5. Kết cấu đề tài
1.4. Kế toán chi phí sản xuất
Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí thường được chia theo các khoản mục để dễ kiểm soát cũng như phân bổ đều cho đối tượng chịu phi phí. Bao gồm: chi phí nguyên vật trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Theo quy định trong các thông tư của BTC, doanh nghiệp áp dụng chế độkếtoán khác nhau thì nội dung công tác chi phí sản xuất khác nhau, cụthể:
Đối với doanh nghiệp áp dụng chế độkếtoán ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của BTC:
- Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên sẽ sử dụng các tài khoản để hạch toán chi phí sản xuất: TK 621, TK 622, TK 627, “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, “Chi phí nhân công trực tiếp”,”Chi phí sản xuất chung” và TK 154 “Chi phí sản xuất dở dang” đểtính giá thành sản phẩm.
- Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳvẫn sử dụng TK 621, TK 622, TK 627 để hạch toán chi phí sản xuất, nhưng tổng hợp vào TK 631: “Giá thành sản xuất” đểtính giá thành sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp áp dụng chế độkếtoán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo thông tư số 133/2013/TT-BTC ban hành 10/01/2013 của BTC.
- Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tất cả các chi phí phát sinh liên quan tới sản phẩm sản xuất để tính giá thành sản phẩm đều hạch toán vào TK 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
- Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tất cả các chi phí phát sinh liên quan tới sản phẩm sản xuất để tính giá thành sản phẩm đều hạch toán vào TK 631: “Giá thành sản phẩm”.
Vì công tác kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC nên tôi chỉ trình bày phần kếtoán chi phí sản xuất theo thông 200/2014/TT-BTC.