Tăng cường quản lý tài sản của đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 107 - 109)

4. Bố cục của luận văn

4.2.3. Tăng cường quản lý tài sản của đơn vị

Việc quản lý tài sản tại Bệnh viện về cơ bản tuân theo những quy định về quản lý tài sản nhà nước do Nhà nước ban hành. Tài sản mua về được theo dõi trên sổ sách kế toán chặt chẽ và đúng quy định. Các bộ phận, phòng, khoa, trung tâm khi tiếp nhận, bàn giao phải có trách nhiệm trong việc sử dụng, quản lý và giữ gìn tài sản đó. Bộ phận quản trị theo dõi tài sản về mặt số lượng, chất lượng để có những đề xuất về mua mới, sửa chữa hay nâng cấp tài sản. Tài sản hết khấu hao hay hỏng hóc không sử dụng được đều được nhập về kho để quản lý. Việc tăng cường công tác quản lý tài sản nhà nước của các đơn vị sự nghiệp thuộc Bệnh viện đặt ra một số yêu cầu sau:

- Đối với từng bộ phận, phòng ban, cá nhân sử dụng tài sản cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý đối với tài sản được giao. Khi tài sản đã được giao cho bộ

phận chuyên trách phòng, khoa, trung tâm, hay cá nhân cụ thể thì tài sản đó đã thuộc quyền sử dụng, quản lý của họ và họ phải có trách nhiệm tự bảo quản, giữ gìn để kéo dài thời gian sử dụng tài sản. Thời gian sử dụng tài sản dài hay ngắn là phụ thuộc vào ý thức và trách nhiệm của chính người sử dụng. Mỗi tài sản đều được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, sau khi đã hết khấu hao, nếu vẫn còn tốt thì có thể tiếp tục sử dụng.

- Tài sản sau khi giao cho từng bộ phận, phòng, khoa, trung tâm, hay cá nhân phải có biên bản bàn giao và ghi rõ trách nhiệm của bên giao cũng như bên sử dụng để làm căn cứ về sau khi quy ra trách nhiệm. Yêu cầu không tự ý điều chuyển tài sản, tránh gây ra hỏng hóc, thất lạc và khó khăn cho người quản lý tài sản. Yêu cầu các bộ phận, phòng ban, cá nhân nâng cao ý thức tự giác, có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài sản nơi công sở. Hàng năm sau khi kiểm kê đánh giá lại tài sản, những tài sản hỏng không sử dụng được có kế hoạch thanh lý, nhượng bán tài sản. Tiền thanh lý tài sản bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Thực hiện việc bảo toàn và phát triển nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vận dụng triệt để chính sách của Nhà nước trong việc sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, dùng quỹ để đầu tư tài sản mới của đơn vị.

- Đổi mới công tác lập dự toán: Việc mua sắm và sửa chữa tài sản được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp mua sắm tài sản có giá trị lớn thực hiện theo quy chế đấu thầu của Nhà nước, tài sản mua sắm có giá trị lớn hơn 100 triệu đồng phải đấu thầu… Lập dự toán cho mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định là rất cần thiết, nhưng phải căn cứ vào yêu cầu thực tế để có kế hoạch chi tiết. Hiện nay, bộ phận tài chính kế toán lập dự toán cho công tác này chủ yếu căn cứ vào số liệu thực hiện năm ngoái và ước sẽ chi trong năm nay, không có cơ sở để lập dự toán chính xác. Vì khi lập dự toán, các bộ phận, phòng ban trong đơn vị chưa phối hợp đầy đủ, không phản ánh hết nhu cầu mua sắm thực tế, khi thấy thiếu mới yêu cầu. Do vậy, công tác lập dự toán luôn bị đặt vào thế bị động, khó khăn trong chủ động nguồn kinh phí. Trước yêu cầu đó, đòi hỏi các bộ phận, phòng ban cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với bộ phận tài chính kế toán để có cơ sở lập dự trù kinh phí, đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

- Các đơn vị sự nghiệp khi thực hiện kiểm kê tài sản cuối năm phải tiến hành đánh giá hiện trạng tài sản cố định và mở sổ theo dõi tăng giảm tài sản cố định. Công việc này hiện vẫn còn lỏng lẻo, chưa được chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)