Nội dung và yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 34 - 39)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Nội dung và yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học

1.4.2.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ là một trong những hoạt động quản lý của người quản lý. Nó có tác dụng làm cho cơ quan quản lý hoặc người quản lý biết được về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới,… của từng CBQL và cả đội ngũ CBQL; đồng thời xây dựng được các kế hoạch phát triển đội ngũ, nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng (phẩm chất và năng lực) cho từng CBQL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quan trọng hơn là kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục nói chung và trong các trường tiểu học nói riêng.

a. Cơ cấu

Thể hiện độ tuổi, giới tính, dân tộc, chuyên môn, thâm niên quản lý, vùng miền,... mục tiêu của phát triển cơ cấu đội ngũ CBQL là tạo ra sự hợp lý tập trung vào các mặt chủ yếu sau:

Độ tuổi và thâm niên: hài hòa về độ tuổi và thâm niên nhằm vừa phát huy được sức trẻ vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác. Cụ thể: bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi đối với cả nam và nữ (theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003).

Giới: Phát huy được các ưu thế của nữ trong quản lý để phù hợp với đặc điểm của ngành giáo dục, có nhiều nữ.

Dân tộc: phát huy được yếu tố người dân tộc trong quản lý để phù hợp địa bàn có dân tộc khơmer.

Chuyên môn được đào tạo: Có trình dộ chuyên môn đạt chuẩn; đồng thời đảm bảo chuẩn hóa và trên chuẩn. Cụ thể: phải có trình độ trung học sư phạm trở lên và hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, ngoài ra người CBQL phải có trình độ lí luận chính trị, quản lí nhà nước, tin học, ngoại ngữ.

b. Số lượng

Quy mô thể hiện bằng số lượng, mục tiêu phát triển của CBQL về quy mô là đảm bảo số lượng cán bộ quản lý theo định biên của Nhà nước. Hạng trường được quy định theo cơ cấu vùng, miền và theo số lớp học mỗi trường của mỗi vùng miền. Quy định hạng trường giúp cho việc thực hiện chế độ phụ cấp của Nhà nước đối với CBQL nói chung, CBQL trường tiểu học nói riêng được công bằng hơn. Hạng trường của cấp tiểu học được quy định như bảng 1.1.

Bảng 1.1. Quy định cấp phó trường tiểu học [5, tr.4]

Số lượng cấp phó Số lượng cấp phó TT Trường tiểu học thuộc

vùng, miền Tiêu chuẩn Số lượng Tiêu chuẩn Số lượng 1 Trung du, đồng bằng, thành phố Từ 28 lớp trở lên 02 Từ 28 lớp trở xuống 01

2 Miền núi, vùng sâu, hải đảo Từ 19 lớp trở lên 02 Từ 19 lớp trở xuống 01

3 Trường có 5 điểm trường

ngoài điểm trường chính 02

c. Chất lượng

Theo khái niệm triết học, chất lượng là cái tạo nên phẩm chất giá trị của con người, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của con người và sự vật, đồng thời phân biệt nó với con người và sự vật khác. Như vậy, từng CBQL có chất lượng của cá nhân họ như những điểm mạnh của bản thân. Đồng thời các CBQL trong một cấp học qua hoạt động quản lý sẽ thể hiện chất lượng của cả CBQL [30, tr.8].

Theo quan điểm của các nhà giáo dục học Việt Nam, chất lượng là một chủ thể có trình độ phát triển về phẩm chất, năng lực. Cụ thể hơn, chất lượng từng CBQL thể hiện bởi trình độ, phẩm chất, năng lực của bản thân họ thông qua các hoạt động quản lý. Chất lượng là mục tiêu của hoạt động trong đó có giáo dục, nó có yếu tố cạnh tranh trong đời sống, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, chất lượng thay đổi theo thời gian, lịch sử, trình độ xã hội. Nó có tính chất chủ quan do con người mong muốn đề ra và có tính chất khách quan, vì nó là phẩm chất do sản phẩm đề ra với đặc tính khách quan, chất lượng được thể hiện ra ngoài qua các thuộc tính của sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự thay đổi chất lượng kèm theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao gồm gắn liền với tính qui định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của số lượng và chất lượng.

