Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh lào cai (Trang 46 - 50)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các báo cáo thống kê của các các cơ quan của tỉnh Lào Cai như UBND tỉnh Lào Cai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, Cục thống kê tỉnh Lào Cai cung cấp. Ngoài ra, số liệu được lấy từ các tờ báo, sách, tạp chí chuyên ngành, mạng Internet…

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để thu thập được số liệu sơ cấp, tác giả sẽ thông qua điều tra, khảo sát thực tế tại đơn vị kết hợp phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Cụ thể như sau

* Đối tượng và quy mô mẫu điều tra

+ Đối tượng điều tra: công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.

+ Quy mơ điều tra: Tính đến ngày 31/12/2019, có 174 cơng chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai. Tác giả sẽ tiến hành điều tra trên toàn bộ mẫu này.

* Phương pháp điều tra

- Thời gian và địa điểm điều tra

+ Địa điểm điểu tra: Tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai

- Phương pháp điều tra:

Phỏng vấn trực tiếp 174 người đang công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.

* Nội dung phiếu điều tra:

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thơng tin cá nhân của người tham giá trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, chức vụ, thời gian công tác.

Phần II: Các câu hỏi điều tra xoay quanh vấn đề thực trạng chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại đây.

+ Thang đo của bảng hỏi: Để đánh giá thực trạng chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai. Luận văn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ cho các câu hỏi. Điểm trung bình của mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá thực trạng chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai của các đối tượng được khảo sát.

- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi: Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)

Trong đó:

Xi: là biến quan sát theo thang đo Likert Fi: Số người trả lời cho giá trị Xi

- Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5-1) / 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Kém/Hồn tồn khơng ảnh hưởng 2 1,81 đến 2,6 Trung bình/ Ảnh hưởng ít

3 2,61 đến 3,4 Khá/ Ảnh hưởng trung bình 4 3,41 đến 4,2 Tốt/ Ảnh hưởng mạnh

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Tài liệu thứ cấp sau khi thu thập đầy đủ, được phân ra từng loại phục vụ viết từng nội dung của đề tài nghiên cứu. Đối với các tài liệu dưới dạng chữ viết được đọc kỹ, tóm lược nội dung cần thiết để đưa vào phân tích trong các phần có liên quan;

Đối với số liệu được đưa vào các Bảng tổng hợp, phân tích kỹ và so sánh để tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ số, đưa ra quy luật phát triển, bản chất của các vấn đề có liên quan đến mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với công tác quản lý chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp thống kê được thực hiện thông qua việc sử dụng các số liệu thu thập (số trung bình, số tương đối, tốc độ phát triển bình qn...) để phân tích đánh giá thực trạng chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.

Sử dụng phương pháp thống kê mơ tả tính điểm trung bình để đánh giá cơng tác quản lý chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai.

Điểm trung bình:

k

X i Ki

X in

n

X : Điểm trung bình X i : Điểm ở mức độ i

Ki : Số người tham gia ở mức độ X i

2.2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm phân chia các nội dung chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai thành các vấn đề nhỏ, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.

a. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra kết luận về quản lý chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và môi trường Lào Cai trong thời gian qua và đề ra các định lượng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng 2 kỹ thuật:

- So sánh tuyệt đối - So sánh tương đối

b. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm và 2 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của chất lượng cơng chức, viên chức, người lao động tại Sở theo thời gian bao gồm:

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc( i )

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

+ Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian liền kề trước đó.

Cơng thức tính:

Trong đó:

- i = 1, 2, 3,...n

- Yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

- Yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó. - Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

- Tốc độ phát triển định gốc dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Trong đó: i = 1,2..,n

Yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i Y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu.

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hồn: t1, t2, t3, t4

Trong đó: t2 .t3 .t4 .....tn : là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ n. Tn: là tốc độ phát triển định kỳ gốc của thời kỳ thứ n

Yn : là mức tuyệt đối của thời kỳ n Y1 : là mức tuyệt đối ở thời kỳ đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh lào cai (Trang 46 - 50)