Mục đích khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các học phần phương pháp dạy học môn toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành giáo dục tiểu học (Trang 58 - 102)

8. Nội dung nghiên cứu

1.7.1.Mục đích khảo sát

Tiến hành khảo sát nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc dạy học các học phần PPDH Toán tiểu học. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp sư phạm dạy học các học phần này theo định hướng phát triển NLNN cho SV.

1.7.2. Đối tượng khảo sát

- Khảo sát tại các trường: Đại học Đồng Tháp

+ SVGDTH năm thứ ba, năm thứ tư với tổng số 149 SV + Giảng viên dạy bộ môn PPDH Toán tiểu học.

- Khảo sát tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp, huyện Ba Tri của tỉnh Bến Tre với tổng số 40 GVTH.

1.7.3. Nội dung khảo sát

- Tìm hiểu về thực trạng dạy học các học phần PPDH môn Toán tiểu học theo định hướng phát triển NLNN.

- Tìm hiểu đánh giá của GVTH về mức độđạt được NLNN của SV thực tập và SV mới tốt nghiệp (GV tập sự).

1.7.4. Phương pháp khảo sát

Phương pháp khảo sát chủ yếu:

- Bảng hỏi thiết kế bằng phiếu, gửi trực tiếp cho giảng viên, GVTH và SV. (phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3)

- Tham khảo ý kiến trực tiếp của 15 GVTH tham gia hướng dẫn thực tập sư phạm cho SV tại các trường: Trường Tiểu học Thực hành Sư phạm, Trường Tiểu học Chu Văn An, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh.

- Tham gia dự giờ của SV thực tập tại các trường tiểu học, đồng nghiệp, tham gia phân tích trực tiếp từ bài dạy dự giờ.

1.7.5. Kết quả khảo sát và phân tích

1.7.5.1. Những thành tố năng lực nghề nghiệp cần phát triển cho sinh viên trong dạy học các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của giảng viên trong bộ môn tham gia giảng dạy Toán cho ngành Giáo dục tiểu học về những NL thành phần và các TT của NLNN cần phát triển cho SV trong dạy học các học phần PPDH Toán tiểu học. Kết quả khảo sát được thống kê chi tiết ở bảng sau:

Bảng 1.4. Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên TC Nội dung hỏi Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết NL 1: NL hiểu chương trình và sách giáo khoa môn Toán

TT 1.1 Kĩ năng phân tích chương trình và sách giáo khoa 5/5 TT 1.2 Kĩ năng xác định mục tiêu học tập của bài học; 5/5

NL 2: NL thiết kế KHBH toán theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS TT 2.1 Kĩ năng vận dụng PPDH, hình thức tổ chức dạy học 5/5 TT 2.2 Kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học 5/5 TT 2.3 Kĩ năng thiết kế các hoạt động học đạt mục tiêu học tập 5/5

NL 3: NL thực hiện KHBH toán theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS TT 3.1 Kĩ năng triển khai có hiệu quả hoạt động học 5/5 TT 3.2 Kĩ năng xử lí các tình huống học tập trong giờ học toán 5/5

NL 4:NL giáo dục qua bài học toán

TT 4.1

Kĩ năng giáo dục một số thói quen trong học tập như: giáo dục tính thẩm mỹ, giáo dục tính tự quản, giáo dục đạo đức, …

NL 5: NL phát triển nghề nghiệp TT 5.1 Kĩ năng lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng 5/5 TT 5.2 Kĩ năng thực hiện nghiên cứu khoa học ứng dụng 5/5

TT 5.3 Kĩ năng báo cáo chuyên đề 5/5

Kết quả bảng trên cho thấy: những thành tố của NL 1, NL 2, NL 3, NL 4, NL 5 là rất cần thiết để phát triển cho SV qua dạy học các học phần PPDH Toán tiểu học.

