Hoạt động dạy học ở đại họ c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các học phần phương pháp dạy học môn toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành giáo dục tiểu học (Trang 26)

8. Nội dung nghiên cứu

1.1. Hoạt động dạy học ở đại họ c

1.1.1. Khái niệm hoạt động

Theo quan điểm Triết học, chú trọng vai trò của chủ thể hoạt động, xem hoạt động là quá trình trong đó có sự tác động của chủ thể vào khách thểđể tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Hoạt động là một phương thức giúp con người tồn tại và phát triển.

Theo quan điểm Tâm lý học, A. N. Leonchev cho rằng hoạt động là một tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể. Quan điểm này chú trọng đến vai trò của chủ thể hoạt động. Chủ thể (con người) chủđộng tổ chức, điều khiển các hoạt động (hành vi, tinh thần, trí tuệ, v.v.) tác động vào đối tượng (sự vật, tri thức, v.v.).[54]

Từ các quan điểm trên, chúng ta có thể rút ra kết luận sau:

- Chủ thể và khách thể là hai thành phần cơ bản trong hoạt động, chúng tương tác lẫn nhau trong sự vận động và phát triển. Hay nói khác hơn, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong hoạt động là mối quan hệ biện chứng.

- Sản phẩm của hoạt động được tạo ra từ sự tác động của chủ thể và đối tượng. Chủ thể tác động vào đối tượng nhằm chiếm lĩnh đối tượng, biến đổi đối tượng theo mục đích của hoạt động để biến đối tượng thành sản phẩm thỏa mãn các nhu cầu của bản thân và ngược lại, trước, trong và sau quá trình hoạt động chủ thể cũng dần vận động và phát triển các thành tố trong cấu trúc tâm lí, ý thức và nhân cách của bản thân chủ thể.

Như vậy, chúng ta có thể nói rằng, tâm lí, ý thức và nhân cách của con người được hình thành và phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động.

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động

- Tính chủ thể: Chủ thể của hoạt động – tức là người thực hiện các hành động – làm việc theo kế hoạch, ý đồ nhất định. Trong quá trình hoạt động, con người biết cách tổ chức các hành động tạo thành hệ thống (tổ hợp), lựa chọn, điều khiển linh hoạt các hoạt động phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, tình huống.

- Tính đối tượng: Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng của nó. Đối tượng của hoạt động là sự vật, tri thức, v.v. Con người thông qua hoạt động để tạo tác, chiếm lĩnh, sử dụng nó (đối tượng) nhằm thỏa mãn nhu cầu.

- Tính mục đích: Hoạt động có tính mục đích. Đây là nét đặc trưng thể hiện trình độ, năng lực của con người trong việc chiếm lĩnh đối tượng. Con người sử dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm, phương tiện để phát hiện, khám phá đối tượng chuyển thành ý thức, năng lực của chính mình (chủ thể hóa khách thể). Tính mục đích định hướng cho chủ thể họat động, hướng tới chiếm lĩnh đối tượng.

1.1.3. Hoạt động dạy học ở bậc đại học 1.1.3.1. Khái niệm hoạt động dạy học 1.1.3.1. Khái niệm hoạt động dạy học

Tiếp cận theo quan điểm hoạt động, hoạt động dạy học là quá trình trong đó với vai trò chủ đạo của người dạy định hướng, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động nhận thức của người học, trong quá trình ấy, người học chủđộng, tích cực, tự lực và điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra. Như vậy, trong hoạt động dạy học có sự tương tác biện chứng giữa người dạy và người học. Đối tượng của người dạy là nhân cách của người học, còn đối tượng của người học là vốn kinh nghiệm của nhân loại, có ở tri thức của người dạy cung cấp, trong tài liệu, …

Cả hoạt động dạy và hoạt động học đều hướng vào mục đích là tạo điều kiện một cách phù hợp nhất để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của người học trên cơ sở thỏa mãn các yêu cầu của mục đích dạy học, các đòi hỏi của xã hội.

Theo quan điểm trên, quá trình dạy ở đại học là quá trình thống nhất, biện chứng giữa hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của SV. Theo [44], quá

trình dạy ở đại học về bản chất là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất nghiên cứu của SV được tiến hành dưới vai trò tổ chức, điều khiển của giảng viên nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học ởđại học.

1.1.3.2. Các thành phần của hoạt động dạy ởđại học

Một hoạt động dạy học ởđại học gồm 6 thành tố và có mối quan hệ lẫn nhau : - Chủ thể hoạt động: giảng viên và SV có đóng vai trò là chủ thể của hoạt động dạy học, nhưng có hai chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Giảng viên có chức năng, nhiệm vụ tổ chức và điều kiển. SV có chức năng, nhiệm vụ tự giác, tích cực thực hiện chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng.

- Đối tượng hoạt động: Đối tượng của hoạt động dạy học ởđại học là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo (các sự kiện, tình huống, phương pháp, cách thức, …)

- Mục đích hoạt động: Mục đích của hoạt động dạy học hướng tới chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Động cơ hoạt động: Mỗi hoạt động dạy học được thúc đẩy bởi động cơ nhất định. Động cơ là một tâm lí quan trọng của giảng viên và SV. Để có động cơ thì phải có một hệ thống các hành động. Mỗi một hành động nhằm đạt được một mục đích nhất định. Động cơ thúc đẩy hành động, hành động nhằm đạt được mục đích. Như vậy động cơ là thành tố quan trọng để thực hiện hoạt động dạy học hiệu quả.

- Điều kiện, phương tiện hoạt động: Mục đích hành động thực hiện được là nhờ thực hiện thao tác. Ngược lại, các thao tác được quyết định bởi các công cụ, điều kiện bên ngoài.

- Kết quả hoạt động: Kết quả của hoạt động dạy học phụ thuộc vào các thành tố trên (chủ thể, đối tượng, mục đích, động cơ, điều kiện và phương tiện hoạt động).

1.1.4. Vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển năng lực cho sinh viên sinh viên

NL có thể và chỉ có thể được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động và bằng hoạt động. Đó là căn cứ lí luận cho cách dạy học tập trung vào NL. Cho nên dạy học theo cách này không thể bỏ qua mắt xích hoạt động. [50, tr 78] Chẳng hạn:

- Phát triển NL thiết kế KHBH có thể và chỉ có thể thực hiện thông qua những hoạt động thành phần của thiết kế KHBH của chính người học;

- Phát triển NL phát hiện và giải quyết vấn đề có thể và chỉ có thể được thực hiện thông qua những hoạt động phát hiện và giải quyết vấn đề của người học.

Cũng theo [50, tr 79], dạy học tập trung vào phát triển NL theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 vềđổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, một con đường, là đảm bảo cho người học được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tích cực, tự giác và sáng tạo. Như vậy dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động có thể xem là chìa khóa để thực hiện dạy học tập trung vào phát triển NL.

1.1.5. Dạy học các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học với sự phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên

Theo [44], quá trình dạy học ởđại học về bản chất là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất nghiên cứu của SV được tiến hành dưới vai trò tổ chức, điều khiển của giảng viên nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học ởđại học.

Học ở đại học là quá trình nhận thức ở mức cao về kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp. Do vậy hoạt động học của SV không những lĩnh hội tri thức, mà SV cần phải hiểu rằng học ở đại học là học nghề, nên SV cần phát huy: Khả năng tìm tòi, khám phá; Khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Khả năng lập luận và phản biện; Khả năng tự đánh giá. NL có thể và chỉ có thể được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động và bằng hoạt động.

Dạy học ở đại học không chỉđơn thuần cung cấp cho SV kiến thức, kĩ năng mà hướng đến chuẩn bị cho SV những NLNN cần thiết. Giảng viên có vai trò tổ chức, điều khiển hoạt động học, đảm bảo cho SV thực hiện được hoạt động nghề nghiệp trong quá trình học tập môn học. Vì vậy, dạy học ởđại học nói chung, dạy học các học phần chuyên nghiệp cho SV sư phạm nói riêng cần thiết lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển NLNN của SV, cần chú ý đến một sốđặc điểm như:

- Tăng cường hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp của SV trong quá trình học, vận dụng lí luận và các tình huống thực tiễn. Hơn nữa khuyến khích vận dụng linh hoạt và sáng tạo;

- Tăng cường giờ thực hành nghề nghiệp trong môn học, kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và thực tiễn.

- Tăng cường hoạt động tự học, tự nghiên cứu;

1.2. Năng lực và năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học 1.2.1. Năng lực 1.2.1. Năng lực

NL (competence) là một khái niệm khá trừu tượng của Tâm lý học, có nhiều cách phát biểu khác nhau dựa vào dấu hiệu khác nhau, quan điểm khác nhau.

