Năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu họ c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các học phần phương pháp dạy học môn toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành giáo dục tiểu học (Trang 35 - 39)

8. Nội dung nghiên cứu

1.2.3. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu họ c

1.2.3.1. Nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động, trong đó nhờđược đào tạo mà con người có được những tri thức, kĩ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội [61, tr 11]

Nghề nghiệp giáo viên là một lĩnh vực hoạt động lao động đặc biệt, đào tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức, tri thức khoa học và những kĩ năng, kỹ xảo nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội. [61, tr 11]

Cấp tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của các em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. [53]

Lứa tuổi HS tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 11, 12 tuổi, lứa tuổi đầu tiên đến trường và bước đầu xem hoạt động học là hoạt động chủ đạo. Hoạt động học tập ở giai đoạn này là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của HS.

Sự phát triển nhân cách của HS tiểu học, ở giai đoạn này nhân cách của HS đang dần hình thành trong môi trường giáo dục của nhà trường. Hình thành nhân cách của HS có những đặc điểm cơ bản gồm: Tính chỉnh thể và hồn nhiên; Tính tiềm ẩn những tố chất, NL của trẻ chưa bộc lộ rõ nét; Tính đang hình thành, nhân cách đang dần hình thành cùng với sự phát triển tâm, sinh lý của HS.

Sự phát triển về nhận thức của HS tiểu học, là giai đoạn mới của sự phát triển cả về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Các cơ quan cảm giác và tri giác đang trong quá trình hoàn thiện. Ở giai đoạn đầu cấp tiểu học, tri giác thường gắn

với hành động trực quan, đến giai đoạn cuối cấp học tri giác bắt đầu có tính cảm xúc, trẻ thường thích sự hấp dẫn, màu sắc, hình ảnh của các hoạt động, tri giác của trẻ có tính chủ đích, rõ ràng hơn. Tư duy của HS ở giai đoạn này, bắt đầu từ trực quan đến trừu tượng, từ cụ thểđến khái quát, từ làm được đến hiểu và từ thích thú đến tự giác.

Nghề nghiệp GVTH là một lĩnh vực hoạt động lao động chuyên biệt, dạy học và giáo dục lứa tuổi HS tiểu học một cách toàn diện về kiến thức nền tảng của giáo dục phổ thông, nhân cách và những NL cần thiết để trẻ thích ứng với nhu cầu phát triển cá nhân và sự phát triển của xã hội.

1.2.3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Nghề GVTH có các đặc điểm sau:

- GVTH là người trực tiếp tổ chức, thực hiện quá trình phát triển về nhận thức, nhân cách của HS tiểu học, là lứa tuổi HS có những đặc điểm tâm, sinh lí và sự phát triển nhận thức chưa ổn định, ý thức học tập chưa rõ ràng. Đây là điểm khác biệt lớn đối với lứa tuổi HS cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- GVTH phải đảm nhận vai trò, nhiệm vụ thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục cho HS nhiều môn học trong chương trình, nên lao động sư phạm của GVTH là loại hình lao động phức hợp, tinh tế, cùng lúc phải huy động tổng lực các NL sư phạm. Trong khi, GV trung học tổ chức dạy học chuyên một môn học và giáo dục HS thông qua môn học đó.

- Cấp tiểu học là cấp học đầu tiên, xem hoạt động học là hoạt động chủ đạo (chuyển tiếp từ học thông qua hoạt động chơi ở bậc mầm non). Vì vậy, GV tổ chức các hoạt động dạy học ở bậc học này cũng có những đặc thù riêng, chẳng hạn như: HS cần được khám phá phát hiện, cụ thể, trực quan, động viên, khích lệ, …GV luôn tạo niềm tin ở HS là họ có thể chiếm lĩnh kiến thức hoặc thực hiện một hoạt động bằng chính NL của họ.

- GVTH là người có uy tín vào bậc nhất đối với HS. HS luôn xem GV như là một người thân mà sẳn sàng chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của cá nhân. Vì vậy, ở cấp học này GV không chỉ là người truyền đạt kiến thức, kĩ năng, mà còn là người trực tiếp giáo dục HS kĩ năng sống và giá trịđạo đức xã hội.

- GVTH là người có ý nghĩa đặc biệt đối với xã hội, vì là người giữ vai trò chính, chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu giáo dục dành cho HS lớp mình phụ

trách, sự thành bại của GVTH không chỉảnh hưởng trực tiếp đến HS của lớp mình mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

1.2.3.3. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Theo quan điểm về NL (1.2.1) và đặc điểm nghề nghiệp của GVTH (1.2.3.2),

NLNN của GVTH là sự huy động tổng hợp những kiến thức, kĩ năng và thuộc tính khác của người GVTH để thực hiện có hiệu quả một hoạt động dạy học và giáo dục HS tiểu học trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Trên cơ sở phân tích các Chuẩn nghề nghiệp GV ở các cơ sở giáo dục phổ thông (mục 1.2.2), NLNN của GVTH bao gồm các NL thành phần: NL chuyên môn, nghiệp vụ, NL giao tiếp và NL phát triển nghề nghiệp, cụ thể:

(1) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Thể hiện ở những NL thành phần: NL chương trình và sách giáo khoa; NL chuẩn bị bài học theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS; NL thực hiện KHBH theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS; NL thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS; NL ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học; NL giáo dục HS tiểu học (giáo dục thông qua môn học).

+ NL hiu chương trình và sách giáo khoa

Thể hiện ở khả năng nắm được mục tiêu và cấu trúc chương trình các môn học ở trường tiểu học, phân tích chương trình theo sự phát triển các mạch kiến thức; phân tích được nội dung, mục tiêu bài học cụ thể, chi tiết, đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng; phân tích được vị trí, vai trò và những dụng ý sư phạm của từng mạch kiến thức trong một bài học cụ thể.

