Năng lực vàn ăng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các học phần phương pháp dạy học môn toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành giáo dục tiểu học (Trang 30)

8. Nội dung nghiên cứu

1.2. Năng lực vàn ăng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

1.2.1. Năng lực

NL (competence) là một khái niệm khá trừu tượng của Tâm lý học, có nhiều cách phát biểu khác nhau dựa vào dấu hiệu khác nhau, quan điểm khác nhau.

Theo OEDC (Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế Thế giới) cho rằng: “NL là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” [110, tr.12]

Theo Denyse Tremblay, nhà tâm lý học người Pháp xem: “NL là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” [120, tr. 12]

Theo DeseCo xem: “NL là sự kết hợp của tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một các nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ” [95]

Phù hợp với ý kiến trên là quan điểm của F. E. Weinert (1998) cho rằng: “NL là tổng hợp các kĩ năng, kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội … và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [99, tr. 12]

Một số tác giả trong nước như: Nguyễn Công Khanh (2014) và các tác giả cũng xem: “NL là khả năng làm chủ và vận dụng đồng bộ các kiến thức, kĩ năng và thái độ đã có để thực hiện thành công hay giải quyết một vấn đề nào đó một cách hiệu quả”.[49]

Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2017 cho rằng: “NL là sự huy động các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú,

niềm tin, ý chí … để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định” [19]. Điều này có thể thấy qua các nhận định về NL của Quécbec-Ministere de l’Education và Denyse Tremblay.

Theo quan điểm tâm lí học có tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn, Đặng Thành Hưng (2012), xem: “NL là thuộc tính tâm lí cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, trong điều kiện cụ thể”. Tác giả Phạm Minh Hạc (1997), Vũ Dũng (2000), các tác giả quan niệm rằng: “NL là tổ hợp tâm lí của một người, được vận hành với mục đích thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định”.

Phân tích các quan điểm khác nhau về NL của các tác giả, chúng tôi nhận thấy rằng xét về bản chất một người có NL về lĩnh vực nào đó cần có đủ các yếu tố: Thứ nhất, có kiến thức hay hiểu biết hệ thống / chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động đó; Thứ hai, cách tiến hành thực hiện hoạt động có hiệu quả; Thứ ba, thể hiện tính bền vững. Trong nghiên cứu này, theo quan điểm của chúng tôi NL là sự kết hợp các kiến thức, kĩ năng và thuộc tính khác của cá nhân để thực hiện có hiệu quả một hoạt động (hay hành động) nào đó trong điều kiện nhất định.

1.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của các cơ sở giáo dục phổ thông

Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông của các cơ sở giáo dục có hai giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1: Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông, xây dựng theo các cấp học gồm: Chuẩn nghề nghiệp GV trung học (GV trung học cơ sở và GV trung học phổ thông) và chuẩn nghề nghiệp GVTH.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009, xây dựng trên cơ sở kết hợp mô hình cấu trúc nhân cách với mô hình hoạt động nghề nghiệp, theo cấu trúc 4 tầng: tiêu chuẩn, tiêu chí, mức và nguồn minh chứng, chuẩn GV trung học gồm có 6 tiêu chuẩn NL: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người GV; Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị xã hội; Năng lực phát triển nghề nghiệp. Trong 6 tiêu chuẩn có 25 tiêu chí xác định yêu cầu và mức độ cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.

Chuẩn nghề nghiệp GVTH được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 04 tháng 5 năm 2007, cũng có cấu trúc

tương tự như chuẩn nghề nghiệp GV trung học, cũng bao gồm các lĩnh vực về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm. Trong đó, mỗi lĩnh vực có 05 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 04 tiêu chí, toàn bộ chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học có tất cả 60 tiêu chí mà GVTH cần phải đạt được.

