Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 55)

Gồm 1 kế toán trưởng và trong phòng kế toán gồm 15 người đảm nhiệm từng

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ KẾ TOÁN Sổ tổng hợp Sổ chi tiết - BCTC

- Báo cáo kế toán quản trị

PHẦN MỀM KẾ TOÁN BRAVO 7.0

Quan hệ trực tuyến: Quan hệ gián tiếp:

Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Kế toán Công nợ phải trả người bán Kế toán Tổng hợp Kế toán Tiền gửi Ngân hàng, tiền vay Kế toán Doanh thu, công nợ phải thu người mua Thủ quỹ Kế toán Phải thu, Phải trả khác Kế toán Giá thành Kế toán Tài sản cố định, CCDC Kế toán Thuế Kế toán Nguyên vật liệu Kế toán Lương, BHXH Kế toán Đầu tư Xây dựng cơ bản Kế toán Thành phẩm Kế toán Tiền mặt Kế toán công nợ Tạm ứng TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ PHÒNG Nguồn: (Phòng Nhân sự)

Chức năng của các bộ phận:

- Kế toán trưởng: là người có trách nhiệm kiểm soát giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính và phân tích tình hình tài chính của đơn vị, có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và điều hành mọi hoạt động của bộ máy kế toán tại đơn vị đồng thời là người tham mưu, hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn và chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước trách nhiệm của lãnh đạo cấp trên.

- Trưởng phòng: Là người theo dõi, giám sát tất cả các nhân viên trong phòng và đảm nhận trực tiếp phần hành kế toán tổng hợp.

- Phó phòng: Báo cáo trực tiếp Trưởng phòng. Trực tiếp đảm nhiệm phần hành kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay. Quản lý và điều hành các phần hành kế toán Công nợ phải trả người bán, kế toán Doanh thu và Công nợ phải thu người mua.

- Kế toán tiền gửi ngân hàng và tiền vay: Báo cáo trực tiếp trưởng, phó phòng. Phản ánh theo dõi số liệu hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi tiền vay của công ty tại các ngân hàng và đối tượng khác và đề xuất phương án sử dụng, luân chuyển vốn có hiệu quả.

- Kế toán tiền mặt: Báo cáo trực tiếp trưởng phòng. Theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt của Công ty. Đảm bảo thực hiện thu chi tiền mặt đúng chế độ Kế toán - Tài chính hiện hành và quy chế quản lý của công ty.

- Kế toán công nợ tạm ứng: Báo cáo trưc tiếp trưởng phòng. Theo dõi quản lý công nợ tạm ứng của CBNV trong công ty. Đảm bảo thực hiện việc thanh toán và quản lý công nợ nội bộ đúng chế độ Kế toán - Tài chính hiện hành và quy chế quản lý của công ty.

- Kế toán lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: Báo cáo trực tiếp trưởng phòng. Quản lý mọi khoản thu chi, thanh toán tiền lương, các chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của Nhà nước và của công ty. Tính và thanh toán các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đối với các cơ quan có liên quan.

- Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản: Báo cáo trực tiếp trưởng phòng. Theo dõi tình hình đầu tư XDCB và sữa chữa lớn TSCĐ trong công ty. Quyết toán, kết chuyển giá trị công trình đầu tư XDCB và sữa chữa lớn.

- Kế toán TSCĐ và CCDC đang dùng: Báo cáo trực tiếp trưởng phòng. Theo dõi số hiện có, tình hình biến động tăng giảm, hiện trạng TSCĐ, CCDC trong toàn công ty và tại các đơn vị sử dụng theo chủng loại và tính chất hao mòn. Tính và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC cho từng đối tượng chịu chi phí.

ánh và theo dõi kịp thời, chính xác các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán phát sinh trong quá trình kinh doanh theo từng đối tượng, từng khoản nợ, theo thời gian. Đảm bảo chế độ thanh toán với nhà cung cấp.

