Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại các bệnh viện công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 30 - 32)

4. Bố cục của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại các bệnh viện công lập

thuộc Sở Y tế Bắc Kạn

Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn được thành lập mới từ khi tách ra từ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 theo Quyết định số 02/QĐ-UB ngày 9/01/1997 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Cho đến nay, hệ thống y tế công lập thuộc Sở Y tế Bắc Kạn bao gồm 9 Bệnh viện (tuyến tỉnh có 01, tuyến huyện có 7 bệnh viện), 10 cơ sở y tế dự phòng và sự nghiệp y tế khác. (Dương Thị Xoan, 2018)

Từ năm 2014 đến 2016, công tác quản lý kinh tế y tế tại các BVCL thuộc Sở y tế Bắc Kạn phải đối diện với rất nhiều thách thức, khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là một giai đoạn có sự thay đổi rõ rệt trong công tác Quản lý tài chính tại các Bệnh viện. Các mục chi cho con người, mua sắm sửa chữa, dịch vụ tăng nhanh trong khi đó Nhà nước không cấp thêm kinh phí (kinh phí cấp ổn định trong giai đoạn 2014 - 2016, chỉ tăng kinh phí tiền lương khi nhà nước thay đổi chế độ tiền lương). Bắt đầu từ năm 2008, sau khi được Ủy ban nhan dân tỉnh giao quyền tự chủ theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP, bằng nhiều giải pháp cải cách quản lý tài chính, tăng

quyền tự chủ cho các đơn vị, tiết kiệm chi tiêu, phát triển xã hội hóa như: Thành lập và vận hành có hiệu quả khoa KCB theo yêu cầu và hàng năm đều có bổ sung nguồn kinh phí hoạt động cho các bệnh viện; Liên doanh liên kết lắp đặt thêm một số TTB y tế hiện đại, tổng số máy xã hội hóa theo hình thức phân chia, chênh lệch thu chi theo các tỷ lệ; hình thành hệ thống nhà thuốc bệnh viện với phương pháp quản lý chặt chẽ, có hiệu quả. Hết năm 2016, hầu hết các đơn vị có thu trong bệnh viện đã thực hiện công tác tự chủ về tài chính đều có ý thức quản lý tốt nguồn thu, tiết kiệm chi phí, phát huy thế mạnh của đơn vị, sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có, giảm thất thoát để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ viên chức cũng như chất lượng phục vụ người bệnh.

Sự thay đổi công tác quản lý về tài chính tại các Bệnh viện đã đem lại nhiều kết quả thuận lợi cho Bệnh viện như:

Bệnh viện được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí HĐTX theo định kỳ 3 năm và hàng năm có thể được tăng thêm tùy theo kinh phí của Nhà nước đầu tư cho y tế.

Đơn vị được liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật Chủ động về nguồn nhân lực, giám đốc bệnh viện được quyết định ký hợp đồng thuê khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên. Một số Bệnh viện đã thực hiện xã hội hóa các hoạt động như: Thuê vệ sinh công nghiệp; Thuê bảo vệ; Vận hành điện nước

Khuyến khích được lợi ích cá nhân. Các Bệnh viện được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Chủ động mức chi một số hoạt động của Bệnh viện, nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của trưởng đơn vị trong bệnh viện.

Trong quá trình triển khai, thực hiện bệnh viện cũng vướng mắc những khó khăn đòi hỏi cần phải khắc phục như:

tăng chỉ là tăng chi cho con người, nguồn kinh phí này chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu của Bệnh viện trong khi Bệnh viện luôn đối mặt với tình trạng quá tải bệnh nhân trong một số giai đoạn. Chi cho giường bệnh từ nguồn NSNN thấp. NSNN chủ yếu là chi cho con người, còn chi cho bệnh nhân chủ yếu lấy từ nguồn thu viện phí và BHYT thu được. Hơn nữa nguồn NSNN cấp chưa có chiến lược, định hướng, mục tiêu, phương pháp, biện pháp tổ chức thực hiện và quản lý kế hoạch theo những mục tiêu phát triển của Bệnh viện trong dài hạn mà việc cân đối ngân sách cho Bệnh viện phụ thuộc vào khả năng thu và cơ cấu chi của NSNN.

- Ứng dụng về công nghệ tin học đã được áp dụng trong quản lý song vẫn chưa đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện, vẫn còn lỗ hổng gây thất thu. Bệnh viện vẫn chưa thu hết nguồn thu từ KCB cũng như tận dụng khai thác các nguồn thu khác. Đội ngũ cán bộ công nhân viên nhất là nhân viên kế toán tài chính có trình độ, năng lực tiếp cận nhanh cái mới song mới chỉ là kế toán tài chính thông thường, mà chưa có con mắt kế toán của nhà kế toán quản trị. Việc phân tích lập kế hoạch còn nhiều hạn chế.

- HĐTX của Bệnh viện hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu viện phí và BHYT.

- Cơ sở quản lý của Nhà nước hiện hành chủ yếu mang tính khai thác (thu nộp) mà chưa kích thích tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Bởi theo quy định hiện hành nguồn thu viện phí dùng để tăng cường khả năng cung cấp vật tư tiêu hao, TTB y tế, thưởng cho cán bộ công nhân viên và nộp cấp trên mà chưa được tiết kiệm cho hoạt động XDCB. Ngoài ra, các bệnh viện chưa có hệ thống tiêu chuẩn cũng như phương pháp, để đánh giá hiệu quả sử dụng các đồng vốn chi tiêu trong bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)