Theo OEDC (Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế Thế giới) cho rằng: “NL là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” [110, tr.12]

Theo Denyse Tremblay, nhà tâm lý học người Pháp xem: “NL là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” [120, tr. 12]

Theo DeseCo xem: “NL là sự kết hợp của tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một các nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ” [95]

Phù hợp với ý kiến trên là quan điểm của F. E. Weinert (1998) cho rằng: “NL là tổng hợp các kĩ năng, kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội … và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [99, tr. 12]

Một số tác giả trong nước như: Nguyễn Công Khanh (2014) và các tác giả cũng xem: “NL là khả năng làm chủ và vận dụng đồng bộ các kiến thức, kĩ năng và thái độ đã có để thực hiện thành công hay giải quyết một vấn đề nào đó một cách hiệu quả”.[49]

Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2017 cho rằng: “NL là sự huy động các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú,

niềm tin, ý chí … để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định” [19]. Điều này có thể thấy qua các nhận định về NL của Quécbec-Ministere de l’Education và Denyse Tremblay.

Theo quan điểm tâm lí học có tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn, Đặng Thành Hưng (2012), xem: “NL là thuộc tính tâm lí cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, trong điều kiện cụ thể”. Tác giả Phạm Minh Hạc (1997), Vũ Dũng (2000), các tác giả quan niệm rằng: “NL là tổ hợp tâm lí của một người, được vận hành với mục đích thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định”.

Phân tích các quan điểm khác nhau về NL của các tác giả, chúng tôi nhận thấy rằng xét về bản chất một người có NL về lĩnh vực nào đó cần có đủ các yếu tố: Thứ nhất, có kiến thức hay hiểu biết hệ thống / chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động đó; Thứ hai, cách tiến hành thực hiện hoạt động có hiệu quả; Thứ ba, thể hiện tính bền vững. Trong nghiên cứu này, theo quan điểm của chúng tôi NL là sự kết hợp các kiến thức, kĩ năng và thuộc tính khác của cá nhân để thực hiện có hiệu quả một hoạt động (hay hành động) nào đó trong điều kiện nhất định.

1.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của các cơ sở giáo dục phổ thông

Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông của các cơ sở giáo dục có hai giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1: Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông, xây dựng theo các cấp học gồm: Chuẩn nghề nghiệp GV trung học (GV trung học cơ sở và GV trung học phổ thông) và chuẩn nghề nghiệp GVTH.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009, xây dựng trên cơ sở kết hợp mô hình cấu trúc nhân cách với mô hình hoạt động nghề nghiệp, theo cấu trúc 4 tầng: tiêu chuẩn, tiêu chí, mức và nguồn minh chứng, chuẩn GV trung học gồm có 6 tiêu chuẩn NL: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người GV; Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị xã hội; Năng lực phát triển nghề nghiệp. Trong 6 tiêu chuẩn có 25 tiêu chí xác định yêu cầu và mức độ cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.

Chuẩn nghề nghiệp GVTH được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 04 tháng 5 năm 2007, cũng có cấu trúc

tương tự như chuẩn nghề nghiệp GV trung học, cũng bao gồm các lĩnh vực về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm. Trong đó, mỗi lĩnh vực có 05 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 04 tiêu chí, toàn bộ chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học có tất cả 60 tiêu chí mà GVTH cần phải đạt được.

Giai đoạn 2: Đến năm 2018, Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông được cấu trúc lại, gọi là Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018, cũng được xây dựng theo cấu trúc tương tự như chuẩn nghề nghiệp GVTH và GV trung học. Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông xây dựng gồm có 5 tiêu chuẩn, có 15 TC, mỗi TC có 3 mức: mức đạt, mức khá, mức tốt, chỉ cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, NL. Cấp độ của các mức tăng dần, mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu của mức thấp hơn liền kề. Cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông được mô tả theo sơđồ 1.1.

Như vậy, nội dung của Chuẩn là hệ thống các phẩm chất, NL chuyên môn, nghiệp vụ của người GV để thực nhiệm vụ dạy học và giáo dục HS trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Trong phạm vi nghiên cứu, dạy học theo định hướng phát triển NLNN cho SV qua môn học, nên chúng tôi tập trung nghiên cứu ở NL chuyên môn, nghiệp vụ. Vì thế chúng tôi trình bày chi tiết nội dung của tiêu chuẩn 2 để thấy các mức độđược quy định cụ thể trong tiêu chuẩn này:

Sơđồ 1.1. Sơđồ cấu trúc của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo TC 1: Đạo đức nhà giáo TC 2: Phong cách nhà giáo Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

TC 3: Phát triển chuyên môn bản thân

TC 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS

TC 5: Sử dụng PPDH và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS

TC 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS

TC 7: Tư vấn và hỗ trợ HS Tiêu chuẩn 3:

Xây dựng môi trường giáo dục

TC 8: Xây dựng văn hóa nhà trường

TC 9: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường TC 10: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các học phần phương pháp dạy học môn toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành giáo dục tiểu học (Trang 26)