- Kế toán nguyên vật liệu và CCDC: Báo cáo trực tiếp trưởng phòng. Quản lý, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho NVL và CCDC, tình hình sử dụng NVL, CCDC của Công ty. Phân tích tình hình mua sắm, sử dụng, dự trũ NVL, CCDC.

- Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Báo cáo trực tiếp cho trưởng phòng. Tập hợp CPSX và tính giá thành cho từng loại sản phẩm của công ty. Phân tích sự biến động của chi phí ảnh hưởng đến giá thành.

- Kế toán thành phẩm và hàng hóa: Báo cáo trực tiếp cho trưởng phòng. Quản lý, theo dõi tình hình nhập tồn kho thành phẩm, hàng hóa tại các kho, cửa hàng và đại lý của công ty.

- Kế toán doanh thu và công nợ phải thu khách hàng: Báo cáo trực tiếp cho trưởng, phó phòng. Phản ánh theo dõi kịp thời các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản nợ, theo thời gian. Phân loại, đôn đốc thu hồi nợ nhằm đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần làm mạnh tình hình tài chính của công ty.

- Kế toán công nợ phải thu và phải trả khác: Báo cáo trực tiếp cho trưởng phòng. Theo dõi và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ phải thu, phải trả theo từng đối tượng và thời gian. Phân loại, đôn đốc thu hồi nợ, đôn đốc hoàn thành chứng từ nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí.

- Kế toán thuế: Báo cáo trực tiếp cho trưởng phòng. Theo dõi và phản ánh số liệu về các khoản thuế, tính đúng và nộp kịp thời các khoản thuế.

- Thủ quỹ: Báo cáo trực tiếp cho trưởng phòng. Quản lý tiền mặt của công ty theo quy định. Thu chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi do kế toán tiền mặt lập, lưu giữ, bảo quản giấy tờ có giá trị như tiền của công ty.

- Kế toán tổng hợp: Báo cáo trực tiếp cho trưởng phòng. Tổ chức hạch toán kế toán phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Lập BCTC theo quuy định hiện hành và các báo cáo theo yêu cầu quản lý tại công ty.

2.1.8. Tình hình hoạt động của CTCP Dệt May Huế qua ba năm 2015 - 2018

2.1.8.1. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016 – 2018

Lao động là một nguồn lực rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là yếu tố không thể thiếu để thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh. Vì vậy công tác tuyển dụng, quản lý, đào tạo nguồn lao động là hết sức cần thiết và quan trọng. Để thấy được tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016 – 2018, ta xem xét bảng số liệu 2.1.

Bảng 2.1. Tình hình lao động tại công ty qua 3 năm 2016 – 2018

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số LĐ 3960 100 3936 100 5186 100 -24 -0,61 1250 24,10 Theo tính chất sản xuất LĐ gián tiếp 387 9,77 401 10,19 442 9,62 14 3,62 41 9,28 LĐ trực tiếp 3573 90,23 3535 89,81 4744 90,38 -38 -1,06 1209 25.48 Theo giới tính Nam 1233 31,14 1184 30,08 1187 31,42 -49 -3,97 3 0.25 Nữ 2727 68,86 2752 69,92 3557 68,58 25 0,92 805 22,63 Theo trình độ Đại học 202 5,10 207 5,26 235 4,94 5 2,48 28 11,91 Cao đẳng 416 10,51 410 10,42 420 10,18 -6 -1,44 10 2,38 Phổ thông 3342 84,39 3319 84,32 4531 84,89 -23 -0,69 1212 26,75

(Nguồn Phòng Nhân sự CTCP Dệt – May Huế)

Nhìn chung từ năm 2016 – 2018, tổng số lao động của CTCP Dệt – May Huế có xu hướng biến động không ổn định qua mỗi năm. Cụ thể là năm 2016, công ty có 3.960 lao động. Đến năm 2017, con số này giảm xuống 24 người và đạt 3.936 lao động

của công ty tăng mạnh lên đến 1.250 người, tương ứng tăng 24,10 % so với năm 2017 và đạt hơn 5.000 lao động. Chúng ta tiếp tục đi vào xem xét sự phân loại lao động của CTCP Dệt May Huế đã diễn biến như thế nào trong 3 năm 2016 – 2018.

