Một số kết quả đạt được của bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 51 - 56)

4. Bố cục của luận văn

3.1.4. Một số kết quả đạt được của bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai

Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai được thành lập trên cơ sở chia tách từ Bệnh viện Đa khoa số 1 tỉnh Lào Cai theo Quyết định số 3105/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của UBND tỉnh và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 3 năm 2013. Mặc dù mới đi vào hoạt động, bệnh viện đã không ngừng cố gắng đổi mới cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như thái độ tinh thần phục vụ khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Qua bảng 3.1 ta thấy, công tác khám chữa bệnh của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai luôn hoàn thành các chỉ tiêu chuyên môn. Số giường bệnh năm 2019 đã tăng lên 300 giường, với khám bệnh cho 80.825 lượt người; Điều trị nội trú cho 20.621 lượt người; Công suất sử dụng giường bệnh 126,3%; Chuyển tuyến trên điều trị 1.901 lượt người; Phẫu thuật cho trên 2.861 ca và thực hiện thủ thuật 34.659 ca; Tổng số ca đẻ 3.725 bệnh nhân trong đó đẻ thường đạt 2.168 bệnh nhân, tỷ lệ mổ lấy thai giảm xuống còn 1.557 bệnh nhân; Tổng số ca xét nghiệm đạt 243.512 lượt người, tổng số ca chẩn đoán hình ảnh đạt 56.168 lượt người.

Công tác nghiên cứu khoa học:Không ngừng ứng dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến, cải tiến kỹ thuật vào công tác khám và điều trị người bệnh. Trong năm 2019 đơn vị đã có 25 sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được Sở Y tế nghiệm thu; triển khai 07 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tại bệnh viện, 01 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh đang giai đoạn triển khai nghiên cứu.

Công tác chỉ đạo tuyến: Trong năm bệnh viện xây dựng kế hoạch cử cán bộ chỉ đạo tuyến kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện tuyến huyện, thành phố. Hỗ trợ đào tạo cầm tay chỉ việc cho cán bộ chuyên ngành sản, nhi, gây mê hồi sức của Bệnh viện đa khoa thành phố Lào Cai. Tổ chức 07 lớp đào tạo cấp cứu sản phụ khoa, nhi khoa và cách sử dụng kháng sinh cho trẻ em cho các cán bộ bệnh viện huyện, thành phố.

Công tác phòng bệnh: Xây dựng phương án kế hoạch phòng chống một số bệnh nhiễm: Dịch sởi, Cúm A(H1N1), cúm A(H5N1), dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, dịch sốt xuất huyết, bệnh Zika, bệnh tay chân miệng, dịch chó dại và một số dịch bệnh nguy hiểm khác...Thực hiện tốt việc phân loại rác thải và xử lý đúng qui định.

Triển khai thực hiện vệ sinh bệnh viện, kỹ thuật rửa tay thường quy, các quy trình kỹ thuật vệ sinh bệnh viện, qui trình chăm sóc người bệnh. Thực hiện báo cáo các bệnh dịch truyền nhiễm theo đúng hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

Bảng 3.1: Tình hình thực hiện hoạt động chuyên môn Bệnh viện Sản Nhi giai đoạn 2017 - 2019

TT Nội dung hoạt động Đơn vị Kết quả thực hiện 2018/2017 2019/2018

2017 2018 2019 SL % SL %

I HOẠT ĐỘNG KHÁM BỆNH

1 Tổng số lượt khám bệnh Lượt người 77.029 78.649 80.825 1.620 2,10 2.176 2,77 2 Tổng số lượt khám người cao tuổi L.người 3.535 3.170 2.965 (365) (10,33) (205) (6,47) 3 Tổng số khám sức khỏe L.người 2.144 1.914 1.892 (230) (10,73) (22) (1,15) 4 Tổng số điều trị nội trú L.người 20.991 20.568 20.621 (423) (2,02) 53 0,26 5 Tổng số ngày điều trị nội trú Ngày 116.925 104.399 112.362 (12.526) (10,71) 7.963 7,63 6 Công suất sử dụng giường bệnh % 152,0 124,5 126,3 (0,28) (18,09) 0,02 1,45 7 Ngày điều trị trung bình Ngày 5,59 5,05 5,16 (0,54) (9,66) 0,11 2,18

II CHUYỂN TUYẾN B. nhân 1734 1938 1901 204 11,76 (37) (1,91)

- Chuyển tuyến trên B. nhân 841 1007 1160 166 19,74 153 15,19 - Chuyển ngang tuyến B. nhân 893 931 741 38 4,26 (190) (20,41)