Giai đoạn 2: Đến năm 2018, Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông được cấu trúc lại, gọi là Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018, cũng được xây dựng theo cấu trúc tương tự như chuẩn nghề nghiệp GVTH và GV trung học. Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông xây dựng gồm có 5 tiêu chuẩn, có 15 TC, mỗi TC có 3 mức: mức đạt, mức khá, mức tốt, chỉ cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, NL. Cấp độ của các mức tăng dần, mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu của mức thấp hơn liền kề. Cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông được mô tả theo sơđồ 1.1.

Như vậy, nội dung của Chuẩn là hệ thống các phẩm chất, NL chuyên môn, nghiệp vụ của người GV để thực nhiệm vụ dạy học và giáo dục HS trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Trong phạm vi nghiên cứu, dạy học theo định hướng phát triển NLNN cho SV qua môn học, nên chúng tôi tập trung nghiên cứu ở NL chuyên môn, nghiệp vụ. Vì thế chúng tôi trình bày chi tiết nội dung của tiêu chuẩn 2 để thấy các mức độđược quy định cụ thể trong tiêu chuẩn này:

Sơđồ 1.1. Sơđồ cấu trúc của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo TC 1: Đạo đức nhà giáo TC 2: Phong cách nhà giáo Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

TC 3: Phát triển chuyên môn bản thân

TC 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS

TC 5: Sử dụng PPDH và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS

TC 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS

TC 7: Tư vấn và hỗ trợ HS Tiêu chuẩn 3:

Xây dựng môi trường giáo dục

TC 8: Xây dựng văn hóa nhà trường

TC 9: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường TC 10: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội TC 11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ

hoặc người giám hộ của HS và các bên liên quan TC 12: Phối hợp với nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho HS TC 13: Phối hợp với nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho HS Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ

thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục

TC 14: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc

TC 15: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ[11]

Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

TC 3. Phát triển chuyên môn của bản thân

a) Mức đạt: Đạt chuẩn về trình độđào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn của bản thân;

b) Mức khá: Chủđộng nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp với các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

TC 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS

a) Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;

b) Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợđồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.

TC 5: Sử dụng PPDH và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS a) Mức đạt: Áp dụng được PPDH và giáo dục phát triển phẩm chất, NLHS; b) Mức khá: Chủđộng cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các PPDH và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;

c) Mức tốt: Hướng dẫn hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những PPDH và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS

TC 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS

a) Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS;

b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợđồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra dánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS.

TC 7: Tư vấn và hỗ trợ HS

a) Mức đạt: Hiểu các đối tượng HS và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ HS; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ HS trong hoạt động dạy học và giáo dục;

b) Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng HS trong hoạt động dạy học và giáo dục;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợđồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ HS trong dạy học và giáo dục.

1.2.3. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học 1.2.3.1. Nghề nghiệp giáo viên tiểu học 1.2.3.1. Nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động, trong đó nhờđược đào tạo mà con người có được những tri thức, kĩ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội [61, tr 11]

Nghề nghiệp giáo viên là một lĩnh vực hoạt động lao động đặc biệt, đào tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức, tri thức khoa học và những kĩ năng, kỹ xảo nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội. [61, tr 11]

Cấp tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của các em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. [53]

Lứa tuổi HS tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 11, 12 tuổi, lứa tuổi đầu tiên đến trường và bước đầu xem hoạt động học là hoạt động chủ đạo. Hoạt động học tập ở giai đoạn này là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của HS.

Sự phát triển nhân cách của HS tiểu học, ở giai đoạn này nhân cách của HS đang dần hình thành trong môi trường giáo dục của nhà trường. Hình thành nhân cách của HS có những đặc điểm cơ bản gồm: Tính chỉnh thể và hồn nhiên; Tính tiềm ẩn những tố chất, NL của trẻ chưa bộc lộ rõ nét; Tính đang hình thành, nhân cách đang dần hình thành cùng với sự phát triển tâm, sinh lý của HS.

