Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức tại ủy ban nhân dân thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 47)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng đội ngũ cơng chức

2.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về thể lực cơng chức

Thể lực được xác định bởi tình trạng sức khỏe của đội ngũ cơng chức, được thể hiện thông qua quy mô và cơ cấu công chức theo độ tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng được tính theo cơng thức:

Tỷ lệ cơng chức theo tuổi (giới tính, chiều cao, cân nặng)

=

Số lượng cơng chức theo độ tuổi (Giới tính, chiều cao, cân nặng)

x 100 Tổng số cơng chức

2.3.1.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về trí lực cơng chức

Trí lực được thể hiện thông qua quy mô và cơ cấu cơng chức có trình độ học vấn, trình độ chun mơn, thâm niên nghề: tỷ lệ cơng chức có trình độ chuyên môn cao, tỷ lệ công chức thành thạo ngoại ngữ, tin học, tỷ lệ công chức biết tiếng dân tộc thiểu số, tỷ lệ thâm niên nghề được tính theo cơng thức sau:

Tỷ lệ cơng chức theo trình độ học vấn, chuyên môn (chuyên môn, thành thạo

ngoại ngữ, tin học, thâm niên) =

Số lượng cơng chức theo trình độ học vấn, chun mơn (chun mơn, thành thạo ngoại ngữ, tin học, thâm niên)

x 100 Tổng số cơng chức

2.3.1.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tâm lực công chức

Tâm lực được thể hiện thơng qua quy mơ và cơ cấu cơng chức trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, cơng thức tính như sau:

Tỷ lệ cơng chức có trình độ lý luận chính trị

theo bậc đào tạo (phẩm chất đạo đức) =

Số lượng cơng chức có trình độ lý luận chính trị theo bậc đào tạo

(phẩm chất đạo đức)

x100 Tổng số công chức

2.3.1.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của cơng chức

Đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của đội ngũ công chức có thể thơng qua:

- Kết quả đánh giá, xếp loại công chức theo công thức sau: Tỷ lệ cơng chức theo

mức độ hồn thành cơng việc loại i

=

Số lượng cơng chức theo mức độ hồn thành công việc loại i

x100 Tổng số công chức

- Chất lượng dịch vụ cung cấp được đánh giá thơng qua hai tiêu chí: + Đánh giá của người dân về khả năng giải quyết cơng việc như có khả năng tiếp xúc với nhân dân; có khả năng làm việc tốt; biết khích lệ, động viên thực hiện những mục tiêu chung; làm tốt công tác tổ chức, tập hợp, vận động quần chúng.

+ Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ cung cấp như quy trình, thủ tục dịch vụ hành chính được đơn vị công khai minh bạch; hồ sơ không bị mất mát, sai sót; phịng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ rộng rãi, thoáng mát; người dân dễ dàng liên lạc với cán bộ thụ lý hồ sơ; thời gian giải quyết hồ sơ theo quy trình niêm yết hợp lý.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

- Hoạt động quy hoạch, bổ nhiệm:

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài.

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Quy hoạch cán bộ, cơng chức là nội dung trọng yếu của công tác tổ chức, là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở dự báo nhu cầu cơng chức nhằm đảm bảo hồn thành nhiệm vụ chính trị, công việc được giao.

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được xây dựng dựa trên cơ sở quy hoạch cấp ủy đảng các cấp, lấy quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch ở cấp trên, bảo đảm sự liên thông, gắn kết giữa quy hoạch của các địa phương.

- Hoạt động tuyển dụng:

Tuyển dụng công chức là một hoạt động công do cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền thực hiện và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp

luật thuộc ngành. Thông qua tuyển dụng để tạo nguồn công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Để có được đội ngũ cơng chức chất lượng cao thì việc tuyển dụng phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ nhằm hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong quá trình tuyển chọn. Các tiêu chuẩn tuyển dụng phải xuất phát trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn chức danh đảm nhận, phải bám sát yêu cầu của tổ chức và bám sát định hướng chung của công tác tổ chức cán bộ là phải trẻ hóa đội ngũ cơng chức, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Đào tạo bồi dưỡng:

Đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cơng chức có vai trị đặc biệt quan trọng vì đào tạo ở đây khơng chỉ đơn thuần là đào tạo về chuyên mơn mà cịn đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức, chính trị, ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc, vai trị và vị trí của người cán bộ cơng chức trong quản lý nhà nước.

Chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng phụ thuộc vào các vấn đề như: Hệ thống cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên.

- Sử dụng sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức:

Sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức thực chất là việc dùng người với mục tiêu là sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, cơng chức bố trí đúng người, đúng việc để phát huy tối đa tiềm lực và khả năng của đội ngũ cán bộ công chức, thu hút và giữ chân những cán bộ, cơng chức có thực tài và tiềm năng phát triển.

Việc bố trí sử dụng phân cơng cơng tác cho cán bộ, công chức phải đảm bảo phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ và ngạch công chức được bổ nhiệm.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TẠI UBND THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN 3.1. Khái quát về Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên * Vị trí địa lý:

Thành phố Bắc Kạn nằm trong giới hạn tọa độ địa lý 2208'5'' đến 2209'23''vĩ độ Bắc từ 105049'30''đến 105051'15''kinh độ Đơng.

+ Phía Bắc: giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thơng. + Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hồ Mục - huyện Chợ Mới. + Phía Đơng giáp xã Mỹ Thanh - huyện Bạch Thơng.

+ Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong - huyện Bạch Thông. Thành phố Bắc Kạn cách Hà Nội hơn 160km, có tuyến Quốc lộ 3 chạy qua, nối liền với Cao Bằng và Thái Nguyên, nhánh quốc lộ 3B nối liền với Lạng Sơn và Quốc lộ 279 nối liền với tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Lạng Sơn.

* Địa hình:

Thành phố Bắc Kạn là thung lũng lịng chảo nằm theo hai bờ sơng Cầu xung quanh đều có các dãy núi bao bọc, hướng dốc từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình từ 150 đến 200m. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Khau Nang (xã Dương Quang) cao 746m, Nặm Dất (xã Xuất Hóa) cao 728m. Nhìn chung địa hình tự nhiên thành phố Bắc Kạn bao gồm:

- Địa hình núi đá vơi tập trung ở phía Nam xã Xuất Hóa, có địa hình phức tạp.

- Địa hình vùng núi đất phân bố hầu hết ở các xã, phường, độ cao từ 150m đến 160m so với mực nước biển. Thành phần đá mẹ chủ yếu là sa kết, bột kết, sét kết, rải rác có khu vực thành phần đá mẹ có nguồn gốc Mác ma hoặc biến chất.

- Địa hình thung lũng: Hầu hết các phường nội thành, là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng.

* Khí hậu: Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền

núi phía Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt đới cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đơng (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ khơng khí thấp, trời khơ hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9), nóng ẩm mưa nhiều.

* Thủy văn: Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Cầu (Sông Cầu chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn dài 100 km và qua địa phận thành phố Bắc Kạn dài khoảng 20km, chiều rộng trung bình 40m) và các suối chảy qua địa bàn Thành phố như suối Nặm Cắt, suối Nơng Thượng, suối Pá Danh, suối Xuất Hóa. Sơng suối có độ dốc bị bồi lắng do đất đá ở thượng nguồn trơi về làm cho dịng chảy của sông, suối bị thu hẹp lại, mùa mưa gây úng ngập ở hai bên bờ sông, suối.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế

Kinh tế của Thành phố Bắc Kạn so với các huyện trong tỉnh phát triển nhờ các hoạt động, dịch vụ, thương mại trên địa bàn. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn lấy nông lâm nghiệp làm chủ đạo. Những năm qua, kinh tế nông lâm nghiệp, nông thôn của thành phố Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ rệt. Tiềm năng, lợi thế của địa phương bước đầu được khai thác có hiệu quả.

Những năm qua, UBND Thành phố đã chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp với phương châm đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Bên cạnh đó là các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất. Nhờ đó, kết quả sản xuất nơng lâm nghiệp có những bước tiến vượt bậc.

Trong quá trình chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao được chú trọng, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất

hàng hóa tập trung, đem lại giá trị kinh tế cao như vùng trồng rau tại xã xã Nông Thượng, Dương Quang, phường Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn. Năm 2019 tốc độ tăng trưởng bình qn ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,18%, nông, lâm nghiệp chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường; thu nhập và đời sống của người dân từng bước được nâng lên, diện mạo nơng thơn có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tính đến hết năm 2018 tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ là 55,4%, công nghiệp - xây dựng cơ bản là 38,4%; nông - lâm nghiệp - thủy sản 6,2%, thu nhập bình quân đạt mức 37 triệu đồng/người/năm. Thành phố Bắc Kạn tiếp tục đẩy mạnh khai thác các nguồn thu, quản lý tốt việc chi ngân sách Nhà nước đảm bảo tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn. Trong thời gian tới, cùng với công tác phát triển thương mại, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, tiếp tục đề xuất với tỉnh các cơ chế, chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp...

