Tăng cường thanh tra, kiểm tra và công khai tài chính nhằm nâng cao quyền tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 109 - 111)

4. Bố cục của luận văn

4.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và công khai tài chính nhằm nâng cao quyền tự

tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Để công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý sử dụng kinh phí được thực hiện một cách hiệu quả thì vấn đề kiểm tra, kiểm soát tài chính đối với đơn vị là rất cần thiết. Đơn vị cần phải cụ thể hoá chính sách, chế độ chi tiêu bằng việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ. Mọi khoản thu - chi phải được cụ thể, chi tiết trong Quy chế chi tiêu nội bộ và phải được thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định của Nhà nước.

- Kiểm tra, kiểm soát tài chính phải tiến hành đúng theo tuần tự: Trước tiên, phải kiểm tra khâu lập kế hoạch tài chính, kiểm tra quy trình lập dự toán thu - chi tại các đơn vị sự nghiệp. Tiếp theo phải kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt, tức là kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ tài chính phát sinh. Khâu này rất quan trọng vì sẽ có sự đối chiếu, kiểm tra để phát hiện kịp thời những vi phạm chính sách, chế độ tài chính. Trên cơ sở đó sẽ ngăn ngừa được những hậu quả xấu, đồng thời góp phần thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn thu. Cuối cùng là kiểm tra khi đã kết thúc giai đoạn thực hiện các kế hoạch tài chính, đó là kiểm tra, xét duyệt các khoản đã thu - chi của đơn vị sự nghiệp. Kiểm tra các số liệu, các báo cáo, tính đúng đắn, trung thực của của các báo cáo để rút ra bài học kinh nghiệm cho các kỳ sau. Yêu cầu các giai đoạn kiểm tra, kiểm soát tài chính phải tiến hành theo đúng tuần tự, quy định, đảm bảo kết quả thu được sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính kế toán của các đơn vị sự nghiệp ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các quy định về tài chính kế toán cũng như các quy định của nhà nước.

- Các kết luận, kiến nghị xử lý của các cơ quan kiểm tra, kiểm soát tài chính phải yêu cầu đơn vị thực hiện nghiêm túc và phải có kiểm tra việc thực hiện kiến nghị để đánh giá xem đơn vị chấp hành đến đâu để có chế tài xử lý. Các kết luận, kiến nghị đó phải được gửi đến thủ trưởng các đơn vị và các bộ phận, cá nhân có liên quan để tiến hành giám sát việc thực hiện.

- Tránh sự chồng chéo giữa các cơ quan kiểm tra, kiểm soát tài chính. Trước khi tiến hành kiểm tra, kiểm soát tài chính tại các đơn vị sự nghiệp phải lập kế hoạch và gửi cho các tổ chức, cơ quan có liên quan để phối hợp trong công tác

- Bố trí những cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, tác phong làm việc gương mẫu, đúng mực, đạo đức tốt.

- Thanh tra đột xuất theo vụ việc, xuất toán những khoản chi không đúng chế độ. Đồng thời, đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại Bệnh viện đòi hỏi phải thực hiện công khai tài chính. Đó là quy luật tất yếu nhằm phát huy quyền kiểm tra, giám sát của chính cán bộ, viên chức và người lao động trong đơn vị. Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của CBVC và tập thể người lao động trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý sử dụng kinh phí của đơn vị; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng kinh phí; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin thông qua những hình thức quy định.

Hoạt động công khai tài chính giúp cán bộ, viên chức nắm bắt được tình hình tài chính của trường tham gia việc quản lý, theo dõi hoạt động thu chi nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý sử dụng kinh phí được thực hiện tốt thì quyền lợi của người lao động mới được bảo đảm, tạo động lực để hoàn thành những nhiệm vụ được đơn vị giao cho. Các thông tin liên quan đến sự thay đổi các chế độ, chính sách, các định mức thu, chi các liên quan đến toàn đơn vị và cá nhân các thành viên cần được biết các thông tin đó. Tăng cường tính công khai minh bạch tại Đại hội Cán bộ công nhân viên chức, trên wedsite của Bệnh viện như:

- Phương án chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ, viên chức và người lao động, hệ số tăng thêm phải phù hợp đúng với năng suất và hiệu quả làm việc của từng

bộ phận, cá nhân. Tránh tình trạng phân chia lợi nhuận đồng đều, người làm việc với năng suất cao hay năng suất thấp cũng nhận được phần như nhau. Có như thế mới tạo được sự bình đẳng trong đơn vị, thu nhập phân phối theo năng suất lao động và phát động mọi người cùng thi đua để đạt được thành tích cao trong công tác.

- Công khai các định mức chi tiêu trong toàn đơn vị để mọi người nắm được và thực hiện, công khai các mức khoán hàng tháng, hàng năm để có sự đối chiếu.

- Công khai việc trích lập và sử dụng các quỹ như: Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Thực hiện công khai tài chính như vậy sẽ giúp cho Bệnh viện Sản Nhi phát huy tốt quyền tự chủ tài chính. Viên chức và người lao động được đảm bảo quyền lợi, chính họ tham gia vào giám sát tài chính của đơn vị, họ sẽ hiểu biết hơn về công tác chi tiêu của đơn vị, biết được công sức đóng góp của bản thân cũng như của tập thể được chi trả ra sao. Đồng thời cũng tự ý thức được quyền lợi của mình để không ngừng phấn đấu, nâng cao hiệu quả công việc, góp phần nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)