Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các học phần phương pháp dạy học môn toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành giáo dục tiểu học (Trang 117 - 156)

8. Nội dung nghiên cứu

3.5.Phân tích kết quả thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành lựa chọn hai lớp SV có sự tương đồng nhau về kết quả học tập. Chúng tôi lấy kết quả học tập của được tổng hợp từ kết quả trung bình chung của học kì 2 năm học 2015 – 2016 và 2016 – 2017. Kết quảđược tổng hợp ở bảng sau: Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả học tập của hai lớp đối chứng và thực nghiệm trước tác động GDTH2015 GDTH2016 Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Loại - Điểm SL % SL % SL % SL % Giỏi 8.5 – 10.0 2 5.4 2 5.4 4 9.5 4 9.5 Khá 7.0 – 8.4 30 81.1 28 75.7 27 64.3 28 66.7

Trung bình 5.5 – 6.9 4 10.8 5 13.5 8 19.0 8 19.0 Trung bình yếu 4.0 – 5.4 1 2.7 2 5.4 3 7.1 2 4.8 Kém dưới 4.0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 37 100 37 100 42 100 42 100 Trung bình 7.42 7.31 7.30 7.21 Trung vị 7.49 7.44 7.49 7.34 Mode 7.64 7.50 7.64 7.50 Độ lệch chuẩn 0.67 0.78 0.91 0.84

Qua bảng số liệu cho thấy kết quả học của đạt mức giỏi, khá, trung bình, trung bình yếu, kém của hai lớp đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau. Điểm trung bình chung của hai lớp SV tương đương (7.42 và 7.31; 7.30 và 7.21); độ lệch chuẩn tương đương nhau (0.67 và 0.78; 0.91 và 0.84). Như vậy việc lựa chọn nhóm đểđối chứng và thực nghiệm đảm bảo được các TC: 1) Số lượng SV của hai lớp là tương đương; 2) Trình độ nhận thức là tương đương. Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị chúng tôi tiến hành thực nghiệm và đối chứng là như nhau vì cùng tổ chức thực hiện trên một cơ sở.

3.5.1. Phân tích kết qu hc tp

3.5.1.1. Phân tích kết quả học tập sau thực nghiệm lần 1

Sau khi đã kiểm chứng sự tương đương của hai lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến tổ chức dạy học song song lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đối với các nội dung của các học phần PPDH Toán tiểu học 1, PPDH Toán tiểu học 2, bằng các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất. Kết quả cụ thể của các học phần:

- Đối với học phần PPDH Toán tiểu học 1

Kết quả thu được sau khi kiểm tra kết thúc học phần PPDH Toán tiểu học 1 cụ thể bởi bảng: Bảng 3.2. Bảng tần suất điểm của học phần PPDH Toán tiểu học 1 (thực nghiệm lần 1) Tần suất điểm Lớp SL SV < 4 % 4-5.4 % 5.5-6.9 % 7-8.4 % 8.5-10 % Điểm TB ĐC1 37 0 0 2 5.4 6 16.2 27 73 2 5.4 7.22

TN1 37 0 0 0 0 4 10.8 25 67.6 8 21.6 8.01 Kết quả bảng 3.2 cho thấy điểm trung bình của lớp tác động thực nghiệm cao hơn so với điểm trung bình của lớp đối chứng (XTN> X ĐC là 0.79)

Bảng tần suất điểm của hai lớp đối chứng và thực nghiệm được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tần suất điểm kết quả học tập của lớp đối chứng và thực nghiệm lần 1 học phần PPDH Toán tiểu học 1 - Đối với học phần PPDH Toán tiểu học 2 Kết quả học tập của học phần PPDH Toán tiểu học 2 cụ thể bởi bảng số liệu: Bảng 3.3. Bảng tần suất điểm của học phần PPDH Toán tiểu học 2 (thực nghiệm lần 1) Tần suất điểm Lớp SL SV < 4 % 4-5.4 % 5.5-6.9 % 7-8.4 % 8.5-10 % Điểm TB ĐC1 37 0 0 3 8.1 9 24.3 22 59.5 3 8.1 7.30 TN1 37 0 0 0 0 3 8.1 24 64.9 10 27.0 8.12

Kết quả bảng 3.3 cho thấy điểm trung bình của lớp tác động thực nghiệm cao hơn so với điểm trung bình của lớp đối chứng (XTN> X ĐC là 0.82)

