và của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các xã, thị trấn của huyện. Trong đó phòng GD&ĐT đóng vai trò trụ cột, tích cực chủ động phối hợp và tham mưu để thực hiện các giải pháp.

3.4. KHẢO NGHIỆM VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính hợp lý là nhằm kiểm tra các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng nêu ra có phù hợp với tình hình thực tế và có giải quyết được những vấn đề tồn tại thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài này hay không.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Tiến hành thăm dò 180 ý kiến gồm lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ, CBQL và đại diện giáo viên cốt cán các trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng.

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm nhận thức và đánh giá của các khách thể về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp thông qua nội dung trả lời các phiếu câu hỏi.

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm

Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các giải pháp đề xuất; phát phiếu khảo sát (mẫu số 3), thông qua phiếu khảo sát gửi đến 180 người liên quan, sau đó thu thập và xử lý kết quả tính toán trên excel.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Thông qua kết quả khảo nghiệm để đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay.

3.4.5.1. Tính cấp thiết

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng

Mức độ TT Các biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng. 136 (75,6%) 44 (24,4%) 2

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng.

82 (45,6%)

98 (54,4%)

3

Đổi mới quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng.

102 (56,7%)

78 (43,3%)

4

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng. 70 (38,9%) 106 (58,9%) 4 (2,2%) 5

Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng.

76 (42,2%) 98 (54,4%) 6 (3,3%) 6

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng. 68 (37,8%) 104 (57,8%) 8 (4,4%) 7

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng. 62 (34,4%) 116 (64,4%) 2 (1,1%) Tổng 596 (47,3%) 644 (51,1%) 20 (1,5%)

Kết quả khảo nghiệm được tổng hợp tại bảng số 3.1 cho thấy tất cả các biện pháp được đa số các chuyên gia, các nhóm đối tượng được khảo sát đánh giá cao tính cần thiết sử dụng trong luận văn này. Tỷ lệ chung cho tất cả các biện pháp được các chuyên gia đánh giá mức độ cần thiết và rất cần thiết là 98,4%, không có giải pháp nào mà các chuyên giá đánh không cần thiết và đánh giá ít cần thiết cũng chỉ có 1,5%. Như vậy, các chuyên gia đều khẳng định bảy biện pháp đã được đề xuất trong luận văn có tính hợp lý và cần thiết cao.

3.4.5.2. Tính khả thi

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng

Mức độ T T Các biện pháp Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng.

106 (58,8%)

74 (41,2%)

2

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng.

82 (45,5%)

98 (54,5%)

3

Đổi mới quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng.

96 (53,3%)

84 (46,6%)

4

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng.

60 (33,3%) 116 (64,4%) 4 (2,2%) 5

Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng.

62 (34,4%) 114 (63,3%) 4 (2,2%) 6

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng.

58 (32,2%) 116 (64,4%) 6 (3,3%) 7

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng.

72 (40%) 104 (57,7%) 4 (2,2%) Tổng 536 (42,5%) 706 (56,1%) 18 (1,4%)