- Xét theo tính chất sản xuất: Từ năm 2016- 2018, số lượng lao động gián tiếp của công ty có xu hướng tăng, trong khi đó số lao động trực tiếp lại có xu hướng biến động không ổn định. Cụ thể năm 2016, lao động gián tiếp hay còn được gọi là những nhân viên trong công ty đạt mức 387 lao động. Đến năm 2017, số lượng lao động gián tiếp tăng 14 người, tương ứng tăng 3,62% so với năm 2016. Năm 2018, con số lao động gián tiếp tăng mạnh thêm 41 người, tương ứng tăng 9,28% so với năm 2017 và đạt mức 442 lao động. CTCP Dệt May Huế thuộc loại doanh nghiệp sản xuất với quy mô khá lớn thế nên lao động chủ yếu trong công ty là lao động trực tiếp. Đây là bộ phận chủ yếu làm ra khối lượng sản phẩm nên chiếm tỷ trọng cao trên 80%, thậm chí có năm chiếm trên 90% trong tổng số lao động của công ty và hằng năm công ty vẫn luôn chú trọng đến lực lượng này. Cụ thể, năm 2016, số lượng lao động trực tiếp của công ty là gần 4.000 lao động, chiếm 90,23% tổng số lao động công ty. Đến năm 2017, lực lượng lao động này giảm 38 người, tương ứng với tốc độ giảm là 1,06% so với năm 2016. Tuy nhiên, năm 2018, số lao động trực tiếp tăng mạnh đến hơn 1.200 người, tương ứng tăng 25,48% so với năm 2017 và đạt gần 4.800 lao động, chiếm 90,38% tổng số lao động công ty.

- Xét theo giới tính: Từ năm 2016 – 2018, số lượng lao động nam và lao động nữ của CTCP Dệt May Huế có xu hướng biến động khác nhau, nếu như lao động nữ luôn có xu hướng tăng dần qua mỗi năm thì lao động nam lại biến động không ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2016, số lao động nam của công ty là hơn 1.200 lao động. Đến năm 2017, con số này giảm mạnh đến 49 người, tương ứng giảm 3,97% so với năm 2016. Năm 2018, lao động nam của công ty giảm 3 người, tương ứng giảm 0,25% so với năm 2017. Có thể nói so với lao động nam thì công ty vẫn chú trọng và ưu tiên lao động nữ hơn khi tỷ trọng lao động nữ trong công ty luôn chiếm trên 68% tổng số lao động của công ty qua 3 năm 2016 – 2018. Điều này có thể được giải thích là do đặc thù hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty là sản xuất hàng dệt may và nhận may gia công nên đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Nhìn vào bảng số liệu 2.1, ta thấy lao động nữ có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2016, số lao động nữ của công ty là hơn 2.700 lao động.

Đến năm 2017 con số này tăng lên thêm 25 người, tương ứng tăng 0,92% so với năm 2016 và năm 2018 lao động nữ của công ty tiếp tục tăng mạnh với mức tăng 805 người, tương ứng tăng 22,63% so với năm 2017 và đạt hơn 3.500 lao động.

- Xét theo trình độ: Số lao động có trình độ phổ thông chính là bộ phận công nhân chiếm tỷ trọng cao trên 84% tổng số lao động của công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất với quy mô lớn. Trong ba năm 2016- 2018, số lao động phổ thông có xu hướng biến động không ổn định qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2017, số lao động công nhân giảm từ 3.342 người xuống 3.319 người, tức là giảm đi 23 lao động, tương ứng giảm 0,69% so với năm 2016. Đến năm 2018, số công nhân lại tăng mạnh với mức tăng hơn 1.200 người, tương ứng tăng 26,75% so với năm 2017. Lực lượng lao động có trình độ đại học tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn có xu hướng tăng từ năm 2016 – 2018. Bên cạnh đó, lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp có xu hướng biến động không ổn định, cụ thể lực lượng này giảm ở năm 2017 và tăng mạnh ở năm 2018. Điều này cho thấy công ty luôn chú trọng công tác tuyển dụng lao động có trình độ phù hợp với đặc thù công việc nhằm tạo sự thuận lợi và hợp lí trong công tác quản lí cũng như việc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra trôi chảy.

