Hoạt động dạy học ở bậc đại họ c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các học phần phương pháp dạy học môn toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành giáo dục tiểu học (Trang 27 - 28)

8. Nội dung nghiên cứu

1.1.3. Hoạt động dạy học ở bậc đại họ c

1.1.3.1. Khái niệm hoạt động dạy học

Tiếp cận theo quan điểm hoạt động, hoạt động dạy học là quá trình trong đó với vai trò chủ đạo của người dạy định hướng, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động nhận thức của người học, trong quá trình ấy, người học chủđộng, tích cực, tự lực và điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra. Như vậy, trong hoạt động dạy học có sự tương tác biện chứng giữa người dạy và người học. Đối tượng của người dạy là nhân cách của người học, còn đối tượng của người học là vốn kinh nghiệm của nhân loại, có ở tri thức của người dạy cung cấp, trong tài liệu, …

Cả hoạt động dạy và hoạt động học đều hướng vào mục đích là tạo điều kiện một cách phù hợp nhất để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của người học trên cơ sở thỏa mãn các yêu cầu của mục đích dạy học, các đòi hỏi của xã hội.

Theo quan điểm trên, quá trình dạy ở đại học là quá trình thống nhất, biện chứng giữa hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của SV. Theo [44], quá

trình dạy ở đại học về bản chất là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất nghiên cứu của SV được tiến hành dưới vai trò tổ chức, điều khiển của giảng viên nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học ởđại học.

1.1.3.2. Các thành phần của hoạt động dạy ởđại học

Một hoạt động dạy học ởđại học gồm 6 thành tố và có mối quan hệ lẫn nhau : - Chủ thể hoạt động: giảng viên và SV có đóng vai trò là chủ thể của hoạt động dạy học, nhưng có hai chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Giảng viên có chức năng, nhiệm vụ tổ chức và điều kiển. SV có chức năng, nhiệm vụ tự giác, tích cực thực hiện chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng.

- Đối tượng hoạt động: Đối tượng của hoạt động dạy học ởđại học là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo (các sự kiện, tình huống, phương pháp, cách thức, …)

- Mục đích hoạt động: Mục đích của hoạt động dạy học hướng tới chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Động cơ hoạt động: Mỗi hoạt động dạy học được thúc đẩy bởi động cơ nhất định. Động cơ là một tâm lí quan trọng của giảng viên và SV. Để có động cơ thì phải có một hệ thống các hành động. Mỗi một hành động nhằm đạt được một mục đích nhất định. Động cơ thúc đẩy hành động, hành động nhằm đạt được mục đích. Như vậy động cơ là thành tố quan trọng để thực hiện hoạt động dạy học hiệu quả.

- Điều kiện, phương tiện hoạt động: Mục đích hành động thực hiện được là nhờ thực hiện thao tác. Ngược lại, các thao tác được quyết định bởi các công cụ, điều kiện bên ngoài.

- Kết quả hoạt động: Kết quả của hoạt động dạy học phụ thuộc vào các thành tố trên (chủ thể, đối tượng, mục đích, động cơ, điều kiện và phương tiện hoạt động).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các học phần phương pháp dạy học môn toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành giáo dục tiểu học (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)