Kết quả tổng hợp ý kiến khảo sát trong bảng số 3.2 cho thấy cả bảy biện pháp quản lý đều có tính khả thi cao. Các biện pháp 4,5,6,7 có tỷ lệ đánh giá ít khả thi thấp hơn cả nhưng cũng chỉ ở mức 3,3%. Tổng hợp chung bảy biện pháp, tính khả thi được các chuyên gia đánh giá là 98,6%. Phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới là đòi hỏi cấp thiết hiện nay, nhằm phát triển giáo dục toàn diện ở địa phương. Những biện pháp mà đề tài đưa ra được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương. Việc thực hiện các biện pháp phải được tiến hành đồng bộ, thường xuyên, liên tục với sự tham gia của các cơ quan quản lí nhà nước, của toàn xã hội thì kết quả sẽ rất tốt.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL, thực trạng đội ngũ CBQL, căn cứ định hướng phát triển kinh tế xã hội, phát triển GD&ĐT của huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Tác giả đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay. Để đội ngũ CBQL có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý giỏi, khả năng làm việc có hiệu quả thì cần phải thực hiện đồng bộ 7 giải pháp đã được trình bày tại chương 3. Các biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau. Trong quá trình thực hiện để mang lại hiệu quả cao, chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp trên và áp dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo theo từng điều kiện cụ thể. Đồng thời, các biện pháp này có thể vận dụng không những trong huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, mà còn có thể vận dụng ở các đơn vị có điều kiện về KT-XH, về GD&ĐT tương đồng với huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Phát triển GD&ĐT được xây dựng trên cơ sở quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và được đặt trong mối quan hệ tổng thể với các vấn đề có liên quan. Quy hoạch phát triển GD&ĐT là một bộ phận của phát triển KT-XH của đất nước và của từng địa phương; là bước cụ thể hóa chiến lược phát triển giáo dục, là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển GD&ĐT. Nó là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc ra quyết định quản lý và hoạch định các chính sách phát triển GD&ĐT. Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Tác giả luận văn xin rút ra một số kết luận và kiến nghị sau:

Giáo dục tiểu học được coi là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững giúp cho học sinh học lên các cấp học cao hơn. Việc phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học có vai trò, ý nghĩa to lớn, quyết định đến chất lượng giáo dục tiểu học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Từ thực tiễn giáo dục tiểu học ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Gaing cho thấy thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học của huyện trong những năm qua đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay thì vấn đề quản lý nhà trường nói chung, quản lý trường tiểu học nói riêng còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh, thay đổi, nhất là phát triển về năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức xã hội, trình độ ngoại ngữ, trình độ công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và hội nhập xu thế nền công nghiệp 4.0.

Để khắc phục những tồn tại đã nêu trong luận văn, cần thiết phải có những biện pháp cụ thể nhằm phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà. Với những vấn đề trên, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Các biện pháp đưa ra bước đầu lấy ý kiến đánh giá của những chuyên gia, những người liên quan, với đa số

ý kiến cho rằng cần thiết và khả thi trong điền kiện cụ thể của huyện Giồng Riềng. Mỗi biện pháp đã nêu trong luận văn có một vị trí, chức năng khác nhau, song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau. Để các biện pháp đó được thực thi và có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của bản thân người CBQL ở các trường tiểu học trong địa bàn huyện Giồng Riềng.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Đảng và Nhà nước

Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới chính sách tiền lương và các chế độ chính sách xã hội khác theo hướng đảm bảo công bằng, quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, đảm bảo ý nghĩa về nhiều mặt cả vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội và nhân đạo nhằm tạo ra sự hài hoà, cân đối trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như sự phát triển toàn diện nhân cách của đội ngũ CBQL giáo dục.

2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường hơn nữa kinh phí đầu tư cơ sở vật chất nhà trường thông qua các chương trình, dự án như: chương trình kiên cố hóa trường học, xây dựng nông thôn mới... ; tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại.

- Cải tiến, đổi mới nội dung chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBQL; thể chế hoá nhiệm vụ, quyền lợi trong đào tạo, bồi dưỡng.

- Có cơ chế đầu tư, khuyến khích CBQL ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành hoạt động nhà trường.

2.3. Đối với Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang

- Điều chỉnh chính sách hỗ trợ giáo viên, cán bộ QLGD được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ trong và ngoài tỉnh.

- Chỉ đạo các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt "quy hoạch mạng lưới trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.

- Chỉ đạo các huyện, thành phố làm tốt công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL gắn liền với quy hoạch, quy mô GD&ĐT của huyện.

- Ban hành hướng dẫn bổ nhiệm CBQL trường tiểu học cho phù hợp với các văn bản hiện hành của Nhà nước và phù hợp với thực tiễn địa phương.

- Có chính sách khuyến khích thoả đáng đối với CBQL trường tiểu học.

- Chủ trương bổ sung biên chế đủ theo định mức quy định, nhất là các môn năng khiếu, tiếng Anh, Tin học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)