Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh lào cai (Trang 42 - 45)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao

tại Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa

Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa đã có những báo cáo tổng kết tình tình hình thực hiện Nghị Quyết Trung ương 5 (Khóa XI) về đổi mới, nâng cao và phát triển chất lượng hệ thống chính trị ở các cấp đăng tải trên trang tin caicachhanhchinh.gov.vn. Trong báo cáo tổng kết có nêu rõ, đội ngũ công chức, viên chức và người lao động, qua khảo sát cho thấy, đây là đội ngũ có trình độ học vấn, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để đóng góp cho đất nước.

Cụ thể, hàng năm đảng bộ Sở đều được công nhận trong sạch vững mạnh, được tặng cờ, bằng khen của Ban thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Mặc dù vậy, trước tình hình đổi mới và phát triển của đất nước, và yêu cầu thực tiễn trong thi đua phát triển, đội ngũ công chức, viên chức và người lao động còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân, chất lượng, phẩm hạnh của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động chưa đáp ứng được sự tin tưởng của nhân dân. Số cán bộ trên 49 tuổi chiếm tới 62.5% và 19.9% số lượng cán bộ chưa qua đào tạo, về lý luận chính trị, đến 8.2% số lượng cán bộ chưa qua trung cấp chính trị. Ngoài ra, một bộ phận cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân, chưa thật sự tâm huyết với công việc, thậm chí còn vi phạm các quy định quản lý nhà nước. Đây chính là động lực to lớn khiến cho Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa quyết tâm chuyển mình trong lối mòn hành chính bấy lâu nay, thay máu và trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Các biện pháp được Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa đặt ra nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động được tổng kết lại như sau:

- Thực hiện đúng nguyên tắc các cấp ủy Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ, hoàn thiện khâu nhận xét đánh giá mở rộng theo hướng dân chủ, thông tin đa chiều, khách quan, công khai minh bạch.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt theo chuẩn hóa cán bộ.

- Tăng cường kiểm tra của các cấp ủy, chính quyền các cấp đối với hệ thống chính trị cơ sở trong đó chú trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Thực hiện kiểm tra mức

độ áp dụng Nghị quyết, uốn nắn những biểu hiện như “lấn sân” hoặc buông lỏng lãnh đạo của các cấp ủy đổi với chính quyền cơ sở.

- Đội ngũ công chức, viên chức và người lao động phải được xây dựng và kiện toàn, đảm bảo chất lượng, từng bước chuẩn hóa về nguyên môn nghiệp vụ và có tinh thần trách nhiệm cao.

- Thực hiện chính sách đầy đủ với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động đảm bảo đời sống sinh hoạt và các nhu cầu cá nhân của cán bộ, giúp đội ngũ công chức, viên chức và người lao động có thể chuyên tâm công tác, nhất là các vùng núi, vùng sâu vùng xa.

1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh Tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cũng áp dung các tiêu chuẩn sau để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động

- Chuẩn hóa các chức danh và xác định cơ cấu của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động:

Xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn, từng chức danh công chức, viên chức, người lao động là để làm căn cứ xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ. Có xác định tiêu chuẩn cán bộ đúng mới có thể đánh giá, lựa chọn công chức, viên chức, người lao động đưa vào quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ trong quy hoạch. Không xây dựng được tiêu chuẩn công chức, viên chức, người lao động cụ thể, hoặc xây dựng tiêu chuẩn công chức, viên chức, người lao động không đúng sẽ không có cơ sở để tiến hành tốt các khâu trong công tác quy hoạch, do đó không thể tạo ra được đội ngũ công chức, viên chức, người lao động tốt, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

- Đổi mới chính sách sử dụng công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là công chức, viên chức, người lao động sau đào tạo:

Trong chính sách sử dụng công chức, viên chức, người lao động chú ý đúng tiêu chuẩn, bố trí đúng người, đúng việc. Cần có chính sách đoàn kết tập hợp cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài. Ngoài ra, kiến nghị đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh cần điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách nhằm thu hút nhân tài làm việc ại các cơ quan nhà nước trong đó có Sở Tài nguyên và Môi trường

tỉnh. Đối với cán bộ từ nơi khác đến, hiện đang hoạt động ở cơ sở, phải có chế độ đãi ngộ thích hợp để động viên họ an tâm với công tác được giao, trước hết là chế độ lương, phụ cấp; Đối với tri thức trẻ cần ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm huy động được nhiều hơn tri thức trẻ lên làm việc.

- Đổi mới chính sách đào tạo, bồi dưỡng; nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Tỉnh đầu tư kinh phí để chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng những người trong diện quy hoạch cho đi học các lớp chuyên nghiệp, đại học và các lớp trung cấp chính trị, trung cấp hành chính tại Trường Chính trị tỉnh. Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức quản lý chuyên ngành cho các chức danh công chức, viên chức, người lao động. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa. Bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học, công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo... Nội dung đào tạo, bồi dưỡng nói trên là rất toàn diện, phù hợp với tính chất hoạt động của công chức, viên chức, người lao động.

- Đổi mới công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng: Muốn đủ cán bộ có chất lượng để chủ động đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thì vấn đề cơ bản phải có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu trước mắt và lâu dài, kế hoạch thực hiện trong 5 năm, 10 năm, 20 năm. Đây là trung tâm của toàn bộ công tác cán bộ. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động đồng bộ, có chất lượng.

- Đổi mới việc đánh giá đội ngũ công chức, viên chức, người lao động: Đánh giá cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, đánh giá đúng mới có chính sách "đãi ngộ" phù hợp. Nó không chỉ quyết định cho việc bố trí, sử dụng công chức, viên chức, người lao động đúng hay sai, mà còn ảnh hưởng đến tâm tư công chức, viên chức, người lao động, dư luận tốt, xấu và sự đoàn kết nội bộ. Vì thế, đánh giá công chức, viên chức, người lao động là một công việc tế nhị, nhạy cảm và phức tạp. Những nội

dung nói trên được đánh giá theo định kỳ hàng tháng, hàng năm; đảm nhiệm chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kỳ; đánh giá công chức, viên chức, người lao động trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm lại, luân chuyển công tác, xét khen thưởng, kỷ luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh lào cai (Trang 42 - 45)