Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 58 - 88)

4. Bố cục của luận văn

3.2.2. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai

3.2.2.1. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý sử dụng biên chế

Bệnh viện được phân loại nhóm 2 là đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập. Giám đốc Bệnh viện được quyền tuyển dụng bằng hoặc thấp hơn chi tiêu biên chế được giao, được quyền quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, viên chức theo vị trí công việc, được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan. Trong trường hợp không được giao đủ biên chế, giám đốc Bệnh viện thực hiện ký các hợp đồng thuê khoán công việc hoặc hợp đồng lao động thực hiện một số nhiệm vụ bảo vệ, lái xe, tạp vụ, vệ sinh.

Bệnh viện Sản Nhi được giao định mức biên chế theo từng năm và giám đốc Bệnh viện đã chủ động bố trí, sử dụng kinh phí được giao để thực hiện tự chủ về biên chế nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu công việc được giao đảm bảo

tiết kiệm và có hiệu quả. Giám đốc Bệnh viện quyết định tuyển dụng cán bộ viên chức theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển tùy thuộc vào tình hình thực tế trên địa bàn trong từng thời kỳ.

Theo kết quả tổng hợp về tình hình nhân sự tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019, số lượng nhân sự tại bệnh viện đã tăng qua các năm.

Qua bảng 3.2 cho thấy, quy mô nhân sự tại Bệnh viện Sản Nhi năm 2017 đạt 194 lao động, nhưng đến năm 2018 tăng lên 206 lao động, năm 2019 tăng lên 210 lao động. Do đặc thù nên nguồn nhân lực chủ yếu là nữ, năm 2019 nữ giới chiếm đến 73,33% trong tổng nguồn nhân lực của Bệnh viện.

Về chất lượng nguồn nhân lực cũng có những chuyển biến tích cực. Số lượng người làm việc tại Bệnh viện được xác định trên cơ sở vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Bệnh viện và các phòng, khoa, nằm trong tổng số người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Y tế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt. Bệnh viện luôn quan tâm đến việc thu hút đội ngũ lao động chất lượng cao, cũng như việc bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trung tâm thực hiện chính sách sắp xếp, tuyển chọn lao động theo hướng chuyên môn.

Qua bảng 3.2, có thể thấy nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học của Bệnh viện có xu hướng tăng lên. Năm 2019, nguồn nhân lực trên đại học 25 người, chiếm tỷ trọng trên 11% trong tổng nguồn nhân lực của Bệnh viện, nguồn nhân lực đại học đạt 84 người, chiếm tỷ trọng 40% trong tổng nguồn lao động và cao nhất trong tổng nguồn nhân lực của Bệnh viện. Tuy nhiên, trình độ cao đẳng và trung học vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, riêng trung học là 75 người, chiếm đến trên 35% trong tổng nguồn nhân lực tại Bệnh viện, nguồn nhân lực này chủ yếu tập trung vào đối tượng lao động trực tiếp. Lực lượng này cần được chú trọng đào tạo để nâng cao tay nghề, riêng bản thân họ cũng phải tự ý thức học hỏi, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho bản thân để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của ngành trong tương lai.

Bảng 3.2: Quy mô nhân sự tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng Tổng số lao động 194 100 206 100 210 100 I Trình độ 1 Trên đại học 24 12,37 25 12,14 25 11,90 BS CK II 2 10,03 3 1,46 3 1,43 Thạc sỹ 5 2,58 5 2,43 5 2,38 BS CK I 16 8,25 16 7,77 16 7,62 DS CK I 1 0,52 1 0,49 1 0,48 2 Đại học 75 38,66 83 40,29 84 40,00 Bác sỹ 23 11,86 27 13,11 28 13,33 Dược sỹ 6 3,09 6 2,91 6 2,86 Nữ hộ sinh 10 5,15 10 4,85 9 4,29 Điều dưỡng 16 8,25 20 9,71 20 9,52 KTV 4 2,06 4 1,94 4 1,90 Khác 16 8,25 16 7,77 17 8,10 3 Cao đẳng 25 12,89 24 11,65 26 12,38 Điều dưỡng 12 6,19 12 5,83 13 6,19 Nữ hộ sinh 4 2,06 4 1,94 4 1,90 KTV 7 3,61 7 3,40 8 3,81 Khác 2 1,03 1 0,49 1 0,48 4 Trung học 70 36,08 74 35,92 75 35,71 Nữ hộ sinh 24 12,37 23 11,17 24 11,43 Điều dưỡng 31 15,98 34 16,50 34 16,19 KTV 3 1,55 3 1,46 3 1,43 Dược sỹ 9 4,64 8 3,88 7 3,33 khác 3 1,55 6 2,91 7 3,33 II Giới tính Nam 46 23,71 54 26,21 56 26,67 Nữ 148 76,29 152 73,79 154 73,33