1.7.5.2. Mức độ đạt được năng lực nghề nghiệp của sinh viên

Khảo sát ý kiến của 40 GVTH có tham gia hướng dẫn thực tập sư phạm và hướng dẫn tập sự về mức độđạt được NLNN của SV, kết quả cụ thểở bảng sau:

Bảng 1.5: Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá NLNN của SV khi thực tập tốt nghiệp hoặc tập sự

Mức độđạt được TC Nội dung hỏi

1 2 3 4 NL 1: NL hiểu chương trình và nội dung sách giáo khoa

TT 1.1 Kĩ năng phân tích chương trình và sách giáo khoa

33/40 7/40

TT 1.2 Kĩ năng xác định mục tiêu học tập của bài học

18/40 22/40

NL 2: NL thiết kế KHBH toán theo hướng phát triển phẩm chất và NLHS

TT 2.1 Kĩ năng vận dụng PPDH, hình thức tổ chức dạy học 12/40 19/40 9/40 TT 2.2 Kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học 21/40 19/40 TT 2.3 Kĩ năng thiết kế các hoạt động học đạt mục tiêu học tập 24/40 11/40 5/40

NL 3: NL thực hiện KHBH toán theo hướng phát triển phẩm chất và NLHS

TT 3.1 Kĩ năng triển khai có hiệu quả hoạt động học 28/40 12/40 TT 3.2 Kĩ năng xử lí các tình huống học tập trong

giờ học toán

40/40

TT 4.1

Kĩ năng giáo dục một số thói quen trong học tập như: giáo dục tính thẩm mỹ, giáo dục tính tự quản, giáo dục đạo đức, … 40/40 NL 5: NL phát triển nghề nghiệp TT 5.1 Kĩ năng lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng 15/40 25/40 TT 5.2 Kĩ năng thực hiện nghiên cứu khoa học ứng dụng 40/40

TT 5.3 Kĩ năng báo cáo chuyên đề 37/40 3/40

Qua bảng kết quả khảo sát, số liệu của bảng cho thấy, GVTH đánh giá SV khi hoàn thành chương trình học của các khóa trước đạt được mức 1 của hầu hết các TT của NLNN, một vài TT đạt được mức 2 (dưới 50% GVTH đánh giá), có 2 TT (TT 2.1 và TT 2.3) đạt được mức 3 (cao nhất 22,5% GVTH đánh giá). Điều này khẳng định rằng, chúng ta cần được chú trọng hơn nữa phát triển NLNN cho SV qua dạy học các học phần PPDH Toán tiểu học nói riêng và các học phần khác trong chương trình đào tạo nói chung.

1.7.5.3. Một số ý kiến khác của giáo viên tiểu học

Tham khảo ý kiến trực tiếp của 15 GVTH có hướng dẫn thực tập, GV đã có nhận định chung về NLNN của SV là đa số SV thực hiện được các hoạt động dạy học ở trường tiểu học. Tuy nhiên qua hoạt động rèn nghề của SV đã bộc lộ một số hạn chế như:

- Không những SV thực tập hay tập sự, mà còn nhiều GV hạn chế NL hiểu chương trình, GV dạy ở khối lớp 2 chỉ biết nội dung sách giáo khoa, chuẩn kiến thức, kĩ năng ở lớp 2, chưa quan tâm nhiều đến chương trình và nội dung sách giáo khoa của các khối lớp khác trong chương trình giáo dục tiểu học;

- Việc thiết kế KHBH của SV đảm bảo đúng mẫu, nội dung hoạt động đảm bảo được mục tiêu học tập. Tuy nhiên còn khá hình thức, phụ thuộc quá nhiều thời gian lên lớp, chưa khai thác tốt các hoạt động để tổ chức cho HS tìm tòi, khám phá kiến thức, hoạt động chưa gắn nhiều với thực tiễn;

- Việc sử dụng PTDH còn khá hình thức, thậm chí các tiết dạy thực tiễn ở trường tiểu học chủ yếu sử dụng nhiều trình chiếu;

- SV còn thiếu tự tin khi tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp. Điều này, theo nhận định của GV có thể do SV chưa thật vững về chuyên môn, nghiệp vụ

hoặc có thể do thiếu kinh nghiệm trong việc hiểu đối tượng HS;

- Còn nhiều SV ra đề kiểm tra chưa sát với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và NL của HS.

