Nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh lào cai (Trang 35 - 41)

5. Kết cấu luận văn

1.1.3. Nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động

1.1.3.1. Khái niệm nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động

Nâng cao chất lượng NNL chính là sự tăng cường sức mạnh và kỹ năng hoạt động sáng tạo của năng lực thể chất và năng lực tinh thần của lực lượng lao động

lên đến một trình độ nhất định để lực lượng này có thể hoàn thành được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xa hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của một quốc gia, một doanh nghiệp. Do đó, chất lượng NNL chính là động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua chất lượng NNL thể hiện ro trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, chất lượng cuộc sống của dân cư hay mức độ văn minh của một xa hội.

Nâng cao chất lượng NNL là tạo ra tiềm năng của con người thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đào tạo lại, chăm sóc sức khoẻ về thể lực và tinh thần, khai thác tối đa tiềm năng đó trong các hoạt động lao động thông qua việc tuyển dụng, sử dụng, tạo điều kiện về môi trường làm việc (phương tiện lao động có hiệu quả và các chế độ chính sách hợp lý,..) môi trường văn hoá, xã hội kích thích động cơ, thái độ làm việc của NNL, để họ mang hết sức mình hoàn thành các chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc quản lý và sử dụng đúng NNL sau khi đã được đào tạo phù hợp với năng lực của mỗi cá nhân phục vụ cho các công việc cụ thể là nhân tố quyết định dẫn đến thành công của doanh nghiệp (Phạm Minh Hạc, 2011).

Vậy, nâng cao chất lượng nhân lực được hiểu là tăng giá trị cho con người trên các mặt phẩm chất đạo đức, thể chất, năng lực, thẩm mỹ, thông qua các chính sách phát triển nhân lực giúp con người có những năng lực, phẩm chất mới, cao hơn để có thể hoàn thành tốt hơn mục tiêu của tổ chức và của chính bản thân họ. 1.1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động

* Đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường là hình thức tổ chức kinh tế hoạt động chịu sự chi phối từ các quy luật của thị trường: quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển của các nền kinh tế chỉ ra rằng, kinh tế thị trường có ưu điểm hơn so với kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Kinh tế thị trường tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, cạnh tranh làm cho kinh tế phát triển năng động, thích ứng.

Tuy nhiên, kinh tế thị trường không phải là hoàn hảo, những khuyết tật của nó được xem là căn bệnh nan y không thể tránh khỏi như là khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, khai thác tài nguyên quá mức, huỷ hoại môi trường, các hành vi vi phạm pháp luật... Nếu lợi nhuận là động lực thúc đẩy hoạt động của các chủ thể

kinh tế thì việc theo đuổi lợi nhuận bằng mọi cách mù quáng để đạt được mục đích dẫn tới những hành vi trốn thuế, buôn lậu... Để sửa chữa, khắc phục những khuyết tật đó đòi hỏi cần có sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước bằng định hướng phát triển kinh tế, bằng pháp luật và các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô.

Tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế không có nghĩa là nhà nước trực tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của tổ chức mà là nhà nước tạo môi trường, điều kiện về pháp lý, kinh tế và thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế. Sự phát triển kinh tế thị trường dần được định hình về mô hình và tăng nhiều về quy mô, dung lượng. Thị trường quốc gia hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới.

Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường không chấp nhận những tư duy cũ, làm việc ỷ lại, quan liêu, vô trách nhiệm và kém hiệu quả của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

Để phù hợp với cơ chế quản lý mới, đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị hành chính sự nghiệp cần có kiến thức, có năng lực và trình độ thật sự. Thực hiện cơ chế quản lý mới, Nhà nước ta chủ trương phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho cấp dưới, vì vậy các tổ chức phải chủ động và tự chủ nhiều hơn.

* Sự đòi hỏi của quá trình cải cách - hiện đại hóa hành chính nhà nước

Cải cách nền hành chính nhà nước tạo điều kiện mở cửa và cạnh tranh nhiều hơn cho các thành phần kinh tế.

Xây dựng nền hành chính nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân cũng đòi hỏi thái độ làm việc mới, có chất lượng hơn, trách nhiệm hơn của đội ngũ công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

Công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị hành chính sự nghiệp không thể thờ ơ, vô trách nhiệm đối với người dân và doanh nghiệp và họ phải đáp ứng được những đòi ngày càng cao của nhân dân.

Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước là quá trình thay đổi cơ bản về chất các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, chuyển từ nền hành chính thủ công sang nền hành chính hiện đại, hoạt động trong môi trường điện tử. Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước hiện đại, ngày càng

đáp ứng tốt hơn, nhanh hơn, thuận lợi hơn cho người dân và tổ chức. Đó là quá trình được thực hiện dựa trên 3 trụ cột, là: xây dựng bộ máy quản lý hành chính nhà nước hiện đại dựa trên cơ sở đổi mới cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật, phương thức, công cụ quản lý; nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức và người lao động, đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, ứng dụng CNTT, tin học hoá tất cả các khâu, các quá trình hoạt động đơn vị. Trong đó, nâng cao chất lượng của đội ngũ đội ngũ công chức, viên chức và người lao động là yếu tố giữ vai trò quyết định.

Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước, trong đó khâu đột phá có tính quyết định là nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Công tác quy hoạch, kế hoạch hoá phát triển đội ngũ công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị hành chính sự nghiệp luôn phải đi trước một bước. Kế hoạch hoá phát triển nguồn nhân lực là một chiến lược quan trọng đảm bảo tuyển dụng, luân chuyển, đào tạo và phát triển được thực hiện chủ động dựa trên các mục tiêu chiến lược cũng như yêu cầu của tổ chức. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, các hoạt động nhằm đảm bảo cho tổ chức luôn có đủ nhân sự với các phẩm chất, kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của công việc một cách có hiệu quả cao. Kế hoạch hoá phát triển nguồn nhân lực không những dự báo và tuyển đủ số nhân sự cần thiết cho tổ chức mà còn là công cụ để gắn kế hoạch phát triển nguồn nhân lực với chiến lược và kế hoạch phát triển của tổ chức. Cần phân biệt kế hoạch hoá phát triển nguồn nhân lực với công tác quy hoạch cán bộ. Trong khi quy hoạch cán bộ là bố trí đội ngũ cán bộ hiện có của tổ chức vào những vị trí nhất định, thường gắn liền với bố trí, luân chuyển, đề bạt cán bộ. Còn kế hoạch hoá phát triển nguồn nhân lực đề cập đến một quy mô rộng hơn, toàn diện hơn về phát triển nguồn nhân lực của tổ chức trong tương lai.

* Yêu cầu mở cửa hội nhập

Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, Đảng và nhà nước ta đã nêu rõ chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với hội

nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước.

Hiện nay, toàn cầu hoá, khu vực hoá là xu thế khách quan lôi cuốn tất cả các quốc gia, bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau. Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu, gắn với việc thực hiện các cam kết quốc tế đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của quốc gia, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế.

Hội nhập quốc tế đang diễn ra hết sức nhanh chóng, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội: hội nhập kinh tế, văn hoá, giáo dục. Trong đó, hội nhập kinh tế là cơ sở tiền đề hội nhập quốc tế của các ngành, các lĩnh vực. Thực chất của hội nhập kinh tế là hội nhập vào thị trường khu vực, thị trường thế giới. Chủ trương của Đảng ta là chủ động hội nhập, thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại và nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

Thực hiện chính sách mở cửa hội nhập đòi hỏi chúng ta phải xây dựng, sửa đổi toàn bộ hệ thống thể chế hành chính nhà nước cho phù hợp với “sân chơi chung”, nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt, đổi mới tác phong và phương pháp làm việc, không ngững bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ.

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, nền hành chính nhà nước Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền hành chính thế giới. Khi đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ chức Thương mại xuyên Thái bình dương, Tổ chức thương mại tự do các nước ASEAN…, nền hành chính nhà nước nước ta phải tuân theo các chuẩn mực của các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật và các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham giá. Điều đó đòi hỏi công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị hành chính sự nghiệp phải nắm vững chủ trương, chính sách pháp luật về kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước, hiểu biết sâu những quy định của pháp luật của các tổ chức quốc tế trên cơ sở tinh thông nghiệp vụ, chuyên môn, sử dụng thành thạo ngoại ngữ và vi tính. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị hành chính sự nghiệp như là quá trình tự thân do yêu cầu của mở cửa hội nhập quốc tế.

1.1.3.3. Nội dung nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động

Nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan hành chính, sự nghiệp đó là việc nâng cao về:

* Thể lực:

- Sức khỏe thể hiện qua cơ cấu độ tuổi

- Sự quan tâm về vật chất và môi trường làm việc đảm bảo sức khỏe - Các biện pháp giáo dục thể chất

- Trình độ học vấn;

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ thể hiện trước hết qua việc nâng cao bằng cấp chuyên môn (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ), kỹ năng (giao tiếp, quản lý thời gian, phân tích công việc, lập kế hoạch, phân công và phối hợp, làm việc nhóm, điều hành hội họp… Ngoài ra, công chức, viên chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý còn cần có năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý; tập hợp, đoàn kết công chức), kinh nghiệm tác nghiệp các hoạt động chuyên môn (sự hiểu biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, phản biện, sáng tạo; thực thi, thừa hành theo yêu cầu, tiêu chuẩn của các ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp, chức danh nghề nghiệp viên chức, khung năng lực theo vị trí việc làm)- Trình độ lý luận chính trị (sơ cấp, trung cấp, cao cấp); quản lý nhà nước (theo các chương trình chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự);

Trình độ tin học (trung cấp trở lên, chứng chỉ A, B C); ngoại ngữ (trung cấp trở lên, chứng chỉ A, B C).

* Tâm lực:

- Ý thức trách nhiệm, khả năng giao tiếp trong thực thi công vụ, nhiệm vụ (lối sống, tác phong, lề lối làm việc; tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ; ý thức tổ chức, kỷ luật - sự hiểu biết, nhận thức và hành động của công chức, viên chức, người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trên cơ sở các quy định pháp luật).

* Trí lực: là năng lực của trí tuệ, quyết định phần lớn khả năng lao động sáng tạo của con người. Trí tuệ được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của nguồn lực con người bởi tất cả những gì thúc đẩy con người hành động tất nhiên phải thông

qua đầu óc của họ. Khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ trở thành yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huy nguồn lực con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh lào cai (Trang 35 - 41)