1.3.2. Kế toán tổng hợp NVL
1.3.2.1. Phương pháp hạch toán tổng hợp
Hạch toán tổng hợp NVL là việc ghi chép sự biến động về mặt giá trị của NVL trên các sổ kế toán tổng hợp. Trong hệ thống kế toán hiện hành, NVL thuộc nhóm hàng tồn kho nên hạch toán tổng hợp NVL có thể tiến hành theo một trong hai phương pháp sau: Phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kì.
Phương pháp kiểm kê định kì
Đặc điểm: Kiểm kê định kì là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị NVL tồn kho cuối kì trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của NVL đã xuất trong kì theo công thức:
Trị giá NVL = Trị giá NVL + Tổng trị giá NVL - Trị giá NVL xuất kho trong kì tồn kho đầu kì nhập kho trong kì tồn kho cuối kì
Công tác kiểm kê NVL được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá NVL xuất kho trong kì (tiêu dùng cho sản xuất hay xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán trên một tài khoản kế toán riêng là Tài khoản 611 “Mua hàng”. Như vậy khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kì, các tài khoản kế toán NVL tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kì kế toán (để kết chuyển số dư đầu kì) và cuối kì kế toán (để phản ánh giá trị thực tế NVL tồn kho cuối kì).
Phương pháp kiểm kê định kì thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL với quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, NVL xuất dùng hay xuất bán thường xuyên.
Ưu điểm: Đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công viêc hạch toán.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao do bị ảnh hưởng bởi chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.
Phương pháp kê khai thường xuyên
Đặc điểm: Kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán . Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa. Vì vậy, giá trị NVL tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kì thời điểm nào trong kỳ kế toán.
xây lắp…) và các doanh nghiệp thương nghiệp kinh doanh các NVL có giá trị lớn, có kỹ thuật và chất lượng cao…
Ưu điểm: Phương pháp kê khai thường xuyên được sử dụng phổ biến vì có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về NVL tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. Tại bất kì thời điểm nào cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn NVL.
Nhược điểm: Phương pháp này không nên áp dụng đối với doanh nghiệp có giá trị đơn vị NVL tồn kho nhỏ, thường xuyên xuất dùng, xuất bán.
Trong đề tài này sẽ tập trung làm rõ Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên để phù hợp với thực trạng công tác kế toán NVL tại doanh nghiệp thực tế mà đề tài nghiên cứu.
1.3.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Để đáp ứng công tác quản lý hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”. Tài khoản 152 dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của các loại NVL theo giá thực tế.
Kết cấu Tài khoản 152
+ Bên Nợ:
-Giá thực tế của NVL nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn liên doanh, được cấp hoặc nhập từ nguồn khác.
-Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê. + Bên Có:
-Giá thực tế NVL xuất kho dùng cho sản xuất, xuất bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh.
-Trị giá NVL được giảm giá, chiết khấu thương mại hoặc trả lại người bán.
-Trị giá NVL thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê. + Số dư Nợ: Giá thực tế NVL tồn kho.
Ngoài ra để hạch toán NVL, kế toán còn sử dụng Tài khoản 151 “Hàng mua đi đường”. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại NVL mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng cuối kì chưa về nhập kho.
Kết cấu TK 151:
+ Bên Nợ:
Giá trị NVL đang đi đường. + Bên Có:
Giá trị NVL đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng. + Số dư Nợ: Giá trị NVL đi đường chưa về nhập kho.
Bên cạnh đó việc hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như tài khoản 111, 112, 133, 141, 331, 621, …