+ NL thiết kế KHBH theo hướng phát trin phm cht, NLHS

Thể hiện ở khả năng vận dụng các PPDH, hình thức tổ chức dạy học, PTDH theo hướng phát triển phẩm chất và NLHS, khai thác tốt những ưu điểm của chúng, từđó sử dụng đúng và phù hợp đối với nội dung và hoạt động cụ thể của bài học.

Thể hiện ở khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào KHBH. Một KHBH tốt thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Các hoạt động dạy học thể hiện rõ định hướng công việc mà HS tiểu học có thể tiến hành hoạt động phát hiện, khám phá, trải nghiệm, tìm kiếm tri thức. Các hoạt động dạy học có tính đơn giản, dễ thực hiện, gần gũi và quen thuộc

với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của HS. KHBH thể hiện tính tích hợp nhiều lĩnh vực và khai thác các yếu tố thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.

+ NL thc hin KHBH theo hướng phát trin phm cht, NLHS

Thực hiện KHBH hiệu quả thể hiện các khả năng sau:

• Khả năng sử dụng ngôn ngữ: thể hiện ở khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, trong sáng, nhẹ nhàng, diễn cảm và tuyền cảm hứng đến HS. Lời nói của GV làm cho HS hiểu được ý nghĩa nội dung học tập chính xác, khoa học, hệ thống và có tính logic.

•Khả năng hiểu HS và việc học của HS trong quá trình dạy học: là khả năng dựđoán những tình huống có thể xảy ra trong học tập, cũng như những thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu, nhận thức… của HS tiểu học. Đây là NL cần thiết đối với người GVTH, vì ở lứa tuổi HS tiểu học, sự phát triển các mặt diễn ra rất nhanh, nhưng lại không đồng đều. Để có NL này, người GVTH cần có kĩ năng thu thập đủ và xử lý đúng các thông tin liên quan, kĩ năng dự đoán những tình huống, các khả năng có thể xảy ra trong dạy học và kĩ năng giải quyết vấn đề phù hợp.

•Khả năng triển khai các hoạt động dạy học: Do đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ, hoạt động học tập của HS tiểu học thường thể hiện tính không bền vững, không chủ định, thường bị chi phối bởi hoàn cảnh bên ngoài cũng như sự phấn khích bên trong. Do đó, triển khai các hoạt động dạy học hiệu quả thể hiện ở khả năng điều khiển các hoạt động khám phá, tìm kiếm tri thức; kĩ thuật kết hợp nhóm / cá nhân phù hợp với từng hoạt động của bài học; khả năng chuyển đổi, điều tiết linh hoạt các hoạt động khám phá tri thức của HS, trong đó có sự hỗ trợ khi cần thiết. Ngoài ra GV còn thể hiện ở khả năng tổ chức các hoạt động hoạt náo để lấy lại sự cân bằng trong môi trường lớp học.

+ NL kim tra, đánh giá theo hướng phát trin phm cht, NLHS

NL này thể hiện ở khả năng hiểu mức độ nhận thức của HS đểđiều chỉnh hoạt động dạy học. Ngoài ra, NL kiểm tra, đánh giá còn thể hiện ở khả năng đánh giá NLHS, đánh giá vì sự tiến bộ của HS, giúp HS nhận ra những điểm chưa phù hợp, những điểm sai và phải biết cách tự sửa sai, tựđiều chỉnh, đưa ra những lời nhận xét có tính khích lệ, động viên giúp HS ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn trong quá trình học tập.

+ NL ng dng công ngh thông tin, khai thác và s dng thiết b công ngh trong dy hc Thể hiện khả năng sử dụng hiệu quả phần mềm ứng dụng cơ bản trong thiết kế bài học và hoạt động dạy học. Đồng thời còn thể hiện ở khả năng khai thác và sử dụng các thiết bị dạy học hợp lí, phục vụ tối đa cho hoạt động học của HS tiểu học. Đồng thời còn thể hiện ở khả năng sử dụng linh hoạt các thiết bị dạy học đối với đơn vị bài học như sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm, đúng kĩ thuật.

+ NL giáo dc HS tiu hc (theo nghĩa hp)

NL này thể hiện ở khả năng tích hợp giáo dục phẩm chất HS thông qua môn học như trung thực, trách nhiệm, yêu thương con người, …, tạo môi trường học tập lành mạnh, khuyến khích tính tích cực, sự sáng tạo và tinh thần hợp tác của HS trong lớp học. Mặc khác, còn thể hiện khả năng thấu hiểu đặc điểm tâm, sinh lí của HS từ đó có sự cảm hóa, thuyết phục, khích lệ và động viên HS khi gặp khó khăn trong học tập, cũng như trong cuộc sống.

(2) Năng lực giao tiếp

Thể hiện ở khả năng giao tiếp với HS, tạo lòng tin với HS, xây dựng mối quan hệ thân thiện như người thân của HS; thể hiện qua khả năng giao tiếp phụ huynh và đồng nghiệp; khả năng phối hợp với tổ chức, phụ huynh và đồng nghiệp thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục.

(3) Năng lực phát triển nghề nghiệp của bản thân

Thể hiện ở khả năng tự học, tựđánh giá, tự rèn luyện và tự cập nhật các kiến thức chuyên môn, phương pháp mới, khả năng thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng trong dạy học và giáo dục HS tiểu học. Ngoài ra còn thể hiện ở khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học và giáo dục, thích ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế, đổi mới giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các học phần phương pháp dạy học môn toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành giáo dục tiểu học (Trang 35 - 39)