Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và giám sát chặt chẽ các khoản chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 106 - 107)

4. Bố cục của luận văn

4.2.2. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và giám sát chặt chẽ các khoản chi

Để tiết kiệm chi mà không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, Bệnh viện cần rà soát và đánh giá lại một số hoạt động phục vụ công tác chuyên môn. Hoạt động nào mà bệnh viện thực hiện kém hiệu quả, tiêu tốn nhân lực và tài chính thì thay cho việc bệnh viện tự làm như hiện nay bằng việc ký hợp đồng thuê công ty chuyên trách cung cấp dịch vụ, như: hoạt động vệ sinh công cộng, buồng bệnh; bảo vệ bệnh viện; các dịch vụ ăn uống...

Để quản lý tốt các khoản chi, từng phòng, khoa, trung tâm cần thực hiện tốt các thủ tục, quy trình kiểm soát nội bộ theo nhiều cấp. Quy trình kiểm soát được kiểm soát từ cấp Phòng, Khoa, Trung tâm, bộ phận thực hiện, tiếp đến kiểm soát cuẩ bộ phận Tài chính kế toán và cuối cùng là sự kiểm soát và phê duyệt của lãnh đạo Bệnh viện. Để thực hiện được quy trình kiểm soát này, các bộ phận trực tiếp thực hiện chi phí phải hiểu đầy đủ quy trình, thủ tục chứng từ để chuyển cho bộ phận Tài chính kế toán. Sau khi kiểm soát đầy đủ qua các cấp, bộ phận Tài chính kế toán mới được phản ánh nghiệp vụ vào chi phí. Quản lý kiểm soát chặt chẽ giúp tiết kiệm chi phí, quản lý được các khoản chi phí đúng theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi phí như khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ, chi phí khác,…phải xác định rõ để phân bổ vào chi phí để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí, đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động của đơn vị

Phải chấp hành tốt công tác lập dự toán, thanh toán, quyết toán và báo cáo tài chính. Các khoản chi cho các cá nhân, khoa phòng trong Bệnh viện khi thanh toán phải có trong dự toán được duyệt. Quá trình thực hiện chi phải được giám sát chặt chẽ, tuân thủ theo đúng nguyên tắc, đúng mục đích và phải theo đúng các khoản, mục

của mục lục NSNN.

Đảm bảo chi cho con người ở mức hợp lý, triệt để tiết kiệm trong các khoản chi hành chính. Ưu tiên chi cho nhóm nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm sửa chữa vì đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh. Quản lý chặt chẽ các khoản tiền thưởng, chi thưởng đúng người, đúng việc trên cơ sở áp dụng các chế độ của Nhà nước và các quy định của Bệnh viện. Quản lý tốt công tác hội thảo, hội nghị, hạn chế những cuộc hội thảo không cần thiết, hạn chế số lượng thành viên tham gia để tránh lãng phí cho Bệnh viện.

Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao, việc tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị làm việc, đưa tin học ứng dụng vào trong quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng quản lý là việc làm hết sức có ý nghĩa. Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ, đưa phần mềm quản lý vào sử dụng cho tất cả các đối tượng đến khám và điều trị cũng như nâng cấp, cải tiến phần mềm kế toán đang dùng. Ngoài ra, bệnh viện cần khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế; sử dụng công nghệ đúng mục đích, đúng chức năng, tránh tình trạng mua mà không sử dụng do thiếu đồng bộ hoặc sử dụng không hết công suất ...

Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, viên chức trong Bệnh viện triệt để thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần tiết kiệm chi trong đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)