III TỬ VONG

1 Số BN tiên lượng tử vong và GĐ xin về B. nhân 73 60 56 (13) (17,81) (4) (6,67) 2 Số bệnh nhân tử vong (tất cả đối tượng) B. nhân 43 27 31 (16) (37,21) 4 14,81

2 Phân tích cơ cấu phẫu thuật Ca 2.982 2.738 2.861 (244) (8,18) 123 4,49

Phẫu thuật nội soi Ca 246 250 332 4 1,63 82 32,80 Phẫu thuật mổ mở Ca 2.736 2.488 2.529 (248) (9,06) 41 1,65

V THỦ THUẬT Ca 36.330 33.352 34.659 (2.978) (8,20) 1.307 3,92

VI TỔNG SỐ ĐẺ (Kể cả mổ lấy thai) B. nhân 3.821 3.684 3.725 (137) (3,59) 41 1,11

Đẻ thường B. nhân 1.855 2.003 2.168 148 7,98 165 8,24 Mổ lấy thai B. nhân 1.966 1.681 1.557 (285) (14,50) (124) (7,38) Tỷ lệ mổ đẻ (%) 51,452 45,63 41,80 (5,82) (11,32) (3,83) (8,40)

VII HOẠT ĐỘNG CẬN LÂM SÀNG

1 Tổng số ca xét nghiệm L.người 250.472 230.881 243.512 (19.591) (7,82) 12.631 5,47 2 Tổng số ca chẩn đoán hình ảnh L.người 56.240 55.440 56.168 (800) (1,42) 728 1,31

Công tác đào tạo: đã đào tạo xong: 01 BsCKII chuyên ngành Sản phụ khoa ; 02 BsCKI chuyên ngành Gây mê HS, Ngoại; các lớp ngắn hạn: 02 Bs CKĐH; 04 cán bộ đào tạo “Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính”, 02 cán bộ học Trung cấp Lý luận chính trị; 24 cán bộ được bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng. Đang đào tạo 01 DS CKII; 02 Bs CKI; 01 Thạc sỹ Kinh tế; 08 cán bộ ĐH; 12 cán bộ trình độ Cao đẳng; 01 Cao cấp chính trị. Ngoài ra bệnh viện còn cử 92 lượt cán bộ đi đào tạo các lớp ngắn hạn/CGKT hoặc tập huấn theo các chương trình dự án, đề án 1816 tại các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương.

Đề án bệnh viện vệ tinh: Bệnh viện Phụ Sản Trung ương: Đào tạo và chuyển giao kỹ thuật: 07 kỹ thuật; đào tạo 02 lớp; Bệnh viện Nhi Trung ương: Chuyển giao kỹ thuật: 07 kỹ thuật; Đào tạo 04 lớp tập huấn và đạo tạo trực tuyến 06 lớp.

Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn: Phối hợp với các khoa, phòng trong việc thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo thông tư 18/2018/TT-BYT. Triển khai thực hiện vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế trong bệnh viện và thực hiện các qui định về vô khuẩn trong việc thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật. Triển khai khử khuẩn, tiệt trùng dụng cụ tập trung tại các đơn vị bộ phận (đơn vị) tiệt khuẩn và bảo đảm vô khuẩn từ khâu tiệt khuẩn, lưu trữ, vận chuyển cho tới khi sử dụng cho người bệnh. Công tác kiểm tra, giám sát được triển khai thường xuyên, định kỳ.

Trong năm 2019, sau 2 năm Bệnh viện được tiếp nhận cơ sở vật chất mới khang trang, sạch sẽ phục vụ người dân đến khám và điều trị tại bệnh viện. Được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành bệnh viện đã được hỗ trợ kinh phí để di chuyển bệnh viện an toàn và mua sắm thêm trang thiết bị phù hợp với một bệnh viện chuyên khoa. Đồng thời được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Sở Y tế phối hợp với các bệnh viện tuyến trung ương: Bệnh viện Phụ sản Trung ương; Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức đào tạo, cập nhật chuyên môn nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ y, bác sỹ trong bệnh viện. Bệnh viện Sản Nhi đã kết hợp với các ban ngành, các đơn vị y tế trong tỉnh tổ chức khám, chữa bệnh cho người dân, nâng cao chất lượng điều trị, giáo dục y đức, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh. Về cơ bản Bệnh viện đã hoàn thành các chỉ tiêu kế

hoạch Nhà nước giao đảm bảo hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn tỉnh theo lĩnh vực chuyên khoa được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)