Như vậy: Lực lượng lao động qua 3 năm của CTCP Dệt May Huế nhìn chung có sự biến động, đặc biệt là năm 2018 có sự tăng mạnh bởi vì đây là thời điểm công ty đi vào hoạt động một nhà máy may mới – Nhà máy may Quảng Bình. Hơn nữa, công ty vẫn luôn quan tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng vừa tạo điều kiện việc làm cho người lao động vừa hướng đến mục tiêu phát triển đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phù hợp với công việc.

2.1.8.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2016 – 2018

a. Về tài sản

Toàn bộ thông tin số liệu về tài sản của CTCP Dệt May Huế được thể hiện thông qua Bảng 2.2. Tình hình biến động của tài sản qua 3 năm 2016-2018. Qua đó, ta có nhận xét như sau:

Nhìn chung, từ năm 2016 – 2018, tổng tài sản của CTCP Dệt May Huế có xu hướng biến động không ổn định, giảm vào năm 2017 và tăng vào năm 2018. Cụ thể, năm 2016, tổng tài sản của công ty là gần 680 tỷ đồng. Năm 2017, con số này giảm xuống mức hơn 30 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 4,77% so với năm 2016 và đạt gần 650 tỷ đồng. Năm 2018, tổng tài sản có xu hướng tăng mạnh với mức gần 150

tỷ đồng, tương ứng với tốc độ là 18,40% so với năm 2017 và đạt gần 800 tỷ đồng. Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự biến động không ổn định của tổng tài sản tại công ty, chúng ta sẽ đi vào phân tích cụ thể về sự biến động của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn: Từ năm 2016 – 2018, tài sản ngắn hạn tại CTCP Dệt May Huế có xu hướng biến động như sau:

Năm 2017, tài sản ngắn hạn giảm nhẹ với mức hơn 101 triệu nghìn đồng, tương ứng giảm 0,03% so với năm 2016. Nhìn vào bảng số liệu 2.2, ta thấy trong năm 2017, Tiền và tương đương tiền giảm đáng kể với mức hơn 19 tỷ đồng, tương ứng giảm 83,69% so với năm 2016. Điều này có thể được lí giải là vào năm 2017, công ty có sự đầu tư, trang bị thêm một số tài sản cố định phục vụ cho công tác sản xuất và quản lí nhằm mục đích mở rộng quy mô đã khiến cho tiền trong doanh nghiệp có sự suy giảm so với năm 2016.

Đến năm 2018, tài sản ngắn hạn tại công ty lại tăng mạnh với mức tăng gần 149 tỷ đồng, tương ứng giảm 27,31% so với năm 2017 và đạt hơn 545 tỷ đồng. Trong đó Hàng tồn kho tăng mạnh nhất với mức hơn 110 tỷ đồng, tương ứng tăng 40,21% so với năm 2017. Được biết năm 2018, công ty bắt đầu đi vào hoạt động một nhà máy may mới nên khoản mục này tăng mạnh. Bên cạnh đó, các khoản phải thu tăng với mức hơn 66 tỷ đồng ở năm 2018 so với năm 2017, tương ứng tăng 29,26%. Trong đó, tăng đáng kể là khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng với tỷ lệ 31,69% và phải thu ngắn hạn khác với tỷ lệ tăng là 31,66%. Ngoài ra, năm 2018 khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty cũng có xu hướng tăng với tỷ lệ 18,76% so với năm 2017, chủ yếu là do Các khoản tương đương tiền tăng. Có thể nói năm 2018 là một năm tăng trưởng “đột biến” đối với toàn ngành dệt may khi tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD, bằng 100% kim ngạch xuất khẩu năm 2007 – năm được mệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 55)