(Nguồn: Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai)

Tình hình thuê khoán, tuyển dụng biên chế tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu 3.3

Bảng 3.3: Biên chế viên chức và lao động hợp đồng tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai

ĐVT: Người

TT Khoa, phòng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Biên chế Hợp đồng Biên chế Hợp đồng Biên chế Hợp đồng 1 Ban Giám đốc 3 0 3 0 3 0 2 Tổ chức hành chính 8 1 9 0 9 0 3 Tài chính kế toán 10 0 10 0 10 0 4 Kế hoạch tổng hợp 5 2 6 1 6 1 5 Điều dưỡng 4 0 4 0 4 0 6 Chống nhiễm khuẩn 6 1 6 1 6 2 7 Dược - VTYT 10 2 9 3 9 4 8 GMHS 11 0 11 2 10 2 9 Ngoại nhi - LCK 12 0 12 2 12 4 10 HSCC 10 0 10 1 9 1 11 Sơ sinh 12 0 12 1 12 1 12 Nhi 12 2 12 3 12 4 13 Truyền nhiễm 10 0 10 0 10 0 14 Khám bệnh 14 1 13 1 13 1 15 Hỗ trợ sinh sản 13 0 13 2 13 2 16 Sản 20 0 20 4 21 4 17 Phụ 9 0 9 0 9 0 18 Xét nghiệm 7 0 7 0 7 0 19 Chuẩn đoán hình ảnh 9 0 9 0 9 0 Tổng số lao động 185 9 185 21 184 26

(Nguồn: Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai)

Theo số liệu trên ta thấy, ngoài số lượng biên chế được giao thì đơn vị đã thực hiện khá tốt công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế thông qua việc chủ động ký kết các hợp đồng lao động, hợp đồng thuê khoán đối với những đối tượng có đủ trình độ chuyên môn đảm để đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, giải quyết công việc tăng nguồn thu hoạt động sự nghiệp, đảm bảo đời sống cho đội ngũ cán bộ công chức và người lao động.

Số lượng hợp đồng được ký có sự thay đổi theo hướng tăng lên qua các năm. Năm 2017, số lượng biên chế 185 người, số lượng hợp đồng là 9 người, năm 2017 số

lượng biên chế không đổi nhưng số lượng hợp đồng tăng lên 21 người, năm 2018, số lượng biên chế giảm còn 184 người, nhưng số lượng hợp đồng tăng lên 26 người. Cho thấy, lãnh đạo Bệnh viện đã khá chủ động trong việc thuê khoán, tự chủ trong sử dụng lao động tại đơn vị nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị. Đơn vị cũng chủ động cử người lao động tham gia đào tạo, nâng cao trình độ quản lý sử dụng kinh phí, từ đó nâng cao hiệu quả công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, số lượng người được đi đào tạo còn chưa nhiều, nội dung đào tạo còn chưa thực sự phù hợp với thực tiễn.

