Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng công chức, viên chức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh lào cai (Trang 41 - 42)

5. Kết cấu luận văn

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng công chức, viên chức,

người lao động

Thứ nhất, thể chế quản lý công chức, viên chức, người lao động.

Do đặc điểm của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động có tính thống nhất cao trong toàn hệ thống, chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật hiện hành nên nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị hành chính sự nghiệp chịu sự tác động và chi phối của thể chế quản lý công chức, viên chức, người lao động. Thể chế quản lý công chức, viên chức, người lao động nói chung bao gồm hệ thống luật pháp, các chính sách, chế độ liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển, luân chuyển, đề bạt, chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ bằng vật chất và khuyến khích tinh thần… Thể chế quản lý công chức, viên chức, người lao động còn bao gồm bộ máy, tổ chức nhà nước và các quy định về kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của công chức, viên chức, người lao động, các quy định về khen thưởng, kỷ luật. Hệ thống thể chế quản lý công chức, viên chức, người lao động đầy đủ, có chất lượng, được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, công khai, minh bạch, dân chủ thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động các cấp.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức bộ máy.

Chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong thời kỳ mới đòi hỏi phải có số lượng, cơ cấu hợp lý so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tính hợp lý được biểu hiện ở sự tinh giảm hợp lý, đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, trong đó mỗi cá nhân phát huy được hết năng lực, sở trường của mình, có thể đảm đương tốt công việc được giao, đảm bảo cho bộ máy vận hành thông suốt và đạt hiệu quả cao nhất. Một bộ máy cồng kềnh, một đội ngũ công chức, viên chức, người lao động quá đông sẽ gây ra sự trì trệ trong công việc, trong điều hành, gây ra sự dư thừa, lãng phí nhân lực dẫn đến thiếu sự dựa dẫm, ỷ lại, không tạo được động lực làm việc cho mỗi cá nhân. Cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả đội ngũ, tạo nên tính năng động, sáng tạo, sự phối hợp nhịp nhàng và hài hòa trong các hoạt động công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh lào cai (Trang 41 - 42)