Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh lào cai (Trang 46 - 48)

5. Kết cấu luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các báo cáo thống kê của các các cơ quan của tỉnh Lào Cai như UBND tỉnh Lào Cai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, Cục thống kê tỉnh Lào Cai cung cấp. Ngoài ra, số liệu được lấy từ các tờ báo, sách, tạp chí chuyên ngành, mạng Internet…

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để thu thập được số liệu sơ cấp, tác giả sẽ thông qua điều tra, khảo sát thực tế tại đơn vị kết hợp phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Cụ thể như sau

* Đối tượng và quy mô mẫu điều tra

+ Đối tượng điều tra: công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.

+ Quy mô điều tra: Tính đến ngày 31/12/2019, có 174 công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai. Tác giả sẽ tiến hành điều tra trên toàn bộ mẫu này.

* Phương pháp điều tra

- Thời gian và địa điểm điều tra

+ Địa điểm điểu tra: Tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai

- Phương pháp điều tra:

Phỏng vấn trực tiếp 174 người đang công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.

* Nội dung phiếu điều tra:

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân của người tham giá trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, chức vụ, thời gian công tác.

Phần II: Các câu hỏi điều tra xoay quanh vấn đề thực trạng chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại đây.

+ Thang đo của bảng hỏi: Để đánh giá thực trạng chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai. Luận văn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ cho các câu hỏi. Điểm trung bình của mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá thực trạng chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai của các đối tượng được khảo sát.

- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi: Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)

Trong đó:

Xi: là biến quan sát theo thang đo Likert Fi: Số người trả lời cho giá trị Xi

- Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5-1) / 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Kém/Hoàn toàn không ảnh hưởng 2 1,81 đến 2,6 Trung bình/ Ảnh hưởng ít

3 2,61 đến 3,4 Khá/ Ảnh hưởng trung bình 4 3,41 đến 4,2 Tốt/ Ảnh hưởng mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh lào cai (Trang 46 - 48)