Bảng tần suất điểm của hai lớp đối chứng và thực nghiệm được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tần suất điểm kết quả học tập của lớp đối chứng và thực nghiệm lần 1 học phần PPDH Toán tiểu học 2

- Phân tích kết qu:

Nhìn vào bảng số liệu 3.3, 3.4, 3.5 và biểu đồ hình 3.1, 3.2, 3.3 cho thấy, kết quả trung bình chung học phần PPDH Toán tiểu học 1 và PPDH Toán tiểu học 2 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch rõ nét rõ nét. Đặc biệt, số SV đạt loại trung bình giảm (16.2% giảm xuống còn 10.8% đối với học phần PPDH Toán tiểu học 1; 24.3% giảm còn 8.1% đối với học phần PPDH Toán tiểu học 2), không còn SV đạt mức trung bình yếu và kém ở lớp thực nghiệm. Tỷ lệ SV giỏi tăng từ 5.4% lên 21.6% (học phần PPDH Toán tiểu học 1), từ 8.1% lên 27% (học phần PPDH Toán tiểu học 2).

Kết quả đạt được có thể bước đầu khẳng định: 1) SV vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã được tiếp thu trong quá trình học tập các học phần để giải quyết vấn đềđược hiệu quả; 2) Kết quả học tập của SV được nâng lên không phải do ngẫu nhiên mà có sự tác động tích cực từ phía giảng viên; 3) SV đạt được mức độ yêu cầu về NLNN theo mục tiêu của các học phần đã đặt ra và mục tiêu của các biện pháp đã đề xuất trong luận án.

3.5.1.2. Phân tích kết quả học tập sau thực nghiệm lần 2

Sau khi thực nghiệm lần 1, chúng tôi tiến hành điều chỉnh tính hợp lí về cách thực hiện biện pháp. Để đảm bảo tính khách quan, thực nghiệm lần 2, chúng tôi đã nhờ giảng viên cùng bộ môn thực hiện dạy thực nghiệm. Chúng tôi trao đổi với giảng viên về cách thức tổ chức thực hiện các biện pháp, bài giảng, phương pháp, hình thức và TC đánh giá cho mỗi nội dung trong các học phần. Giảng viên thống nhất quan điểm chung và tiến hành dạy thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm lần 2, cụ thể:

- Đối với học phần PPDH Toán tiểu học 1 Bảng 3.4. Bảng tần suất điểm của học phần PPDH Toán tiểu học 1 (thực nghiệm lần 2) Tần suất điểm Lớp SL SV < 4 % 4-5.4 % 5.5-6.9 % 7-8.4 % 8.5-10 % Điểm TB ĐC2 42 0 0 5 11.9 15 35.7 20 47.6 2 4.8 7.21 TN2 42 0 0 0 0 8 19.0 27 64.3 7 16.7 8.10

Kết quả bảng 3.4 cho thấy điểm trung bình của lớp tác động thực nghiệm cao hơn so với điểm trung bình của lớp đối chứng (XTN> X ĐC là 0.89)

Bảng tần suất điểm của hai lớp đối chứng và thực nghiệm được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tần suất điểm kết quả học tập của lớp đối chứng và thực nghiệm lần 2 học phần PPDH Toán tiểu học 1 - Đối với học phần PPDH Toán tiểu học 2 Bảng 3.5. Bảng tần suất điểm của học phần PPDH Toán tiểu học 2 (thực nghiệm lần 2) Tần suất điểm Lớp SL SV < 4 % 4-5.4 % 5.5-6.9 % 7-8.4 % 8.5-10 % Điểm TB ĐC2 42 0 0 4 9.5 14 33.3 21 50.0 3 7.1 7.25 TN2 42 0 0 1 2.4 8 19.0 25 59.5 8 19.0 8.09

hơn so với điểm trung bình của lớp đối chứng (XTN> X ĐC là 0.84)

Bảng tần suất điểm của hai lớp đối chứng và thực nghiệm được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ tần suất điểm kết quả học tập của lớp đối chứng và thực nghiệm lần 2 học phần PPDH Toán tiểu học 2

- Phân tích kết qu:

Dựa vào bảng số liệu 3.4, 3.5 và các biểu đồ 3.3, 3.4 nhận thấy kết quả học tập sau khi tổ chức thực nghiệm lần 2 cũng có sự khác biệt của hai lớp đối chứng và thực nghiệm. Tỉ lệ SV khá, giỏi của các lớp cao hơn so với lớp đối chứng, số SV có kết quả học tập trung bình, trung bình yếu giảm rõ nét. Số liệu của các bảng đã chứng tỏ sự tác động của các biện pháp có khả thi.

