Bài học kinh nghiệm rút ra cho cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 35)

4. Bố cục của luận văn

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản Nh

Nhi Lào Cai

Từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường chúng ta đã có cái nhìn làm thay đổi căn bản trong nhận thức, quan điểm về ngành y tế. Ngành y tế được coi là một ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân thuộc nhóm ngành dịch vụ phục vụ các yêu cầu có tính chất phúc lợi xã hội. Cải cách ngành y tế nhằm nâng cao chất lượng KCB, phòng bệnh, người dân được hưởng những dịch vụ y tế tốt nhất và cũng làm giảm chảy máu chất xám đội ngũ cán bộ y tế Nghị định 43 và 16 ra đời tạo điều kiện cho ngành y tế phát huy được tính chủ động trong hoạt động của mình, cũng như giảm bớt gánh nặng cho NSNN. Dựa trên kết quả khảo sát 18 bệnh viện công theo hình thứctự chủ, đảm bảo toàn bộ chi phí HĐTX, đảm bảo một phần chi phí HĐTX, tự chủ nhưng dựa hoàn toàn vào NSNN và những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính bệnh viện ở các nước trên thế giới cho thấy. Các đơn vị đã năng động hơn trong phát triển dịch vụ tăng thu cho đơn vị, mở rộng các loại hình dịch vụ KCB, do đó có sự thay đổi rõ rệt về các hoạt động chuyên môn của bệnh viện, tăng công suất giường bệnh, số lượt khám bệnh và nhập viện ở hầu hết bệnh viện đều tăng, tăng đầu tư TTB y tế theo hình thức xã hội hóa. Do quản lý tốt công tác thu chi tại đơn vị nên thu nhập hàng năm đều tăng lên, góp phần động viên cán bộ yên tâm công tác, nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ người bệnh được tốt hơn.

Một số bài học kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính rút ra cho Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai là:

- Phải có kế hoạch, chiến lược cho từng giai đoạn cụ thể một cách rõ ràng và khả năng đạt được mục tiêu.

- Phân biệt công việc do Nhà nước giao và các hoạt động dịch vụ của bệnh viện. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn ngân sách của tỉnh cấp cho các bệnh viện, giảm chi phí bằng các định mức khoán, tiết kiệm và cắt giảm nhân lực bằng các biện

pháp phù hợp, khuyến khích nhân viên làm việc với định mức năng suất lao động cao để tăng thu nhập chính đáng.

- Đầu tư TTB, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao năng lực KCB của cán bộ. - Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ cũng như công tác quản lý, lãnh đạo tại bệnh viện được cao hơn, nâng cao chất lượng công tác KCB, thực hiện hợp đồng chuyển giao kỹ thuật mới ở các bệnh viện tuyến trung ương, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học cấp tỉnh, đẩy mạnh chất lượng phục vụ nhằm tăng nguồn thu cho bệnh viện.

- Thực hiện tốt chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ viên chức trong bệnh viện về 10 điều Y đức. Đa dạng hoá các hình thức dịch vụ và đồng bộ hoá dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người bệnh và xã hội. Thay đổi quan niệm bệnh viện ngồi đợi bệnh nhân đến sang chủ động đến với bệnh nhân, thâm nhập cộng đồng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu xã hội.

- Khuyến khích các đối tác đầu tư cùng góp vốn bằng hình thức cổ phần để đầu tư xây dựng khu KCB theo yêu cầu, tiếp tục triển khai công tác XHH y tế nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho bệnh viện.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận văn đề tài mong muốn trả lời cho một số câu hỏi nghiên cứu như sau:

(1) Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Sản nhi Lào Cai thời gian vừa quan như thế nào?

(2) Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản nhi Lào Cai là gì?

(3) Những nhân tố nào ảnh hưởng tới cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản nhi Lào Cai?

(4) Các giải pháp nào góp phần hoàn cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản nhi Lào Cai trong thời gian tới?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu; Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp so sánh… trong nghiên cứu một số nội dung của đề tài.

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.

Những tài liệu thứ cấp được thu thập từ những tài liệu đã công bố bao gồm những tài liệu tổng kết từ những tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến quản lý chi NSNN được thu thập từ các viện, trường đại học, các tổ chức và trên mạng internet.

