Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng công chức, viên chức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh lào cai (Trang 45)

5. Kết cấu luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng công chức, viên chức,

lao động cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, Nhà nước phải ban hành đồng bộ các văn bản pháp quy để thống nhất việc xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính sự nghiệp.

Hai là, đội ngũ công chức, viên chức, người lao động phải là những người được qua đào tạo cơ bản trong các trường đại học và được đào tạo bồi dưỡng liên tục sau khi tuyển dụng.

Ba là, Nhà nước xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cụ thể cho từng loại công việc của công chức, viên chức, người lao động.

Bốn là, thực hiện tốt việc tuyển chọn công chức thông qua thi tuyển công khai, nghiêm túc, công bằng, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội thi tuyển.

Năm là, cần bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động nhà nước. Các tổ chức phải biết bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy hết khả năng làm việc, tạo điều kiện cho công chức, viên chức, người lao động phát huy hết năng lực, sở trường của mình.

Sáu là, thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát, thưởng phạt nghiêm minh đối với công chức, viên chức, người lao động; kiểm tra, đánh giá công chức, viên chức, người lao động một cách công bằng, theo các tiêu chuẩn cụ thể để đề bạt, khen thưởng, kỷ luật. Có cơ chế thuyên chuyển, thôi chức, miễn nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý.

Bảy là, xây dựng bộ máy nhà nước gọn nhẹ, tinh giảm số lượng đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động; làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, chú ý trẻ hoá, chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và đổi mới cơ chế quản lý của Đảng và Nhà nước.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:

- Thực trạng nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động và nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai được thực hiện như thế nào?

- Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai?

- Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các báo cáo thống kê của các các cơ quan của tỉnh Lào Cai như UBND tỉnh Lào Cai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, Cục thống kê tỉnh Lào Cai cung cấp. Ngoài ra, số liệu được lấy từ các tờ báo, sách, tạp chí chuyên ngành, mạng Internet…

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để thu thập được số liệu sơ cấp, tác giả sẽ thông qua điều tra, khảo sát thực tế tại đơn vị kết hợp phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Cụ thể như sau

* Đối tượng và quy mô mẫu điều tra

+ Đối tượng điều tra: công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.

+ Quy mô điều tra: Tính đến ngày 31/12/2019, có 174 công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai. Tác giả sẽ tiến hành điều tra trên toàn bộ mẫu này.

* Phương pháp điều tra

- Thời gian và địa điểm điều tra

+ Địa điểm điểu tra: Tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai

- Phương pháp điều tra:

Phỏng vấn trực tiếp 174 người đang công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.

* Nội dung phiếu điều tra:

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân của người tham giá trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, chức vụ, thời gian công tác.

Phần II: Các câu hỏi điều tra xoay quanh vấn đề thực trạng chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại đây.

+ Thang đo của bảng hỏi: Để đánh giá thực trạng chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai. Luận văn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ cho các câu hỏi. Điểm trung bình của mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá thực trạng chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai của các đối tượng được khảo sát.

- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi: Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)

Trong đó:

Xi: là biến quan sát theo thang đo Likert Fi: Số người trả lời cho giá trị Xi

- Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5-1) / 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Kém/Hoàn toàn không ảnh hưởng 2 1,81 đến 2,6 Trung bình/ Ảnh hưởng ít

3 2,61 đến 3,4 Khá/ Ảnh hưởng trung bình 4 3,41 đến 4,2 Tốt/ Ảnh hưởng mạnh

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Tài liệu thứ cấp sau khi thu thập đầy đủ, được phân ra từng loại phục vụ viết từng nội dung của đề tài nghiên cứu. Đối với các tài liệu dưới dạng chữ viết được đọc kỹ, tóm lược nội dung cần thiết để đưa vào phân tích trong các phần có liên quan;

Đối với số liệu được đưa vào các Bảng tổng hợp, phân tích kỹ và so sánh để tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ số, đưa ra quy luật phát triển, bản chất của các vấn đề có liên quan đến mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với công tác quản lý chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp thống kê được thực hiện thông qua việc sử dụng các số liệu thu thập (số trung bình, số tương đối, tốc độ phát triển bình quân...) để phân tích đánh giá thực trạng chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá công tác quản lý chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai.

Điểm trung bình:

k

X i Ki

X in n

X : Điểm trung bình X i: Điểmởmức độ i

Ki: Số người tham giaở mức độ X i

2.2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm phân chia các nội dung chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai thành các vấn đề nhỏ, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.

a. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra kết luận về quản lý chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tài nguyên và môi trường Lào Cai trong thời gian qua và đề ra các định lượng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng 2 kỹ thuật:

- So sánh tuyệt đối - So sánh tương đối

b. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm và 2 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại Sở theo thời gian bao gồm:

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc( i )

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

+ Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian liền kề trước đó.

