8. Nội dung nghiên cứu
2.3.7. Biện pháp 7: Tổ chức cho sinh viên kiến tạo tri thức về phương pháp dạy
a) Mục đích
Giúp SV có khả năng kiến tạo kiến thức PPDH theo chủ đề của môn Toán ở tiểu học, tăng cường thời lượng thực hành triển khai các hoạt động dạy học toán, qua đó rèn luyện kĩ năng xử lí các tình huống học tập của HS và giáo dục HS qua bài học toán. Biện pháp này phát triển cho SV TT 3.1 của NL 3 và TT 4.1 của NL 4.
b) Cơ sở của biện pháp
Theo các tác giả [26], [35], [65], [74] và luận điểm của Lý thuyết kiến tạo nhận thức của J. Piaget (1896 - 1980), học theo quan điểm kiến tạo là quá trình cá nhân SV tự xây dựng kiến thức cho bản thân chứ không phải tiếp thu kiến thức một cách thụđộng từ môi trường bên ngoài.
thể hiện tiềm năng phát triển của cá nhân. Việc dạy phải dựa trên “vùng phát triển gần nhất” của người học thì mới đạt hiệu quả cao.[65]
Theo các tác giả [90] và [109], theo A. Kolb, học là quá trình trong đó kiến thức nhận được từ sự biến đổi kinh nghiệm. A. Kolb đã công bố mô hình học tập trải nghiệm là chu trình gồm 4 giai đoạn: Kinh nghiệm sẵn có; Hành động theo kinh nghiệm; tóm tắt, tổng hợp phát hiện ra kiến thức mới, kiểm nghiệm trong bối cảnh và tình huống mới. Trải nghiệm là quá trình tạo ra tri thức từ kinh nghiệm trực tiếp. Như vậy, mô hình trải nghiệm của A. Kolb có điểm tương đồng với mô hình quá trình kiến tạo tri thức của Jonh Dewey và Jean Piaget.
Sơđồ 2.2. Mô hình học tập trải nghiệm
Như vậy để SV kiến tạo kiến thức cần thiết cho SV thực hiện quá trình trải nghiệm các hoạt động tìm kiếm tri thức mới. Chính quá trình tham gia hoạt động, được trải nghiệm từ kinh nghiệm của mình, SV tiếp nhận kiến thức mới một cách vững chắc. Đây là điều cần thiết trong dạy nghề cho SV, giúp SV được rèn nghề ngay trong quá trình học tập môn học.
Nội dung các PPDH theo chủ đề môn Toán tiểu học bao gồm: Dạy học số và phép tính; Dạy học các yếu tố hình học; Dạy học về giải toán có lời văn; Dạy học các yếu tố thống kê; Dạy học các đại lượng và đo đại lượng. Nội dung này được tổ chức dạy học sau khi SV đã được trang bị về PPDH, hình thức tổ chức dạy học, … và thiết kế KHBH. SV đã nắm vững cấu trúc chương trình, nội dung sách giáo khoa, cấu trúc của bài học và những kiến thức, kĩ năng khác liên quan đến tổ chức giờ học Toán ở Tiểu học. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tổ chức cho SV kiến tạo tri thức PPDH theo chủđề.
c) Tổ chức thực hiện
(1) Quy trình tổ chức cho SV trải nghiệm kiến tạo kiến thức về PPDH các nội dung cụ thể Toán ở tiểu học
Các căn cứ xây dựng quy trình tổ chức dạy học:
- Mục tiêu, nội dung của học phần PPDH Toán tiểu học 2; - Căn cứ vào mô hình tổ chức kiến tạo tri thức;
- Căn cứ vào mô hình học tập trải nghiệm theo quan điểm của A. Kolb; - Căn cứ vào thực tiễn tổ chức dạy học phần PPDH Toán tiểu học 2. Chúng tôi đề xuất quy trình tổ chức dạy học như sau:
Sơđồ 2.3: Quy trình tổ chức dạy học PPDH Toán nội dung cụ thể Mô tả cụ thể sơđồ bằng các bước thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Quy trình tổ chức dạy học PPDH Toán nội dung cụ thể
Các bước Cách thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị
- Giảng viên:
+ Giao nhiệm vụ cho nhóm SV (chủ đề), xác định mục tiêu cần đạt được của chủđề;
+ Hỗ trợ các học liệu cần thiết hoặc có liên quan đến chủđề; + Tìm hiểu kiến thức và kinh nghiệm đã có của SV.
- SV: Chọn một bài học bất kì trong chủ đề, tiến hành thiết kế các hoạt động dạy học trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm đã có.