1.7.5.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự chuẩn bị năng lực nghề nghiệp của sinh viên qua các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học

Kết quả khảo sát của 149 SV có 136 SV cho rằng các học phần PPDH Toán rất quan trọng đối với nghề nghiệp chiếm 93.3%, số còn lại nhận định chỉ ở mức quan trọng chiếm 6.7%. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho hoạt động học tập các học phần còn hạn chế, điều này cho thấy qua kết quả tham khảo ý kiến như sau:

- Tìm hiểu những vấn đề cho việc chuẩn bị học tập các môn học

Bảng 1.6. Số liệu khảo sát sự chuẩn bị học tập các học phần

STT Những vấn đề cho việc chuẩn bị học tập các môn học Số lượng Tỷ lệ

1 Đề cương chi tiết học phần 131 87.9%

2 Các học liệu / tài liệu tham khảo các môn học 73 48.99%

3 Cách học tập các môn học / phương pháp học tập 44 29.5%

4 Cách đánh giá kết quả học tập của giảng viên 125 83.9%

Bảng kết quả cho thấy phần nhiều SV quan tâm đến việc đánh giá kết quả của giảng viên, đạt ở mức cao (83.9%), quan tâm cách học các học phần về PPDH Toán ở mức thấp (29.5%).

- Các học liệu SV chuẩn bị

Bảng 1.7. Số liệu về sự chuẩn bị học liệu của SV

STT Các học liệu chuẩn bị Số lượng Tỷ lệ

1 Chương trình môn Toán, chuẩn kiến thức kĩ năng 12 8.0%

2 Sách giáo khoa Toán 1, 2, 3, 4, 5 37 24.8%

3 Đề cương chi tiết học phần 131 87.9%

4 Bài giảng các môn học về PPDH Toán 114 76.5%

5 Giáo trình PPDH Toán 105 70.4%

6 Các tài liệu tham khảo khác liên quan đến môn học 0 0%

Bảng số liệu cho thấy sự chuẩn bị các học liệu cho các học phần của SV rất hạn chế: Chương trình môn Toán, chuẩn kiến thức kĩ năng là tài liệu quan trọng khi học PPDH nhưng qua khảo sát chỉđạt 8.0% SV có chuẩn bị, sách giáo khoa đạt 24.8%.

Vấn đề này khi được hỏi ý kiến trực tiếp, phần lớn SV cho rằng không biết nguồn tài liệu cần thiết phải chuẩn bị hoặc có SV trả lời “chờ giảng viên yêu cầu”

- Về nhận thức học tập các học phần PPDH Toán tiểu học: Sự mong đợi của SV khi học tập các học phần về PPDH Toán, có đến 96,9% SV mong đợi kết quả học tập tốt, mà phần lớn SV chưa hiểu hết vai trò của các học phần PPDH Toán đối với nghề nghiệp. Bản chất của các học phần PPDH Toán là học nghề.

- Về PPDH và hình thức tổ chức dạy học của giảng viên: Kết quả khảo sát cho thấy giảng viên dạy học các học phần PPDH Toán còn sử dụng nhiều hình thức thuyết trình có ví dụ minh họa hoặc tổ chức làm việc theo nhóm theo các chủ đềđã chuẩn bị trước, kết quả khảo sát có hơn 90% đồng tình với ý kiến này. Thời gian thực hành ít, chủ yếu dạy lý luận, SV thiếu cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp.

- Kết quả khảo sát cho thấy có hơn 75.5% SV đồng ý với quan điểm rằng yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển NLNN qua học các học phần PPDH Toán là được thực hành nhiều hơn, trải nghiệm hơn.

1.7.6. Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

Qua tham khảo ý kiến của một số giảng viên dạy PPDH Toán, chúng tôi nhận định một vài nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên như sau:

- Do ảnh hưởng bởi thời lượng của các học phần, nên phần lớn giảng viên dành nhiều thời gian hơn để giảng dạy lý luận. SV được học tập chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình có minh họa ví dụ hoặc được xêmina theo các chủ đềđã được giảng viên chuẩn bị và định hướng. Vì vậy SV ít có thời gian thực hành và trải nghiệm các tiết dạy toán tiểu học. Trong khi đó, để thực hiện hoạt động dạy học đòi hỏi SV phải có quá trình rèn luyện thường xuyên từ khâu chuẩn bị cho đến triển khai tổ chức các hoạt động trên lớp.

- Cũng do ảnh hưởng từ hình thức tổ chức và PPDH giảng viên chưa thật sự tạo cho SV động lực học tập và ý nghĩa của việc rèn nghề qua học phần PPDH Toán dẫn đến ý thức rèn nghề của SV chưa cao.