Công thức tính:

Trong đó:

- i = 1, 2, 3,...n

- Yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

- Yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó. - Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

- Tốc độ phát triển định gốc dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Trong đó: i = 1,2..,n

Yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i Y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu.

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn: t1, t2, t3, t4

Trong đó: t2 .t3 .t4 ...tn : là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ n. Tn: là tốc độ phát triển định kỳ gốc của thời kỳ thứ n

Yn : là mức tuyệt đối của thời kỳ n Y1 : là mức tuyệt đối ở thời kỳ đầu

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a) Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh chất lượng công chức, viên chức, người lao động.

- Số lượng công chức, viên chức, người lao động.

- Cơ cấu công chức, viên chức, người lao động theo các tiêu chí độ tuổi, giới tính, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn trên tổng số nguồn nhân lực của đơn vị.

- Sức khỏe (tâm lực, trí lực, thể lực) của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Công tác đánh giá, phân xếp loại hàng năm của từng phòng, đơn vị và của cơ quan cũng như kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (theo phân công công tác kể cả thường xuyên, đột xuất).

b) Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động.

- Tỷ lệ người mắc bệnh bao gồm tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp và tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm được tính bằng tổng số người mắc bệnh trên tổng số lao động.

- Tỷ lệ ngày công nghỉ ốm là tỷ lệ % giữa số ngày nghỉ ốm và tổng số ngày làm việc trong năm

- Tỷ lệ ngày công nghỉ thai sản là tỷ lệ % giữa số ngày nghỉ thai sản và tổng số ngày làm việc trong năm

- Số giờ mất khả năng lao động do tai nạn lao động: là tổng số giờ mất khả năng lao động do tai nạn lao động của người lao động trong năm

- Số lượt CCVC, NLĐ tham gia các hoạt động thể dục thể thao: là tổng số lần tham gia các hoạt động thể dục thể thao của CBVC, NLĐ trong năm của đơn vị

- Số cuộc hội thao các cấp: là tổng số các cuộc hội thao ở tất cả các cấp. - Số lượt cán bộ được đào tạo tập huấn: là tổng số cán bộ được đào tạo, tập huấn tại đơn vị.

- Số Hội nghị, Hội thảo, đào tạo tập huấn: là tổng số hội nghị, hội htảo, đào tạo tập huấn được tổ chức tại dươn vị

- Kết quả đánh giá thi đua theo phân loại: là số người được đánh giá thi đua theo các mức tại đơn vị.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC,

VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LÀO CAI

3.1. Giới thiệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai Lào Cai

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai chính thức được thành lập ngày 14 tháng 5 năm 2003 theo Quyết định số 178/QĐ-UB của UBND tỉnh Lào Cai. Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai không ngừng trưởng thành lớn mạnh về mọi mặt. Mặc dù hoạt động trên địa bàn của một tỉnh miền núi, biên giới có nhiều khó khăn, thách thức, gánh trọng trách hết sức nặng nề, đảm nhiệm nhiều lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, song, với nỗ lực không ngừng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai đã tạo được bước ngoặt mới, từng bước vươn lên, đạt được những thành quả đáng ghi nhớ. Trong chặng đường 17 năm qua, Sở TN&MT Lào Cai đã tham mưu kịp thời cho Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh các cơ chế chính sách, pháp luật về 7 lĩnh vực quản lý Nhà nước trong những năm qua, thực hiện tốt Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản… Những bức xúc về khai thác, sử dụng tài nguyên và quản lý môi trường dần được tháo gỡ, quản lý đất đai từng bước đi vào nền nếp, chất lượng môi trường ngày được cải thiện, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai * Chức năng * Chức năng

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí

hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở.

* Nhiệm vụ

- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các văn bản, quyết định về lĩnh vực Tài nguyên & Môi trường; Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tài nguyên và môi trường; Quản lý, tổ chức giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ trong phạm vi trách nhiệm quản lý và theo phân công, phân cấp

- Quản lý nhà nước về đất đai

- Quản lý nhà nước về tài nguyên nước, biến đổi khí hậu và khí tượng thủy văn - Quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản

- Quản lý nhà nước về môi trường - Quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ

- Quản lý nhà nước về thông tin tư liệu và ứng dụng công nghệ thông tin

3.1.3. Tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức, viên chức, người lao động tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh lào cai (Trang 45)