Bước 2: Triển khai hoạt động dạy học (SV trải nghiệm) SV thực hiện hoạt động trải nghiệm: - Tiến hành trải nghiệm các hoạt động đã thiết kế; - Tóm tắt, tổng hợp lại kiến thức đã thực hiện / quan sát được - Kiểm nghiệm lại trong bối cảnh / tình huống mới (SV thực hiện với bài học khác trong cùng chủđề) Bước 3: Thích nghi - SV thích nghi với các hoạt động, các kiến thức đã được thực hiện qua quá trình trải nghiệm.
- SV thích nghi với sơ đồ nhận thức mới để tạo ra kiến thức mới Bước 4: Hình thành kiến thức mới Rút ra kết luận chung, SV tiếp nhận tri thức mới. (cần chú ý một bản thiết kế các hoạt động dạy học tối ưu nhất cho một chủđề) (2) Tiến hành thực hiện - GV tổ chức xác định các chủ đề kiến thức (có cấu trúc bài học giống nhau hoặc tương tự) đã được phân tích từ nội dung chương trình và sách giáo khoa.
(i) Dạy học nội dung các số tự nhiên trong hệ thập phân gồm: Dạy học lập số; Dạy học so sánh số; Dạy học các phép tính trong bảng; Dạy học khái niệm phép tính (phép nhân, phép chia); Dạy học phép tính ngoài bảng; Dạy học yếu tốđại số.
(ii) Dạy học nội dung phân số gồm: Dạy học khái niệm phân số (Phân số; Phân số và phép chia số tự nhiên; Phân số bằng nhau; Rút gọn phân số); So sánh phân số (Quy đồng mẫu số; So sánh hai phân số cùng mẫu; So sánh hai phân số khác mẫu); Dạy học các phép tính về phân số.
(iii) Dạy học nội dung số thập phân gồm: Dạy học khái niệm số thập phân; Số thập phân bằng nhau; So sánh hai số thập phân; Dạy học phép tính về số thập phân. (iv) Dạy học các yếu tố hình học: Dạy học biểu tượng hình; Dạy học các khái niệm ban đầu hình học; Dạy học chu vi hình; Diện tích hình; Thể tích của hình.
(v) Dạy học giải toán có lời văn: Dạy học khái niệm (Bài toán có lời văn, Giải bài toán có lời văn); Các bài toán điển hình (toán đơn, toán hợp).
(vi) Dạy học đại lượng; Dạy học các yếu tố thống kê.
- Để tổ chức SV trải nghiệm, giảng viên chia lớp học thành các nhóm, mỗi nhóm thực hiện 01 chủđề kiến thức, thực hiện các bước theo quy trình (bảng 2.2)
(3) Đánh giá hoạt động
Giảng viên phối hợp cả hai hình thức: đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc, xây dựng các TC đánh giá được trình bày ở phụ lục 7.
Ví dụ 2.16: Minh họa tổ chức bài học trải nghiệm, chủ đề “Dạy học bảng cộng / trừ phạm vi 3, 4, 5”
Chủ đề “Dạy học bảng cộng / trừ phạm vi từ 3 đến 5” gồm các bài: Phép cộng trong phạm vi 3; Phép cộng trong phạm vi 4; Phép cộng trong phạm vi 5; Phép trừ trong phạm vi 3; Phép trừ trong phạm vi 4; Phép trừ trong phạm vi 5. Các bài
này có cùng cấu trúc.
Bước 1: Chuẩn bị
- Giảng viên tổ chức ôn tập lại những kiến thức và kinh nghiệm SV đã có như: phân tích được cấu trúc của bài học, xác định được tri thức cơ sở của HS, PPDH, hình thức tổ chức dạy học, …
- SV lấy ra một bài học bất kì trong chủ đề, chẳng hạn bài “Phép cộng trong phạm vi 3” (Toán 1, tr 44) và xác định mục tiêu học tập của bài học.
Mục tiêu học tập:
M 1. Bước đầu hiểu phép cộng là cách diễn đạt khác của từ “thêm/và”; M 2. Đọc đúng và viết đúng phép tính theo tranh minh họa;
M 3. Thuộc bảng;
M 4. Làm quen với tính chất giao hoán của phép cộng.
- SV phân tích cấu trúc của bài học và tiến hành thiết kế các HĐDH chủ yếu theo kinh nghiệm. Chẳng hạn, SV có thể thiết kế các HĐDH như sau:
Hoạt động 1: Hình thành phép tính 1 + 1 = 2 GV: Trong tranh vẽ gì?
