Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức tại ủy ban nhân dân thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 54)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên * Vị trí địa lý:

Thành phố Bắc Kạn nằm trong giới hạn tọa độ địa lý 2208'5'' đến 2209'23''vĩ độ Bắc từ 105049'30''đến 105051'15''kinh độ Đơng.

+ Phía Bắc: giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thơng. + Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hồ Mục - huyện Chợ Mới. + Phía Đơng giáp xã Mỹ Thanh - huyện Bạch Thơng.

+ Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đơn Phong - huyện Bạch Thông. Thành phố Bắc Kạn cách Hà Nội hơn 160km, có tuyến Quốc lộ 3 chạy qua, nối liền với Cao Bằng và Thái Nguyên, nhánh quốc lộ 3B nối liền với Lạng Sơn và Quốc lộ 279 nối liền với tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Lạng Sơn.

* Địa hình:

Thành phố Bắc Kạn là thung lũng lịng chảo nằm theo hai bờ sơng Cầu xung quanh đều có các dãy núi bao bọc, hướng dốc từ Tây sang Đơng. Độ cao trung bình từ 150 đến 200m. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Khau Nang (xã Dương Quang) cao 746m, Nặm Dất (xã Xuất Hóa) cao 728m. Nhìn chung địa hình tự nhiên thành phố Bắc Kạn bao gồm:

- Địa hình núi đá vơi tập trung ở phía Nam xã Xuất Hóa, có địa hình phức tạp.

- Địa hình vùng núi đất phân bố hầu hết ở các xã, phường, độ cao từ 150m đến 160m so với mực nước biển. Thành phần đá mẹ chủ yếu là sa kết, bột kết, sét kết, rải rác có khu vực thành phần đá mẹ có nguồn gốc Mác ma hoặc biến chất.

- Địa hình thung lũng: Hầu hết các phường nội thành, là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng.

* Khí hậu: Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền

núi phía Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt đới cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đơng (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ khơng khí thấp, trời khơ hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9), nóng ẩm mưa nhiều.

* Thủy văn: Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Cầu (Sông Cầu chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn dài 100 km và qua địa phận thành phố Bắc Kạn dài khoảng 20km, chiều rộng trung bình 40m) và các suối chảy qua địa bàn Thành phố như suối Nặm Cắt, suối Nông Thượng, suối Pá Danh, suối Xuất Hóa. Sơng suối có độ dốc bị bồi lắng do đất đá ở thượng nguồn trơi về làm cho dịng chảy của sông, suối bị thu hẹp lại, mùa mưa gây úng ngập ở hai bên bờ sông, suối.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế

Kinh tế của Thành phố Bắc Kạn so với các huyện trong tỉnh phát triển nhờ các hoạt động, dịch vụ, thương mại trên địa bàn. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn lấy nông lâm nghiệp làm chủ đạo. Những năm qua, kinh tế nông lâm nghiệp, nông thôn của thành phố Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ rệt. Tiềm năng, lợi thế của địa phương bước đầu được khai thác có hiệu quả.

Những năm qua, UBND Thành phố đã chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp với phương châm đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Bên cạnh đó là các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất. Nhờ đó, kết quả sản xuất nơng lâm nghiệp có những bước tiến vượt bậc.

Trong q trình chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao được chú trọng, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất

hàng hóa tập trung, đem lại giá trị kinh tế cao như vùng trồng rau tại xã xã Nông Thượng, Dương Quang, phường Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn. Năm 2019 tốc độ tăng trưởng bình qn ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,18%, nông, lâm nghiệp chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường; thu nhập và đời sống của người dân từng bước được nâng lên, diện mạo nông thơn có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tính đến hết năm 2018 tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ là 55,4%, công nghiệp - xây dựng cơ bản là 38,4%; nông - lâm nghiệp - thủy sản 6,2%, thu nhập bình quân đạt mức 37 triệu đồng/người/năm. Thành phố Bắc Kạn tiếp tục đẩy mạnh khai thác các nguồn thu, quản lý tốt việc chi ngân sách Nhà nước đảm bảo tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn. Trong thời gian tới, cùng với công tác phát triển thương mại, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, tiếp tục đề xuất với tỉnh các cơ chế, chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...

Bên cạnh đó, Thành phố Bắc Kạn phát triển nơng, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập trên một diện tích đất canh tác, cơ cấu giống, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và sản lượng một số cây ăn quả, cây trồng có giá trị. Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu, đầu tư thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP và đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, triển khai chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn và đề án mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP-BK). Hiện nay, Thành phố Bắc Kạn đã thực hiện 7 mơ hình kinh tế và phối hợp triển khai 01 dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh, nỗ lực trong các hoạt động, nhờ đó, các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 4.660 tấn/năm, có 150 ha đất canh tác nơng nghiệp đạt thu nhập 100triệu đồng/ha/năm.

Phát triển kinh tế tập thể là một trong những nhiệm vụ được chú trọng, do đó Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thành lập hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Kịp thời triển khai chính sách hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức tại ủy ban nhân dân thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)