Ngoài ra, thông qua báo cáo, tạp chí chuyên ngành, các văn kiện, nghị quyết, số liệu thống kê của cơ quan thống kê, Sở Y tế, Bệnh viện Sản nhi Lào Cai... Cụ thể, sử dụng báo cáo tài chính hàng năm của bệnh viện Sản nhi Lào Cai từ năm 2017 đến năm 2019

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng các phiếu điều tra ý kiến của các đơn vị thực hiện công tác quản lý NSNN. Ngoài ra còn là một số các ý kiến phỏng vấn cá nhân của các cán bộ nhân viên thuộc Sở Y tế, Bệnh viện, đây là những người hiểu rõ nhất điểm mạnh, yếu, thiếu sót của hệ thống mà họ đang tác nghiệp, đây chính là nguồn thông tin có giá trị nhất.

Nội dung khảo sát lấy ý kiến cán bộ quản lý, chuyên viên bao gồm: Tự chủ trong quản lý nguồn thu; Tự chủ trong quản lý chi; Tự chủ trong phân phối lợi nhuận; Công tác thanh tra, kiểm tra.

Mục đích khảo sát: Để đánh giá công tác tự chủ tài chính tại Bệnh viện Sản nhi Lào Cai.

Quy mô mẫu khảo sát:

Tổng số cán bộ, viên chức điều tra là: Sở Y tế: 02 người, Sở Tài chính: 02 người, cán bộ viên chức trong bệnh viện: 210 người. Vậy quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau (Fely David, 2005)

n = NZ2 p(1-p) = 214*(1.96)2. (0.5).(1 - 0.5) = 141,1 Nd2 + Z2 p(1-p) 214* (0.05)2 + (1.96)2.(0.5).(1- 0.5)

n = Quy mô mẫu mong muốn

Z= Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy

p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)

d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05

Như vậy, quy mô mẫu được lựa chọn là 142. Số phiếu điều tra được phát ra là 142 phiếu.

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Phân vân, 4- Đồng ý và 5- Hoàn toàn đồng ý.

Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert được sử dụng trong luận văn

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá 5 4,21 - 5,00 Rất tốt 4 3,41- 4,20 Tốt 3 2,61 - 3,40 Trung bình 2 1,81 - 2,60 Kém 1 1,00 - 1,80 Rất kém

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Đề tài đã sử dụng các số liệu về báo cáo tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ qua các năm, để đánh giá hoạt động thực hiện cơ chế tự chủ và có những hoạch định tiếp theo phù hợp cơ chế tự chủ trong thời gian tới. Các tài liệu thứ cấp sau khi thu thập được hệ thống hoá theo các nội dung nghiên cứu để đưa vào luận văn. Tài liệu sơ cấp điều tra được tổng hợp xử lý dữ liệu trên bảng Excel

2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Để tiến hành phân tích hoạt động tài chính người ta không dùng riêng lẻ một phương pháp phân tích nào mà sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích với nhau để đánh giá tình hình đơn vị một cách xác thực nhất, nhanh nhất Phương pháp phân tích hoạt động tài chính là hệ thống các phương pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, quan hệ, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, xong phương pháp chủ yếu là phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ.

2.3.1. Phương pháp so sánh

Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đính phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ (điểm) được chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích (hoặc điểm phân tích). Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở từng kỳ tương ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Và để phục vụ mục đích phân tích người ta có thể so sánh bằng các cách: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân. (Phan Công Nghĩa & Bùi Đức Triệu, 2012)

Phương pháp so sánh sử dụng trong kỳ phân tích tài chính là:

+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của đơn vị, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

+ So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của đơn vị.

+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy được tình hình tài chính của đơn vị đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với các đơn vị khác cùng ngành.

+ So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng hợp ở mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp.

2.3.2. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Để phân tích mối liên hệ của hiện tượng theo thời gian, trong thống kê người ta thường sử dụng các dãy số thời gian. Đó là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dựa vào đặc điểm về biến động quy mô của hiện tượng qua thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.

Trong luận văn, để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tác giả sử dụng 3 chỉ tiêu để phân tích, đó là: lượng tăng (giảm) tuyệt đối; tốc độ phát triển; tốc độ tăng (giảm) để biểu hiện xu hướng, sự biến động tài chính tại Bệnh viện Sản nhi Lào Cai.

2.4. Hệ thống các tiêu nghiên cứu

2.4.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện tự chủ tài chính

- Chỉ tiêu phản ánh quy mô, chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị

+ Sự phát triển nguồn nhân lực qua các năm. + Trình độ học vấn.

+ Số lượng, cơ cấu nhân lực. + Chất lượng nguồn nhân lực.

Các chỉ tiêu trên thể hiện khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế tại đơn vị, đơn vị có đảm bảo kinh phí quản lý hành chính và nhiệm vụ được giao hay không.

Hàng năm, sau khi đã trang trải các khoản chi phí, trường hợp đơn vị có chênh lệch thu - chi sẽ trích lập quỹ phát triển sự nghiệp, chi tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên và các loại quỹ khác. Qua đó đánh giá được hiệu quả việc thực hiện các nguồn kinh phí.

Đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị nhằm phát huy những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại để đưa ra các biện pháp tháo gỡ khắc phục khó khăn, tồn tại với mục tiêu phát triển và đưa ra những cơ chế tài chính phù hợp để hoàn thiện bộ máy tài chính cũng như sự ổn định của đơn vị. Chênh lệch thu - chi tài chính được xác định:

Chênh lệch = Tổng thu - Tổng chi.

Các chỉ tiêu so sánh: là việc so sánh giữa các chỉ tiêu trong một kỳ nghiên cứu. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để phân tích chất lượng QLTC của các BVCL. Trong nhóm này có các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ % DTNS bệnh viện lập so với chỉ tiêu trên cấp. Tỷ lệ % DTNS bệnh viện lập so

với chỉ tiêu trên cấp =

Số DTNS bệnh viện lập

x 100% Chỉ tiêu trên cấp

Chỉ tiêu này cho biết DTNS bệnh viện lập có sát với khả năng bảo đảm của trên không.

+ Tỷ lệ % số thực hiện so với DTNS bệnh viện lập. Tỷ lệ % thực hiện bệnh viện lập so

với DTNS bệnh viện =

Số thực hiện

x 100% Số DTNS bệnh viện lập

Chỉ tiêu này phản ảnh DTNS bệnh viện lập có sát với thực tế chi tiêu cho các nhiệm vụ của BV, đồng thời cũng phản ảnh tình hình thực hiện các chỉ tiêu thu NS trên cấp.

+ Tỷ lệ % số thực hiện so với số được cấp. Tỷ lệ % thực hiện so với

số được cấp =

Số thực hiện

x 100% Số được cấp

Đây là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả QLTC. Nếu kết quả lớn hơn 100% (thiếu NS) hoặc nhỏ hơn 100% (thừa NS) sẽ xảy ra 2 trường hợp: số thực hiện đúng thực tế, đúng chế độ tiêu chuẩn thì phải xem lại số chỉ tiêu trên phân bổ, ngược lại thì phải xem lại quy trình chi tiêu của BV. Từ công thức này có thể xem xét quá trình lập DTNS, phê duyệt dự toán đã sát thực tế hay chưa.

- Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn thu: là các chỉ tiêu phản ánh quy mô về số lượng của tiêu thức nghiên cứu. Chỉ tiêu này là cơ sở để tính các chỉ tiêu phát triển khác cả về tổng nguồn thu cũng như từng nguồn thu cụ thể, bao gồm các chỉ tiêu:

+ Tổng thu trong năm:

QTC = ∑ 𝑞𝑖 𝑛

𝑖=1 Trong đó: QTC: Tổng thu trong năm qi: nội dung thu thứ i - Nguồn Ngân sách nhà nước:

+ Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công;

+ Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí;

- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;

+ Thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của đối tượng có thẻ BHYT.

+ Thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của đối tượng không có thẻ Bảo hiểm y tế.

- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định (phần được để lại chi hoạt động thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí);

- Các nguồn thu khác (từ liên doanh liên kết, cho thuê tài sản, dịch vụ trông giữ xe v.v…).

2.4.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh đánh giá tình hình tự chủ tài chính của đối tượng khảo sát tượng khảo sát

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân - Cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp

- Xây dựng và tuân thủ quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị. - Sử dụng kinh phí NSNN đã được giao

- Kiểm soát tình hình tài chính

- Tiết kiệm kinh phí giao quyền tự chủ. - Công tác kiểm tra tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)