Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 39 - 40)

4. Bố cục của luận văn

2.3.1. Phương pháp so sánh

Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đính phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ (điểm) được chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích (hoặc điểm phân tích). Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở từng kỳ tương ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Và để phục vụ mục đích phân tích người ta có thể so sánh bằng các cách: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân. (Phan Công Nghĩa & Bùi Đức Triệu, 2012)

Phương pháp so sánh sử dụng trong kỳ phân tích tài chính là:

+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của đơn vị, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

+ So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của đơn vị.

+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy được tình hình tài chính của đơn vị đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với các đơn vị khác cùng ngành.

+ So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng hợp ở mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)