- Một số TT của NLNN chưa được giảng viên chú trọng đúng mức trong dạy học, chẳng hạn: TT 1.1, TT 2.2, TT 3.2 và NL phát triển nghề nghiệp.

- Đánh giá quá trình trong các học phần chưa đi vào chiều sâu, các nhiệm vụ và tiêu chí đánh giá còn mờ nhạt, dẫn đến đòi hỏi và yêu cầu trong học tập chưa thật sự lôi cuốn SV vào quá trình học và rèn luyện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở phân tích đặc điểm của hoạt động và vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển NL cho người học, cấu trúc NLNN của GVTH, chuẩn đầu ra chương trình đào tạo GVTH, chuẩn đầu ra và nội dung các học phần PPDH Toán tiểu học, chúng tôi đã xác định những NL thành phần cần phát triển cho SV, xây dựng mức độ cần đạt về NLNN cho SV khi hoàn thành các học phần này. Chúng tôi cũng đã xác định được các hoạt động dạy học chủ yếu tác động tới việc phát triển NLNN cho SV.

Kết quả khảo sát, lấy ý kiến của giảng viên dạy bộ môn PPDH Toán tiểu học về các NL thành phần và các mức độ cần thiết trong việc phát triển NLNN cho SV trong dạy học các học phần này. Bên cạnh đó, kết quả lấy ý kiến của GVTH có hướng dẫn thực tập tốt nghiệp tại các trường tiểu học mức độ đạt được các TT của NLNN, chúng tôi nhận thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn có những hạn chế, biểu hiện ở một số NL như: NL hiểu chương trình và sách giáo khoa, NL thiết kế KHBH theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS; NL thực hiện KHBH theo hướng phát triển phẩm chất và NLHS; NL giáo dục qua môn học và NL phát triển nghề nghiệp.

Như vậy, dạy học các học phần PPDH Toán tiểu học theo định hướng phát triển NLNN, giảng viên cần có những biện pháp sư phạm khắc phục những hạn chế: - Thay đổi hoặc đa dạng hóa các hình thức tổ chức và PPDH tạo điều kện cho SV được tiếp xúc với tình huống thực tiễn dạy học, thực hành nghề nhiều hơn, trải nghiệm nghề nghiệp nhiều hơn nhằm tăng cường cho SV được rèn luyện và phát triển NLNN ngay trong quá trình học tập môn học. Đồng thời trong dạy học giảng viên với vai trò vừa là giảng viên, vừa là đồng nghiệp để chuyển tải những kinh nghiệm dạy học cho SV, tạo cho SV có hứng thú và ý thức với nghề nghiệp;

- Chú trọng hơn nữa rèn luyện cho SV một số TT cần thiết của NLNN còn hạn chế hoặc chưa được thực hiện trong dạy học đã bộc lộ qua kết quả khảo sát, chẳng hạn: TT 1.1, TT 2.2, TT 3.2, …

- Chú trọng trang bị cho SV một số TT của NLNN nhằm đáp ứng và thích nghi với những thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông 2017, chẳng hạn như thiết kế hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán.

- Chú trọng đến chất lượng và hiệu quả của đánh giá quá trình trong dạy học, để có sựđiều chỉnh kịp thời, hỗ trợ SV trong quá trình học tập.

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP DẠY HỌC

CÁC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN TIỂU HỌC THEO

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

2.1. Định hướng xây dựng các biện pháp dạy học các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên

Các biện pháp dạy học các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên được đề xuất dựa vào các định hướng sau đây:

Định hướng 1: Hệ thống các biện pháp phải bám sát các TT của NLNN đã được thiết kế trình bày ở mục 1.5.2.

Mục tiêu của mỗi biện pháp hướng đến phát triển cho SV các TT của NLNN. Nội dung thực hiện của mỗi biện pháp gắn kết chặt chẽ với một hoạt động dạy học chủ yếu của học phần PPDH Toán tiểu học. Bám sát các TT là bám sát mục tiêu dạy học đảm bảo chuẩn đầu ra của mỗi học phần.

Định hướng 2: Các biện pháp được thực hiện dựa trên sự gắn kết chặt chẽ giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các học phần phương pháp dạy học môn toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành giáo dục tiểu học (Trang 58 - 102)