4. Phạm vi của đề tài
1.1.4.2 Các khoản trích theo lương
Bảng 1.1 Các văn bản pháp luật quy định vềchế độBHXH
Tên văn bản Ngày ban
hành Ngày hiệu lực Nội dung Luật số 58/2014/QH13 20/11/2014 01/01/2016 Quy định chế độ, chính sách BHXH Thông tư 59/2015/TT-BLĐ TBXH 29/12/2015 15/02/2016
Chế độ BHXH (ốm đau, thai sản, hưu
trí, tử tuất ): về điều kiện hưởng, mức
hưởng, thời gian hưởng
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc Nghị định 44/2017/NĐ-CP 14/04/2017 01/06/2017 Quy định mức đóng hàng tháng và phương thức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp
Quyết định
595/QĐ-BHXH 14/04/2017 01/07/2017
Ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, cấp sổbảo hiểm và thẻbảo hiểm. Quy định về mức đóng và tỉ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm Quyết định 888/QĐ-BHXH 16/07/2018 01/07/2018
Sửa đổi quy trình thu BHXH, BHYT,
BHTN, BHTNLĐ, BNN kèm theo
Quyết định 595/QĐ-BHXH Nghị định
143/2018/NĐ-CP 15/10/2018 01/12/2018
Quy định chi tiết về đối tượng và mức
đóng BHXH bắt buộc với NLĐ là công dân nước ngoài tại Việt Nam Quyết định
166/QĐ-BHXH 31/01/2019 01/05/2019
Quy trình giải quyết hưởng các chế độ
BHXH, chi trảchế độBHXH,BHTN
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt
Nam quy định: Tỷlệcác khoản trích theo lương áp dụng 01/01/2019 như sau:
*Qũy bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sựbảo đảm thay thếhoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họbị giảm hoặc mất thu nhập doốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghềnghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹbảo hiểm xã hội. Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định là trên tiền
lương phải trả.
Kểtừngày 01/01/2019, Doanh nghiệp hàng tháng tiến hành trích lập quỹBHXH với tỷ lệ là 25,5% trên tổng số tiền lương thực tế trả cho công nhân viên, trong đó:
17,5% trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( trong đó: 3% vào quỹ ốm đau, thai sản và 14% vào quỹ hưu trí, tửtuất và 0,5% vào quỹbảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp ) và trích 8% trừ trực tiếp vào lương của người lao động
( đóng vào quỹ hưu trí, tửtuất ).
Trợcấpốm đau
Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật BHXH được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉviệc X 75% X Sốngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau 26 ngày
- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kểngày nghỉ lễ, nghỉTết, ngày nghỉhằng tuần
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật
BHXH được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trịdài này = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉviệc X Tỷlệ hưởng chế độ ốm đau X Sốtháng nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau Trong đó:
Tỷlệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷlệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính
như sau:
- Bằng 65% nếu người lao động đãđóng BHXH từ đu 30 năm trởlên;
- Bằng 55% nếu người lao động đãđóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
- Bằng 50% nếu người lao động đãđóng BHXH dưới 15 năm Trợcấp thai sản
* Điều kiện hưởng chế độbảo hiểm thai sản.
Căn cứ theo Điều 31, Luật Bảo Hiểm Xã Hội số 58/2014/QH13 của Quốc Hội, Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động được hưởng chế độthai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a)Lao động nữmang thai;
b) Lao động nữsinh con;
c)Người lao động nhận nuôicon nuôi dưới 06 tháng tuổi;
d)Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
đ) Lao động nữmang thai hộ và người mẹnhờ mang thai hộ e) Người lao động nam đang đóng BHXH có vợsinh con
Người lao động quy định tại các điểm b, c và d phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ
06 tháng trởlên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trởlên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
* Mức hưởng chế độthai sản cho lao động nữ
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội khi sinh con sẽ được hưởng một sốkhoản tiền trợcấp như sau:
- Trợcấp một lần
Căn cứ Điều 38, Luật BHXH 2014 quy định lao động nữsinh con hoặc người lao
động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sởtại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao
động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉcó cha tham gia bảo hiểm xã hội thì chađược trợ
cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. - Tiền chế độthai sản
Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độthai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độthai sản.
Theo đó, mỗi tháng nghỉ lao động nữ sinh con được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ sinh.
Trường hợp chưa đóng đủ06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đãđóng.
- Tiền dưỡng sức sau sinh
Lao động nữ sau khi sinh con mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sức khỏe chưa phục hồi thìđược nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10
ngày. Trong đó, tối đa 10 ngày nếu lao động nữ sinh đôi trở lên; 07 ngày nếu sinh mổ; 05 ngày với các trường hợp khác.
Khi nghỉ dưỡng sức sau sinh, lao động nữ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
* Mức hưởng chế độthai sản cho lao động nam
Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Luật BHXH số 58/2014/QH13 của Quốc Hội đối với mức hưởng chế độthai sản cho nam giới như sau:
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉviệc hưởng chế độthai sản.Trường hợp người
lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ06 tháng thì mức hưởng chế độthai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đãđóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng một ngày được tính bằng mứchưởng chế độ thai sản theo tháng chia
cho 24 ngày như sau:
Mức hưởng = Mức lương bình quânđóng BHXH/24 ngày X sốngày nghỉ
Mức hưởng trợcấp thai sản 1 lần cho chồng
Căn cứ điều 38 Luật BHXH số58/2014/QH13 của Quốc Hội quy định:“Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sởtại tháng sinh con cho mỗi con.”
*Qũy bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế(BHYT) là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối
tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này. QuỹBHYT là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹtrong các hoạt động khám chữa bệnh.
Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà
Nhà nước quy định cho những người đã tham giađóng bảo hiểm.
Theo chế độ hiện hành, mức trích đóng BHYT là 4,5% trên tổng số tiền lương
thực tếphải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sửdụng lao động và 1,5% trừ vào lương của người lao động.
* QuỹBảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là khoản tiền được trích để trợ cấp cho người lao
động bị mất việc làm. Nguồn hình thành quỹ BHTN như sau:
-Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN.
-Người sửdụng lao động đóng bằng 1% quỹtiền lương, tiền công tháng đóng
BHTN của những người lao động tham gia BHTN.
- Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹtiền lương, tiền công
tháng đóng BHTN của những người tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần