Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán bctc tại công ty tnhh kiểm toán và kế toán aac (Trang 88 - 90)

Trong giai đoạn này, AAC đã thực hiện đánh giá khả năng chấp nhận kiểm

toán, nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng từ đó tiến hành ký kết hợp đồng kiểm

toán. Việc đánh giá được thực hiện tương đối kỹ lưỡng. Kiểm toán viên căn cứ vào kết

quả thu được về khách hàng thông qua một số thủ tục như: Phỏng vấn, quan sát, thực

hiện thủ tục phân tích sơ bộ…để tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng hợp và thiết kế chương trình kiểm toán.

Trong quá trình hoạt động và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã xây dựng cho mình một chương trình kiểm toán chung, tuy nhiên đây chỉ là cơ sở để kiểm toán chứ không phải là điều kiện bắt buộc áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán. Đối

với từng cuộc kiểm toán thì các nhân viên của AAC sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế tại đơn vị khách hàng để vận dụng linh hoạt chương trình kiểm toán cho phù hợp. Thực tế

Ưu điểm

- Kế hoạch kiểm toán của khách hàng được Trưởng phòng BCTC thông báo

trước 7 ngày cho các trưởng đoàn trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu, điều này giúp cho nhân vên có thể lên kế hoạch trình tự việc phải làm để đảm bảo tiến độ đãđề ra.

- Đối với Công ty ABC là một khách hàng cũ thì Công ty luôn tuân thủ

nguyên tắc 3 năm thay đổi KTV chính, thành viên nhóm kiểm toán một lần nhưng vẫn

luôn giữ lại ít nhất một thành viên năm trước có tham gia kiểm toán. Việc này vừa đảm

bảo tính khách quan vừa có thể nắm thông tin cũ về khách hàng.

- Trưởng đoàn kiểm toán phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong

đoàn dựa trên khả năng, trìnhđộ và kinh nghiệm của từng thành viên. Các trợ lý KTV

cấp 1, cấp 2 thường được giao các khoản mục đơn giản, nhưng cũng có khi được giao

thực hiện chung các khoản mục quan trọng với KTV có kinh nghiệm, vừa kiểm soát được công việc của các trợ lý vừa giúp các trợ lý nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm

làm việc.

- Kế hoạch kiểm toán sau khi được lập hoàn thiện thì thông báo ngay với các

thành viên trong nhóm kiểm toán.

Nhược điểm

- Thủ tục điều tra HTKSNB thường chỉ thực hiện kỹ đối với khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, những năm kiểm toán sau chủ yếu dựa trên hồ sơ năm trước và thu thập thêm thông tin chỉ thông qua đặt câu hỏi mang tính khái quát với bộ phận kế toán,

lãnhđạo của Công ty.

- Trong quá trình lập kế hoạch, tìm hiểu khách hàng, KTV thường phỏng vấn

các vấn đề chung về tình hình hoạt động của đơn vị trong năm qua, thường không thu

thập đầy đủ các chứng từ theo quy định của chương trình kiểm toán mẫu.

- Việc xác định mức trọng yếu, công ty chỉ xác định chung cho tất cả các

khoản mục một mức trọng yếu như nhau, điều này sẽ làm cho các rủi ro vẫn còn tồn

tại khi mà mức độ sai phạm cũng như đặc điểm của từng khoản mục là khác nhau. - Đối với việc tìm hiểu chu trình lương và phải trả người lao động của khách hàng, KTV thường không thực hiện trong lúc lập kế hoạch mà chỉ triển khai lúc bắt

đầu kiểm toán khoản mục. Và việc tìm hiểu này thường chỉ được thực hiện kỹ khi thực

hiện kiểm toán năm đầu tiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán bctc tại công ty tnhh kiểm toán và kế toán aac (Trang 88 - 90)