3.2.2.2. Thực trạng cơ chế tự chủ trong huy động và quản lý nguồn thu

Căn cứ Quyết định số 4168/QĐ-UBND ngày 27/09/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Kế hoạch tự chủ tài chính các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh giai đoạn 2017-2020, Bệnh viện Sản - Nhi Lào Cai đã được giao quyền tự chủ về tài chính, đã chủ động xây dựng dự toán kinh phí hoạt động để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các nguồn tài chính thực hiện tự chủ tài chính của bệnh viện gồm có Nguồn thu từ hoạt động khám chữa bệnh; Nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp phần chi phí hoạt động thường xuyên chưa được kết cấu vào giá thành viện phí và cấp chi tiền lương và các khoản đóng góp theo lương do nguồn thu không đủ chi; Ngân sách cấp kinh phí đặc thù, kinh phí chi không thường xuyên; Nguồn thu dịch vụ (Nếu có); Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật; Nguồn thu khác theo quy định (Nếu có). Đối với nguồn thu viện phí đơn vị thực hiện theo lộ trình tính giá dịch vụ theo quy định hiện hành. Đến năm 2020 sẽ tính đủ chi phí trực tiếp, chi phí tiền lương, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.

Kết quả khai thác nguồn thu theo cơ chế tự chủ tài chính của bệnh viện được phản ánh qua bảng 3.4:

Bảng 3.4 cho thấy, các nguồn thu của bệnh viện là từ nguồn NSNN, BHYT, viện phí và một số nguồn thu khác. Với chủ trương xã hội hóa các nguồn vốn, nguồn thu từ BHYT, viện phí và nguồn thu khác đã chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu. Quy mô nguồn thu không ngừng tăng lên qua các năm từ mức 87.137 triệu đồng năm 2017 tăng lên 92.980 triệu đồng năm 2019. Các nguồn thu cụ thể trong bệnh viện như sau:

Nguồn thu từ NSNN cấp nhằm đảm bảo các khoản chi về lương, phụ cấp theo lương của cán bộ y tế, chi về nghiệp vụ khám chữa bệnh và một phần thực hiện đầu tư TSCĐ. Nguồn thu này có xu hướng tăng về quy mô và tỷ trọng trong giai đoạn 2017 – 2019. Về quy mô, nguồn vốn từ NSNN cấp tăng từ mức 16.117 triệu đồng năm 2017 lên mức 20.865 triệu đồng năm 2019, tốc độ tăng trong giai đoạn này là 13,78%. Sự tăng trưởng đó góp phần giúp bệnh viện tăng cường hoạt động khám chữa bệnh, đảm bảo đời sống cán bộ y tế yên tâm làm việc cho tỉnh. Về cơ cấu, tỷ trọng nguồn vốn NSNN cấp chiếm bình quân là 21,33%. Tỷ trọng này có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2017 – 2019, cho thấy bệnh viện vẫn phụ thuộc lớn kinh phí sự nghiệp vào nguồn NSNN.

Bảng 3.4: Tổng nguồn thu tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017 - 2019 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 NSNN cấp 16.117 18,5 20.797 23,1 20.865 22,4 4.680 29,04 68 0,33 1.1 Kinh phí sự nghiệp 11.153 12,8 14.579 16,2 14.699 15,8 3.426 30,72 121 0,83

1.2 Kinh phí mua sắm, sửa

chữa TSCĐ 3.920 4,5 5.116 5,7 5.122 5,5 1.196 30,52 6 0,12 1.3 Chương trình MTQG 682 0,8 734 0,8 674 0,7 52 7,68 - 60 -8,20 1.4 Kinh phí môi trường 363 0,4 368 0,4 369 0,4 5 1,51 1 0,33

2 Thu viện phí và bảo

hiểm 66.056 75,8 61.800 68,7 62.487 67,2 - 4.256 -6,44 687 1,11

2.1 Thu từ viện phí trực tiếp 6.606 7,6 7.416 8,2 7.811 8,4 810 12,27 395 5,32 2.2 Thu từ BHYT 59.450 68,2 54.384 60,5 54.676 58,8 - 5.066 -8,52 292 0,54

