Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Bãi Cháy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 32 - 35)

4. Bố cục của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Bãi Cháy

Bệnh viện Bãi Cháy là Bệnh viện Đa khoa hạng II tuyến tỉnh, được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt và triển khai 640 giường bệnh có đầy đủ các chuyên khoa, có vị trí địa lý nằm ở phía Tây thành phố Hạ Long . Năm 2012 Bệnh viện được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì cho những thành tích mà bệnh

viện đã đạt được.

Bệnh viện Bãi Cháy có đầy đủ các loại hình nguồn kinh phí: Nguồn NSNN cấp, nguồn viện phí, BHYT, nguồn viện trợ và thu khác. Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài chính này của bệnh viện đã đạt được những kết quả đáng kể:

Nguồn thu của bệnh viện có xu hướng tăng lên:

So với cơ chế cũ thì nét đổi mới trong việc quản lí và điều hành ngân sách là việc phân loại đơn vị sự nghiệp có thu dựa trên khả năng đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên để từ đó có cơ sở cấp ngân sách. Đó là một biện pháp nhằm giảm bớt gánh nặng NSNN đồng thời tăng tính chủ động cho các bệnh viện công lập.

Bệnh viện Bãi Cháy được chủ động trong đa dạng hóa nguồn thu: Việc thực hiện cơ chế tự chủ đã tạo điều kiện pháp lý và khuyến khích các đơn vị triển khai các dịch vụ trợ, tăng nguồn thu, bổ sung kinh phí hoạt động của đơn vị.

Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính Bệnh viện Bãi Cháy đã chủ động sử dụng các nguồn tài chính cho hoạt động chuyên môn, bố trí lợp lý các khoản chi trong dự toán ngân sách được giao và trong các khoản thu, tránh được việc thừa thiếu kinh phí giữa các nhóm mục chi. Thu nhập tăng thêm được chi trả trên cơ sở hiệu suất công việc và năng lực của cán bộ công nhân viên chức.

Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Trong thời gian qua, công tác quản lý tài chính của bệnh viện Bãi Chày đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện tăng thu và tiết kiệm chi tiêu khi nhà nước thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Việc trao quyền tự chủ giúp bệnh viện từng bước mở rộng hoạt động, chủ động khai thác nguồn lực tài chính đặc biệt là nguồn tài chính ngoài NSNN để chi cho hoạt động khám chữa bệnh và Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của bệnh viện. Cơ chế tự chủ lãnh đạo cơ quan đã năng động hơn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đối với hoạt động của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện, nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đồng thời tăng nguồn thu tài chính và tăng thu nhập cho CBVC.

Từng bước cải thiện cơ sở vật chất: Qua phân tích thực trạng sử dụng nguồn lực tài chính tại Bệnh viện Bãi Cháy cho thấy, việc các bệnh viện sử dụng nguồn tài

chính ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn cũng như tăng cường đầu tư cho mua sắm sửa chữa trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh, nhờ đó từng bước cải thiện cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân trong tỉnh.

Tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả: Cơ chế giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có tác dụng lớn đến việc phát huy tính sáng tạo và chủ động của bệnh viện, thủ trưởng đơn vị được quyền chủ động sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc, hạn chế các hiện tượng tiêu cực.

Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Bãi Cháy vẫn còn một số hạn chế điển hình sau:

Bệnh viện còn bị động tỏng khi tiếp nhận kinh phí: Kinh phí NSNN cho bệnh viện luộn trong tình trạng bị động do chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Sở Nội vụ và Sở Tài chính. Dự toán NSNN năm nay được Sở Tài chính căn cứ vào số biên chế kế hoạch mà Sở Nội vụ giao năm trước. Số biên chế tăng trong năm được Sở Nội vụ giao sau khi UBND tỉnh đã giao dự toán cho các bệnh viện dẫn đến tỉnh trạng số biên chế tăng thêm chưa được bố trí kinh phí kịp thời mà vẫn để đến cuối năm Sở Tài chính cân nguồn rồi mới bố trí kinh phí dẫn đến tình trạng các bệnh viện bị động trong việc trả lương cho biên chế tăng thêm trong năm.

Hạn chế về quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế dân chủ: Một số đơn vị, bộ phận tham mưu còn yếu, còn lúng túng trong việc xây dựng phương án tự chủ tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đặc biệt là xây dựng phương án chi trả tăng thêm cho từng cá nhân, xây dựng định mức khoán cho các bộ phận, xây dựng định mức kinh tế kĩ thuật cho các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn. Nhiều định mức kinh tế kĩ thuật cho các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn. Nhiều định mức chưa quy định, nhiều định mức quá lạc hậu dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Quy chế chi tiêu nội bộ nhìn chung chưa quy định cụ thể, rõ ràng về nội dung chi, mức chi. Đặc biệ là quy chế chi trả thu nhập tăng thêm vẫn còn chưa cụ thể, mang tính bình quân, chưa có các biện pháp tiết kiệm chi, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính nên hạn chế tính chủ động, tích cực của quy chế chi tiêu nội bộ.

Năng lực lãnh đạo của lãnh đạo bệnh viện còn chưa đáp ứng: Nhận thức về tự chủ còn chưa thống nhất, kiến thức, kĩ năng về quản lí kinh tế ý tế, tài chính y tế, quản trị bệnh viện còn hạn chế trong khi hệ thống thông tin, giám sát còn yếu kém, dẫn đến việc triển khai thực hiện ở phần lớn các đơn vị còn lúng túng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)