Như vậy, nói đến quản lý đội ngũ CBQL là nói đến công tác quy hoạch phát triển đội ngũ và nói đến một công việc rất quan trọng trong việc phát triển đội ngũ CBQL. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ được xem là một lĩnh vực hoạt động quản lý và cũng là một lĩnh vực cần đề xuất giải pháp quản lý.

1.4.2.2. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ quản lý a. Tuyển chọn, bổ nhiệm

Tuyển chọn, bổ nhiệm chính xác các CBQL có đủ phẩm chất và năng lực cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức nói chung và thực chất là tạo điều kiện tiên quyết cho tổ chức đó đạt đến mục tiêu nhất định. Mặt khác, những tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL là những yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL.

Quá trình tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển dụng. Cơ sở của tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theo bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Quá trình tuyển chọn phải đáp ứng được các yêu cầu dưới đây:

Một là, tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch, quy hoạch đội ngũ CBQL.

Hai là, tuyển chọn được những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho công việc để đạt tới năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt.

Ba là, tuyển chọn những người có kỷ luật, trung thực, gắn bó với sự nghiệp.

b. Miễn nhiệm

Miễn nhiệm CBQL thực chất là làm cho đội ngũ CBQL luôn luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn của đội ngũ, không để cho đội ngũ CBQL có những thành viên không đủ yêu cầu, không tiến bộ và có biểu hiện vi phạm.

c. Luân chuyển

Luân chuyển (có thể hiểu là bao hàm cả điều động) CBQL có tác dụng làm cho đội ngũ được thử thách và rèn luyện trong một môi trường làm việc mới; đồng thời tạo điều kiện thỏa mãn các yêu cầu của CBQL.

Qua phân tích trên cho thấy, các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ nói chung là các hoạt động trong lĩnh vực quản lý cán bộ. Như vậy không thể thiếu được việc đánh giá thực trạng hoạt động của lĩnh vực này; đồng thời không thể thiếu được những giải pháp quản lý khả thi đối với các lĩnh vực đó.

1.4.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễn quản lý; trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ CBQL. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL để họ có đủ các điều kiện mang tính tự thân trong việc hoàn thành nhiệm vụ với chức năng và quyền hạn của họ.

Quản lý đội ngũ được xem là một trong những lĩnh vực quản lý của các tổ chức và của mọi CBQL đối với một tổ chức. Như vậy, để phát triển đội ngũ CBQL thì không thể thiếu được hoạt động đào tạo và bồi dưỡng CBQL; đồng thời cần phải có những giải pháp quản lý mang tính khả thi về lĩnh vực này.

1.4.2.4. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý

Kết quả một hoạt động nào đó của con người nói chung và chất lượng một số hoạt động của con người nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL còn chứa đựng trong đó những vấn đề mang tính đầu tư cho nhân lực theo dạng tương tự như “tái sản xuất” trong quản lý kinh tế. Chính từ vấn đề có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ mà chất lượng đội ngũ CBQL được bổ nhiệm ngày càng được nâng lên. Nhìn chung, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nói chung và đối với CBQL nói riêng là một trong những hoạt động quản lý cán bộ, công chức của cơ quan quản lý và của người quản lý đối với một tổ chức.

Như vậy để phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường tiểu học nói riêng cần phải có những giải pháp về lĩnh vực này.

1.4.2.5. Kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL là một trong những công việc không thể thiếu trong công tác quản lý cán bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL không những để biết thực trạng mọi mặt của đội ngũ CBQL, mà qua đó còn nhận biết được các dự báo về tình hình đội ngũ CBQL thực tại cũng như việc vạch ra những kế hoạch khả thi trong việc phát triển đội

ngũ CBQL. Mặt khác, kết quả đánh giá CBQL chính xác là cơ sở cho mỗi cá nhân có sự tự điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng với tiêu chuẩn đội ngũ CBQL. Nói như vậy, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL có liên quan mật thiết đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CBQL không thể không nhận biết chính xác về chất lượng đội ngũ thông qua đánh giá đội ngũ CBQL, để từ đó thiết lập các giải pháp quản lý khả thi về lĩnh vực này.

1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)