Sự phát triển về nhận thức của HS tiểu học, là giai đoạn mới của sự phát triển cả về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Các cơ quan cảm giác và tri giác đang trong quá trình hoàn thiện. Ở giai đoạn đầu cấp tiểu học, tri giác thường gắn

với hành động trực quan, đến giai đoạn cuối cấp học tri giác bắt đầu có tính cảm xúc, trẻ thường thích sự hấp dẫn, màu sắc, hình ảnh của các hoạt động, tri giác của trẻ có tính chủ đích, rõ ràng hơn. Tư duy của HS ở giai đoạn này, bắt đầu từ trực quan đến trừu tượng, từ cụ thểđến khái quát, từ làm được đến hiểu và từ thích thú đến tự giác.

Nghề nghiệp GVTH là một lĩnh vực hoạt động lao động chuyên biệt, dạy học và giáo dục lứa tuổi HS tiểu học một cách toàn diện về kiến thức nền tảng của giáo dục phổ thông, nhân cách và những NL cần thiết để trẻ thích ứng với nhu cầu phát triển cá nhân và sự phát triển của xã hội.

1.2.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Nghề GVTH có các đặc điểm sau:

- GVTH là người trực tiếp tổ chức, thực hiện quá trình phát triển về nhận thức, nhân cách của HS tiểu học, là lứa tuổi HS có những đặc điểm tâm, sinh lí và sự phát triển nhận thức chưa ổn định, ý thức học tập chưa rõ ràng. Đây là điểm khác biệt lớn đối với lứa tuổi HS cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- GVTH phải đảm nhận vai trò, nhiệm vụ thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục cho HS nhiều môn học trong chương trình, nên lao động sư phạm của GVTH là loại hình lao động phức hợp, tinh tế, cùng lúc phải huy động tổng lực các NL sư phạm. Trong khi, GV trung học tổ chức dạy học chuyên một môn học và giáo dục HS thông qua môn học đó.

- Cấp tiểu học là cấp học đầu tiên, xem hoạt động học là hoạt động chủ đạo (chuyển tiếp từ học thông qua hoạt động chơi ở bậc mầm non). Vì vậy, GV tổ chức các hoạt động dạy học ở bậc học này cũng có những đặc thù riêng, chẳng hạn như: HS cần được khám phá phát hiện, cụ thể, trực quan, động viên, khích lệ, …GV luôn tạo niềm tin ở HS là họ có thể chiếm lĩnh kiến thức hoặc thực hiện một hoạt động bằng chính NL của họ.

- GVTH là người có uy tín vào bậc nhất đối với HS. HS luôn xem GV như là một người thân mà sẳn sàng chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của cá nhân. Vì vậy, ở cấp học này GV không chỉ là người truyền đạt kiến thức, kĩ năng, mà còn là người trực tiếp giáo dục HS kĩ năng sống và giá trịđạo đức xã hội.

- GVTH là người có ý nghĩa đặc biệt đối với xã hội, vì là người giữ vai trò chính, chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu giáo dục dành cho HS lớp mình phụ

trách, sự thành bại của GVTH không chỉảnh hưởng trực tiếp đến HS của lớp mình mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

1.2.3.3. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Theo quan điểm về NL (1.2.1) và đặc điểm nghề nghiệp của GVTH (1.2.3.2),

NLNN của GVTH là sự huy động tổng hợp những kiến thức, kĩ năng và thuộc tính khác của người GVTH để thực hiện có hiệu quả một hoạt động dạy học và giáo dục HS tiểu học trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Trên cơ sở phân tích các Chuẩn nghề nghiệp GV ở các cơ sở giáo dục phổ thông (mục 1.2.2), NLNN của GVTH bao gồm các NL thành phần: NL chuyên môn, nghiệp vụ, NL giao tiếp và NL phát triển nghề nghiệp, cụ thể:

(1) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Thể hiện ở những NL thành phần: NL chương trình và sách giáo khoa; NL chuẩn bị bài học theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS; NL thực hiện KHBH theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS; NL thực hiện kiểm tra, đánh giá theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các học phần phương pháp dạy học môn toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành giáo dục tiểu học (Trang 30)