HS: Tranh vẽ hai con gà / Tranh vẽ một con gà và một con gà là hai con gà GV: Ta có phép tính 1 + 1 = 2 HS: Đọc phép tính “một cộng một bằng hai” HS: Viết phép tính “ 1 + 1 = 2” Hoạt động 2: Hình thành phép tính 2 +1 = 3; Hoạt động 3: Hình thành phép tính 1 + 2 = 3 (SV thiết kế tương tụ như hoạt động 1) Hoạt động 4: Viết, đọc phép tính
bằng ba” (HS khác đọc lại, cả lớp đọc)
Hoạt động 5: Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3
SV có thể trình bày theo các cách khác nhau, bằng các tri thức và kinh nghiệm đã có (PPDH, hình thức tổ chức dạy học, …)
Bước 2: Triển khai các hoạt động dạy học / Trải nghiệm
- SV trải nghiệm các HĐđã thiết kế trên lớp học giảđịnh.
- SV khác trong lớp và giảng viên cùng trao đổi, phân tích những yếu tố phù hợp, yếu tố không phù hợp và những yếu tố SV hay mắc sai lầm. Những yếu tố này có ảnh hưởng đến độ chính xác khoa học và tính logic của bài học. Một số ý kiến cần trao đổi thêm như sau:
+ Diễn đạt đúng cấu trúc bằng liên từ “thêm / và” của tranh minh họa.
+ Từ ngôn ngữ thông thường “một con gà và một con gà là hai con gà” chuyển sang ngôn ngữ toán học “1 + 1 = 2”.
+ Tranh 4, từ tranh HS viết phép tính 2 + 1 = 3 và 1 + 2 = 3, trong đó chú ý cho HS làm quen với tính chất giao hoán của phép cộng.
- SV ghi nhận những ý kiến và kiểm nghiệm lại với bài học khác cùng chủ đề, chẳng hạn bài “Phép trừ trong phạm vi 3”, bài này SV chú ý sử dụng liên từ trong cách diễn đạt ngôn ngữ theo tranh và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ở tranh 4.
Bước 3: Thích nghi
SV thích nghi với các hoạt động đã được trải nghiệm ở bước 2
Bước 4: Hình thành tri thức và kinh nghiệm mới “cách tổ chức dạy học bảng cộng trong phạm vi từ 3 đến 5”
- Rút ra kết luận chung cho các bài học trong cùng chủđề: sử dụng sách giáo khoa hoặc hình trực quan khác có ý nghĩa tương tự, bài học có các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động 1: Hình thành phép tính (tranh 1, 2, 3)
Với mỗi phép tính thực hiện các bước: Diễn đạt bằng liên từ “thêm / và” theo tranh minh họa; Giới thiệu phép tính; Đọc phép tính tương ứng; Viết phép tính tương ứng.
Ghi chú: hai tranh còn lại có thể tiến hành ngược lại, đọc phép tính và giải thích phép tính qua tranh
Hoạt động 2: Làm quen với tính chất giao hoán (tranh 4): 2+1 = 3 thì 1 + 2 = 3
Hoạt động 3: Học thuộc bảng: Đọc cá nhân trong sách giáo khoa (có hình vẽ); Đọc cá nhân trên bảng (không có hình vẽ); Đọc xóa (GV xóa bảng cộng, yêu cầu HS đọc lại).
2.3.8. Biện pháp 8: Tổ chức thực hiện đánh giá hoạt động rèn luyện kĩ năng dạy học môn Toán của sinh viên theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp bằng cách xây dựng các tiêu chí đánh giá kế hoạch bài học và thực hiện kế
hoạch bài học toán
a) Mục đích
Giúp SV rèn luyện thành thạo và điều chỉnh kịp thời khi thực hiện một số hoạt động dạy học môn Toán tiểu học. Biện pháp này phát triển cho SV NL 1, NL 2, NL 3, NL 4 và NL 5.
b) Cơ sở của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và là động lực thúc đẩy đổi mới quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá được thực hiện trong quá trình học tập sẽ giúp cho người học chủđộng, tích cực, sáng tạo, phát huy tối đa khả năng của mình. [1]
Hoạt động kiểm tra, đánh giá việc học tập của SV được xem là một trong những hoạt động chính của giảng viên nói riêng. Hoạt động kiểm tra, đánh giá giúp SV điều chỉnh kịp thời những hoạt động chưa phù hợp, từ đó SV rèn luyện nhiều hơn đến khi các kĩ năng trở nên thành thạo hơn.
c) Tổ chức thực hiện
(1) Quy trình RLNVSPTX đã và đang thực hiện hiện nay của ngành Giáo dục tiểu học như sau:
Mô hình RLNVSPTX được biểu diễn trong sơ đồ 2.3. Trước khi thực hiện theo sơđồ, SV phải đăng ký nhóm RLNVSPTX (nhưđăng ký lớp môn học), mỗi nhóm được đặc trưng bởi số lượng SV, giảng viên hướng dẫn.
