Các khoản trích theo lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán bctc tại công ty tnhh kiểm toán và kế toán aac (Trang 28 - 30)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý luận về khoản mục lương và các khoản phải trích theo lương

1.2.2. Các khoản trích theo lương

1.2.2.1. Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối

tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục đích lợi

nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.10

Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và nhữngkhoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.11

Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong

tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1,5% trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.

Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.

1.2.2.2. Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của

NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.12 Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định là trên tiền

lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh

nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 25.5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó: 17.5% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 8% trừ vào lương của người lao động. Quỹ

BHXH được trích lập tạo ra nguồn vốn tài trợ cho người lao động trong trường hợp

ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Thực chất của BHXH là giúp mọi người đảm bảo

về mặt xã hội để người lao động có thể duy trì vàổn định cuộc sống khi gặp khó khăn,

rủi ro khiến họ bị mất sức lao độngtạm thời hay vĩnh viễn.

Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên bị ốm đau, thai sản... trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng, doanh nghiệp phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.

1.2.2.3. Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao

động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹbảo hiểm thất nghiệp.13

Bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền được trích để trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm. Theo Điều 81 Luật BHXH, người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước

khi thất nghiệp.

- Đãđăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH.

- Chưa tìmđược việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.

Theo điều 82 Luật BHXH, mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Nguồn hình thành quỹ BHTN như sau:

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương,tiền cơng tháng đóng BHTN.

- Người sử dụng lao động đóngbằng 1% quỹ tiền lương, tiền cơng tháng đóng - BHTN của những người lao động tham gia BHTN.

Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương,tiền cơng tháng đóng BHTN của những người tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần.

13Khoản 4, ĐIều 3 Luật Việc làm – Luật số 38/2013/QH13.

1.2.2.4. Kinh phí cơng đồn

Kinh phí cơng đồn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng

quỹ lương thực tế phải trả cho tồn bộ cơng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động của cơng đồn tại doanh nghiệp.

Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí cơng đồn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả người lao động trong tháng và tính tồn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động.

Toàn bộ số kinh phí cơng đồn trích được một phần nộp lên cơ quan cơng đồn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động cơng đồn tại doanh nghiệp.

Dưới đây là bảng tỷlệcác khoản Bảo hiểm trích theo lương năm 2019:

Bảng 1.3: Bảng tỷlệcác khoản trích theo lương mới nhất năm 201814

Các khoản trích theo lương Trích chi phí DN Trích lương NLĐ Tổng

BHXH 17.5% 8% 25.50%

BHYT 3% 1.50% 4.50%

BHTN 1% 1% 2%

KPCĐ 2% 2%

Tổng các khoản: Bảo hiểm

+ KPCĐ

23.50% 10.50% 34%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán bctc tại công ty tnhh kiểm toán và kế toán aac (Trang 28 - 30)