3 Thu dịch vụ, thu khác 4.964 5,7 7.295 8,1 9.628 10,4 2.331 46,96 2.333 31,98

Trong tổng nguồn NSNN cấp, nguồn kinh phí sự nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu, bình quân trong giai đoạn 2017 – 2019 đạt 70%; nguồn NSNN dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ có quy mô tăng lên nhưng tỷ trọng lớn thứ hai, bình quân đạt 24,5%, còn lại là các khoản NSNN cấp cho chương trình MTQG và kinh phí quản lý môi trường. Mặc dù NSNN cấp cho kinh phí sự nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn thu, song mới đáp ứng được gần 40% nhu cầu. Theo dự toán, chi phí cho 1 giường bệnh khoảng 80 triệu đồng/năm thì kinh phí thường xuyên mới chỉ đáp ứng được từ 35 đến 51 triệu đồng trong giai đoạn 2017 – 2019, đáp ứng khoảng 44% - 64% nhu cầu. Phần kinh phí còn lại bệnh viện phải bổ sung từ nguồn thu khác mà chủ yếu từ bảo hiểm y tế và viện phí.

* Nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế

Thực hiện các chính sách của Chính phủ và của tỉnh Lào Cai, các văn bản hướng dẫn về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được ban hành như Thông tư 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 về việc Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh trong một số trường hợp; Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 8/12/2017 của HĐND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao; môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Nghị quyết số 10/2017/QĐ-HĐND ngày 17/7/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về Quy định giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định số 40/2018/QĐ-UBND ngày 29/11/2018 của UBND tỉnh Ban hành Quy định một số nội dung thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao; môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Văn bản số 1205/BYT- KH-TC ngày 08/3/2019 của Bộ Y tế về việc thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu; Thực hiện Công văn số 2032/SYT-KHTC ngày 15/11/2019 của

sở Y tế tỉnh Lào Cai về việc triển khai đẩy mạnh cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập.

Bảng 3.4 cho thấy, nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế giảm đi trong giai đoạn 2017 – 2019, từ mức 66.056 triệu đồng năm 2017 xuống mức 62.487 triệu đồng năm 2019, tổng mức giảm là 3.569 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 2,74%. Nếu xét trong cơ cấu tổng nguồn thu, các khoản thu từ viện phí và BHYT có tỷ trọng giảm xuống từ mức 75,8% năm 2017 xuống mức 67,2% năm 2019, nhưng vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn thu của bệnh viện với tỷ trọng bình quân đạt 70,59%.

Trong nguồn thu từ viện phí và BHYT, nguồn thu từ viện phí có quy mô lớn, có xu hướng giảm, chiếm bình quân là 56.170 triệu đồng trong giai đoạn 2017 – 2019 và có xu hướng tăng lên trong năm 2018 – 2019. Sự suy giảm này do tổng số lượt khám chữa bệnh, khám sức khỏe, điều trị nội trú trong giai đoạn này đều giảm xuống. Nguồn thu từ BHYT có xu hướng tăng lên về quy mô và tỷ trọng, từ mức 6.606 triệu đồng năm 2017 lên mức 7.811 triệu đồng năm 2019. Sự gia tăng này do chính sách của Chính phủ trong gia tăng danh mục khám bệnh, chữa bệnh và kinh phí chi trả trong những năm qua.

Nguồn thu từ viện phí, BHYT đã góp phần không nhỏ vào trong việc đảm bảo kinh phí hoạt động của các bệnh viện trong điều kiện NSNN còn hạn hẹp, cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân, đồng thời góp phần nâng cao đời sống công nhân viên trong bệnh viện. Trên thực tế cho đến nay, bệnh viện không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý thu viện phí theo hướng thu đúng, thu đủ nhằm đảm bảo công bằng hiệu quả.

* Nguồn thu từ dịch vụ, thu khác

Nguồn thu từ dịch vụ, nguồn thu khác là các khoản thu không thường xuyên, từ nhiều dịch vụ khác nhau như đào tạo y tế xã hội hóa, tiền giường yêu cầu, khoán căng-tin, nhà xe bệnh viện, thuê khoán quầy quán; nhà thuốc bệnh viện; vận chuyển bệnh nhân, sao bệnh án... Nguồn thu từ các hoạt động xã hội hóa (liên doanh liên kết),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 58 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)