Tình hình biến động của tài sản qua 3 năm 2016 – 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 64 - 68)

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2017/2016 2017/2018

Giá trị % Giá trị %

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 396,389 396,286 545,192 -102 -0.03 148,906 27.31 I. Tiền và khoản tương đương tiền 42,192 22,969 28,273 -19,223 -83.69 5,305 18.76

1. Tiền 13,471 10,490 11,473 -2,982 -28.42 984 8.58 2. Các khoản tương đương tiền 28,721 12,480 16,800 -16,241 -130.14 4,320 25.72

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 43,223 5,000 43,223 100.00 -38,223 -764.46

1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 43,223 5,000 43,223 100.00 -38,223 -764.46

III. Các khoản phải thu 181,126 159,045 224,824 -22,081 -13.88 65,780 29.26

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 171,695 149,170 218,365 -22,525 -15.10 69,194 31.69 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 11,641 12,925 8,164 1,284 9.94 -4,761 -58.31 4. Các khoản phải thu ngắn hạn khác 3,964 3,055 4,470 -909 -29.75 1,415 31.66 5. Dự phòng phải thu khó đòi -6,173 -6,105 - 6,174 69 -1.13 -69 1.12

IV. Hàng tồn kho 163,081 164,730 275,491 1,648 1.00 110,761 40.21

1. Hàng tồn kho 163,529 164,937 276,539 1,408 0.85 111,602 40.36 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -448 -207 - 1,048 241 -116.08 -841 80.22

V. Tài sản ngắn hạn khác 9,989 6,320 11,604 -3,669 -58.05 5,284 45.54

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 107 1,347 107 100.00 1,239 92.03 2. Thuế GTGT được khấu trừ 9,989 6,212 10,257 -3,776 -60.78 4,045 39.43

I. Tài sản cố định 272,415 216,492 221,000 -55,923 -25.83 4,508 2.04

1. TSCĐ hữu hình 272,415 216,396 220,993 -56,019 -25.89 4,597 2.08

- Nguyên giá 752,678 768,276 834,582 15,598 2.03 66,306 7.94 - Giá trị hao mòn lũy kế -480,263 -551,880 - 613,589 -71,618 12.98 -61,709 10.06

2. TSCĐ vô hình 97 7 97 100.00 -89 -1240.07

- Nguyên giá 862 996 996 134 13.48 0 0.00 - Giá trị hao mòn lũy kế -862 -900 - 989 -38 4.17 -89 9.05

II. Tài sản dở dang dài hạn 196 26,015 11,119 25,819 99.25 -14,896 -133.97

1. Xây dựng cơ bản dở dang 196 26,015 11,119 25,819 99.25 -14,896 -133.97

III. Đầu tư tài chính dài hạn 4,452 5,101 3,420 649 12.73 -1,681 -49.15

1. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 6,783 6,874 3,874 91 1.32 -3,000 -77.44 2. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn -2,33 -1,773 - 454 558 -31.48 1,319 -290.49

IV. Tài sản dài hạn khác 5,735 4,343 13,697 -1,392 -32.06 9,354 68.30

1. Chi phí trả trước dài hạn 5,735 4,343 13,697 -1,392 -32.06 9,354 68.30

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 679,185 648,237 794,428 -30,949 -4.77 146,191 18.40

b.Về nguồn vốn

Toàn bộ thông tin số liệu về nguồn vốn của CTCP Dệt May Huế được thể hiện qua Bảng 2.3. Qua đó, ta có nhận xét như sau:

Nợ phải trả: Năm 2017, nợ phải trả giảm hơn 43 tỷ đồng, tương ứng giảm 9,10% so với năm 2016. Tuy nhiên đến năm 2018, con số nợ phải trả lại tăng với mức gần 152 tỷ đồng, tương ứng tăng 26,07% so với năm 2017. Cụ thể:

+ Nợ ngắn hạn: Năm 2017, nợ ngắn hạn giảm với mức hơn 26,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 8,48% so với năm 2016. Nguyên nhân là do các khoản nợ như phải trả người bán, Thuế và các khoản phải nộp NN, phải trả người lao động, Chi phí phải trả ngắn hạn và vay ngắn hạn giảm. Đến năm 2018, nợ ngắn hạn lại tăng với mức gần 139 tỷ đồng, tương ứng tăng 32,68% so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản mục Vay ngắn hạn tăng mạnh tới hơn 126 tỷ đồng, tương ứng tăng 49,32%.

+ Nợ dài hạn: Năm 2017, nợ dài hạn giảm với mức gần 17 tỷ đồng, tương ứng giảm 10,29% so với năm 2016. Đến năm 2018, con số nợ dài hạn tăng lên với mức hơn 13 tỷ đồng, tương ứng tăng 8,16% so với năm 2017 mà cụ thể là do tăng các khoản vay dài hạn. Có thể nói vào năm 2017 thì vay dài hạn giảm nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cũng như duy trì một cơ cấu nợ hợp lí trong tình hình kinh tế đang gặp khó khăn. Đến năm 2018, nợ dài hạn của công ty tăng lên là điều dễ hiểu vì công ty đang tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu: Năm 2017, vốn chủ sở hữu tăng thêm hơn 12 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 5,88% so với năm 2016. Nguyên nhân là do sự tăng lên về giá trị của quỹ đầu tư phát triển với mức tăng gần 14 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 21,99% ở năm 2017 so với năm 2016. Đến năm 2018, vốn chủ sở hữu lại giảm với mức hơn 5,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 2,61% so với năm 2017. Nguyên nhân là do sự giảm xuống của LNST chưa phân phối với mức giảm hơn 11 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 37,60% ở năm 2018 so với năm 2017.

Qua đó, ta thấy nguồn vốn của CTCP Dệt May Huế được tài trợ chủ yếu từ vốn chủ sở hữu. Điều này không những giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư lớn mà còn không phải trả lãi vay nhằm giảm được chi phí kinh doanh. Đây là một nhân tố quan trọng quyết định mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất, góp phần tăng năng suất và giảm giá thành chi phí của doanh nghiệp. Đồng thời, sự biến động của vốn chủ

sở hữu còn thể hiện nguồn lực quan trọng để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp, là một điều kiện để thực hiện các chiến lược, sách lược kinh doanh, nó cũng là “dầu nhớt” bôi trơn cho cỗ máy kinh tế vận động.

Tóm lại thông qua việc phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn tại công ty qua 3 năm 2016 – 2018, ta có thể nhận thấy rằng CTCP Dệt – May Huế là một doanh nghiệp có năng lực tài chính vững vàng, tuy vào năm 2017 phải đối mặt với khó khăn trong ngành dệt may thế nhưng đây sẽ chỉ là thách thức mà công ty phải vượt qua để tiếp tục cố gắng trong những năm tới. Điều này đã được khẳng định qua năm 2018, chứng tỏ công ty là một đối thủ có tiềm lực sức mạnh về vốn trên thị trường cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 64 - 68)