Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức tại ủy ban nhân dân thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 80 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức của cán bộ, công chức: Đây là yếu tố cơ bản và quyết định nhất tới chất lượng của mỗi cán bộ, công chức bởi vì nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người.

Thực tế cho thấy, nếu công chức không nhận thức được về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của chức danh đảm nhận, không chủ động cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng, thay đổi thái độ và hành vi của mình thì không thể đảm nhận và đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai.

Qua kết quả điều tra, hơn 80% tổng số công chức đều nhận thức được sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đáp ứng sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, công việc họ đảm nhận cùng với sự thay đổi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng về sự thay đổi đó lại thấp, đa số công chức cho rằng họ không thích nghi được, số này tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 50.

Điều này cho thấy, đội ngũ công chức chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng công việc trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

- Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật: Trình độ văn hóa và chuyên môn của người lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện công việc nhanh mà còn góp phần nâng cao chất lượng thực hiện công việc.

- Tình trạng sức khỏe: Trạng thái sức khỏe có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động.

- Thái độ lao động: Có ảnh hưởng quyết định đến khả năng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức tại ủy ban nhân dân thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)