3.5.1.3. Phân tích kết quả của RLNVSPTX

Để phân tích trên kết quả RLNVSPTX, chúng tôi chọn một lớp đối chứng và một lớp thực nghiệm, mỗi lớp đều 42 SV khóa GDTH2016 (kiểm chứng nhóm tương đương bảng 3.2), tiến hành phân tích kết quả bằng phương pháp T-Test độc lập của kết quả đánh giá sau khi tác động. Các TC đánh giá được trình bày ở bảng 2.2. Cột điểm đánh giá RLNVSPTX là trung bình cộng của giảng viên đánh giá độc lập. Kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Bảng kiểm chứng kết quả thực nghiệm qua RLNVSPTX GDTH2016 Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Loại - Điểm SL % SL % Giỏi 8.5 – 10.0 11 26.2 19 45.2 Khá 7.0 – 8.4 28 66.7 23 54.8

Trung bình 5.5 – 6.9 3 7.1 0 0 Trung bình yếu 4.0 – 5.4 0 0 0 0 Kém dưới 4.0 0 0 0 0 Tổng 42 100 42 100 Trung bình 7.80 8.36 Độ lệch chuẩn 0.62 0.61 Giá trị p của T-Test 0.00003

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)

0.9032

Bảng trên đã chứng tỏ kết quả 2 lớp trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho giá trị p = 0,00003, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rt có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quảđiểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 8,36 7,80

0,903 0,62 - = . Điều đó cho thấy mức độảnh hưởng của các biện pháp tác động đến kết quả học tập của lớp thực nghiệm là ln. 3.5.2. Phân tích kết quđịnh tính

Chúng tôi thực hiện một phiếu khảo sát (phụ lục 2) về mức độ đạt được NLNN phát triển cho SV đối với lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau hai lần thực nghiệm. Số lượng 79 SV lớp đối chứng và 79 SV lớp thực nghiệm. kết quả khảo sát cung cấp bởi bảng:

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát mức độđạt được về NLNN phát triển cho SV Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Các NL Mức 1 2 3 4 1 2 3 4 1. NL hiểu chương trình và SGK môn Toán 49.1% 29.6% 17.5% 3.8% 23.0% 32.2% 28.6% 16.2% 2. NL thiết kế KHBH theo định hướng phát triển phẩm chất, NLHS 45.3% 34.6% 14.3% 6.1% 19.6% 31.6% 32.9% 15.8%

3. NL thực hiện KHBH theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS

35.9% 34.6% 22.4% 7.2% 15.6% 29.1% 35.0% 20.3%

4. NL giáo dục qua bài học toán

34.8% 32.3% 24.1% 8.9% 16.5% 32.9% 32.9% 17.7%

5. NL phát triển nghề nghiệp của bản thân

36.1% 31.6% 17.7% 14.6% 24.1% 33.5% 22.8% 19.6%

Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.7 và trao đổi trực tiếp với giảng viên dạy thực nghiệm, giảng viên bộ môn, chúng tôi rút ra một số kết luận về kết quả định tính như sau:

1) Mức độđạt được về NLNN phát triển cho SV ở các lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng (trung bình đạt được mức 1 giảm, trung bình đạt được từ mức 2, mức 3 và mức 4 tăng);

2) Có một vài TT của NLNN chưa thật sự được chú ý đến trong quá trình dạy học các học phần PPDH Toán tiểu học đối với lớp đối chứng như: TT 1.1, TT 1.2 của NL1; TT 2.2 của NL 2; TT 3.2 của NL 3 và TT 4.1 của NL 4.

3) SV có khả năng thực hiện tốt hoạt động dạy học toán cho HS tiểu học thông qua các học phần về PPDH.

4) SV tích cực, hứng thú và chủ động hơn trong các hoạt động học tập, phát triển các khả năng như: phát hiện và giải quyết vấn đề, trình bày ý kiến / báo cáo, giao tiếp, tư duy phê phán và phản biện.