Bên cạnh đó, Thành phố Bắc Kạn phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập trên một diện tích đất canh tác, cơ cấu giống, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và sản lượng một số cây ăn quả, cây trồng có giá trị. Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu, đầu tư thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP và đề án tái cơ cấu nơng nghiệp của tỉnh, triển khai chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn và đề án mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP-BK). Hiện nay, Thành phố Bắc Kạn đã thực hiện 7 mơ hình kinh tế và phối hợp triển khai 01 dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh, nỗ lực trong các hoạt động, nhờ đó, các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 4.660 tấn/năm, có 150 ha đất canh tác nơng nghiệp đạt thu nhập 100triệu đồng/ha/năm.

Phát triển kinh tế tập thể là một trong những nhiệm vụ được chú trọng, do đó Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thành lập hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Kịp thời triển khai chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn và đề án mỗi xã, phường một sản phẩm, hỗ trợ phát triển hợp tác xã, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất theo Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2020. Hiện nay thành phố có 23 hợp tác xã, trong đó thành lập mới 12 hợp tác xã, đạt 120% so với nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Bắc Kạn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra.

3.1.1.3. Đặc điểm xã hội

Theo Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2019, tổng dân số toàn thành phố Bắc Kạn là 57.689 người. Mật độ dân số bình quân là 32 người/km². Trên địa bàn thành phố có 6 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%. Với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống, tập quán trong lao động sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc.

3.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn

Trong thời gian qua, Thành phố Bắc Kạn luôn chỉ đạo thực hiện việc kiện toàn về tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị trên địa bàn đảm bảo phù hợp, tinh gọn theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên.

Khối chính quyền của thành phố: Gồm Thường trực HĐND và UBND (Chủ tịch, các Phó chủ tịch HĐND và UBND), 15 phịng ban chun mơn thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Các xã, phường được thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật cán bộ, công chức, với số lượng định biên đối với cán bộ, công chức

khơng đổi, được bố trí cán bộ chun trách gồm các chức danh bầu cử, công chức và cán bộ không chuyên trách.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND Thành phố, tỉnh Bắc Kạn như sau:

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức UBND Thành phố Bắc Kạn

(Nguồn: Phòng Nội vụ Thành phố Bắc Kạn)

UBND THÀNH PHỐ BẮC KẠN

CÁC PHÒNG, BAN TRỰC THUỘC CÁC XÃ, PHƯỜNG

VĂN PHÒNG HĐND-UBND

PHỊNG TÀI NGUN&MƠI TRƯỜNG

PHÒNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÒNG LAO ĐỘNG TBXH PHÒNG KINH TẾ PHÒNG GIÁO DỤC PHỊNG THANH TRA PHỊNG NỘI VỤ PHỊNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN BAN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

TRUNG TÂM VHTT TRUYỀN THÔNG TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP

ĐỘI QUY TẮC QLTT ĐÔ THỊ

PHƯỜNG ĐỨC XN PHƯỜNG SƠNG CẦU

XÃ NƠNG THƯỢNG PHƯỜNG PHÙNG CHÍ KIÊN

PHƯỜNG NGUYỄN T MINH KHAI PHƯỜNG HUYỀN TỤNG

PHƯỜNG XUẤT HĨA

XÃ DƯƠNG QUANG PHỊNG TƯ PHÁP

3.1.3. Đặc điểm đội ngũ công chức

Theo số liệu thống kê của Phòng Nội vụ Thành phố Bắc Kạn số lượng công chức được biên chế trong giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Số lượng công chức biên chế của UBND thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 +/- % +/- % Tổng số công chức TP 508 502 496 (6) 98,5 (6) 98,5 Dân tộc Kinh 23 22 22 (1) 95,7 0 100 Dân tộc Tày 350 346 343 (4) 98,4 (3) 98,8 Dân tộc Nùng 77 76 74 (1) 98,5 (2) 97 Dân tộc Dao 35 35 34 0 100 (1) 97,8 Khác 23 23 23 0 100 0 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức tại ủy ban nhân dân thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)