Sơđồ 2.3. Quy trình RLNVSPTX
Mô hình RLNVSPTX là quy trình gồm hai giai đoạn và được thực hiện qua 4 bước như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch RLNVSPTX
SV cùng nhóm tựđánh giá các kỹ năng và năng lực dạy học làm cơ sởđể xây dựng kế hoạch rèn luyện của mỗi SV.
Giảng viên hướng dẫn nhóm SV lập kế hoạch theo đề cương chi tiết; SV hoàn chỉnh kế hoạch và được giảng viên duyệt kế hoạch rèn luyện.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch RLNVSPTX
Trong bước này, SV cùng nhóm rèn luyện của mình tiến hành rèn luyện trên lớp học giảđịnh và thường xuyên tựđánh giá để điều chỉnh kế hoạch thực hiện (sơ đồ 2.3). Quá trình này được thực hiện thường xuyên và liên tục theo kế hoạch đã có ở bước 1, cho đến khi nào mỗi cá nhân SV trong nhóm thấy đủ tự tin để tổ chức một tiết học. Khi đó nhóm lập kế hoạch đề nghị giảng viên hướng dẫn tổ chức đánh giá, góp ý cho tiết dạy (có thể có sự phối hợp với trường tiểu học).
Bước 3: Đánh giá kết quả RLNVSPTX
Khi SV hoàn thiện ở bước 2, lập kế hoạch đánh giá. Giảng viên hướng dẫn căn cứ vào kế hoạch của SV, phối hợp với nhà trường tiểu học (lớp và GVTH) tiến hành tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện. Việc đánh giá nhiều lần, làm nhiều đợt trong quá trình rèn luyện là điểm mới trong mô hình này.
Bước 4: Thực tập sư phạm
Chỉ có các sinh viên đã qua được các đợt kiểm tra, đánh giá mới được thực hiện bước này.
Nhận định một số ưu điểm và hạn chế của quy trình này trong điều kiện hiện nay của Khoa:
Ưu điểm:
tạo theo hệ thống tín chỉ: 2 tín chỉ, có 60 giờ thực hành;
+ Thực hiện tốt bước 1, bước 2 (đối với nhóm SV có ý thức cao trong học tập) của quy trình này.
Hạn chế:
+ Ý thức tự rèn luyện của SV chưa cao dẫn đến khi thực hiện ở bước 2 chưa hiệu quả;
+ Chưa có bộ tiêu chí đánh giá chung cho hoạt động rèn luyện của SV, dẫn đến kết quả rèn luyện chưa đánh giá đúng NL của SV và đánh giá để tạo cơ hội cho SV rèn luyện nhiều hơn.
+ Giảng viên chưa kiểm tra thường xuyên, đánh giá nhiều lần hoạt động tự rèn luyện của SV (bước 2).
+ Chưa phối hợp được với GVTH trong khâu đánh giá đầu ra.
(2) Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động RLNVSPTX của SV theo hướng phát triển NLNN cho SV
- Căn cứ xây dựng:
+ Căn cứ vào chuẩn đầu ra của các học phần PPDH Toán tiểu học nói chung và chuẩn đầu ra học phần RLNVSPTX nói riêng;
+ Căn cứ vào các tiêu chí và mức độđạt được về NLNN (bảng 1.2); + Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá giờ dạy ở trường tiểu học.
- Tiêu chí đánh giá (bảng 2.2):
Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá hoạt động RLNVSPTX
Tiêu chí đánh giá Điểm I. Thiết kế KHBH: (hệ số 0.4) 10
1. Mục tiêu học tập của bài 1.0
2. Các phương tiện sử dụng trong bài học 1.0
3. Các hoạt động dạy học đạt được mục tiêu 2.0
4. Phương pháp dạy học phù hợp với nội dung hoạt động 2.0 5. Hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung hoạt động 2.0 6. Sự kết nối chặt chẽ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học 2.0
II. Tổ chức dạy trên lớp (hệ số 0.6) 10 A. Nội dung giảng dạy trên lớp 3.0
1. Truyền đạt kiến thức chính xác, đảm bảo kiến thức đầy đủ, tính hệ thống. 1.0 2. Làm nổi bật mục tiêu học tập của bài dạy. 1.0 3. Đảm bảo nguyên tắc dạy học. 1.0 B. Tổ chức dạy học trên lớp 5.0