Ngoài ra các NLNN cần có, SV còn có được những phẩm chất của người GV như: Ý thức xây dựng bài học hiệu quả, nâng cao chất lượng của bài dạy, ý thức bồi dưỡng, phát triển chuyên môn nghiệp vụ, …

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Về thực nghiệm, chúng tôi đã phối hợp và khai thác triệt để cách thức thực hiện các biện pháp để được triển khai dạy cho SV các học phần PPDH Toán tiểu học. Chúng tôi cũng đã sử dụng hình thức đánh giá khác trong quá trình dạy học, cũng như các hình thức đánh giá trong quá trình thực nghiệm, bước đầu thu được kết quả vềđịnh lượng và định tính làm cơ sở nhận xét tính hiệu quả của các biện pháp:

- Về kết quảđịnh lượng cho thấy kết quả học tập của SV ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm đều có sự tiến bộ, nhưng kết quả của lớp thực nghiệm có tỷ lệ SV khá, giỏi cao hơn. Đánh giá quá trình học của SV được liên tục, phối hợp nhiều hình thức, nhiều sản phẩm, tăng cường khả năng tự học, tự rèn luyện. SV được rèn luyện nhiều hơn, thể hiện khả năng của bản thân, được thực hành hoạt động nghề dạy học trong quá trình học học tập. Kết quả thu được đã chứng minh được sự khác biệt rõ nét giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

- SV ở các lớp thực nghiệm có sự phát triển NLNN tốt hơn so với SV ỏ các lớp đối chứng. Điều này đã được chứng tỏ qua kết quả đánh giá tiết RLNVSPTX, một hoạt động kết quảđánh giá đầu ra, SV có đủđiều kiện tham gia thực tập tốt nghiệp. - Về ý thức học tập và rèn nghềđược thể hiện rõ nét hơn, bởi yêu cầu thực hiện các biện pháp sư phạm đòi hỏi SV phải học tập, nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu để hoàn thiện sản phẩm tự học, KHBH, …từđó cách học và nghiên cứu của SV được phát triển hơn so với lớp dạy bình thường. Bên cạnh đó, SV được phát triển NL giải quyết các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp gắn với các tình huống thực tiễn và đây cũng là động lực thúc đẩy SV phải nỗ lực nhiều hơn trong học tập và hiểu được tầm quan trọng của nghề GV. Cách tổ chức dạy học của các biện pháp tạo điều kiện cho SV được trải nghiệm nhiều hơn với các kĩ năng nghề nghiệp qua học tập các học phần PPDH Toán tiểu học.

- Về nội dung các học phần PPDH Toán tiểu học trong chương trình đào tạo về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp cho SV ngành Giáo dục tiểu học. Tuy nhiên qua thực nghiệm chúng tôi thấy có một số khó khăn nhất định, chẳng hạn như: thời lượng thực thi chương trình, cơ sở vật chất, một số SV còn thụđộng chờ sự hướng dẫn cụ thể của giảng viên, …

Như vậy, qua thực nghiệm bước đầu chúng tôi cho rằng các biện pháp đã đề xuất có tính khả thi, giúp SV có cơ hội phát triển NLNN nhiều hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, đổi mới cách thức dạy học các học phần PPDH nói chung và PPDH Toán tiểu học nói riêng theo hướng phát triển NL chuyên môn, nghiệp vụ cho SV là cần thiết. Qua quá trình nghiên cứu trong đề tài này, chúng tôi đạt được các kết quả như sau:

1.1 Chúng tôi đã phân tích và làm rõ cơ sở lí luận về hoạt động dạy học ởđài học gắn với sự phát triển NLNN cho SV qua môn học và thực tiễn dạy học các học phần PPDH Toán tiểu học theo định hướng phát triển NLNN.

1.2 Trên cơ sởđó, chúng tôi đã đề xuất 8 biện pháp sư phạm trong dạy học để phát triển NLNN cho SV, cụ thể:

- Tổ chức cho SV nghiên cứu chương trình môn Toán và xác định mục tiêu học tập của bài học bằng hình thức hướng dẫn tự học kết hợp với kiểm tra đánh giá sản phẩm tự học;

- Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu, thực hành vận dụng một số PPDH và hình thức tổ chức dạy học môn Toán tiểu học bằng PPDH nghiên cứu trường hợp;

- Tổ chức cho sinh viên trao đổi, thảo luận về sử dụng và khai thác các phương tiện dạy học Toán theo hướng tăng cường hoạt động học của học sinh;

- Vận dụng quy trình nghiên cứu bài học tổ chức cho sinh viên thiết kế kế hoạch bài học Toán theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các học phần phương pháp dạy học môn toán tiểu học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành giáo dục tiểu học (Trang 117 - 156)