Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 97 - 100)

4. Bố cục của luận văn

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Thứ nhất, vẫn gặp vấn đề về hành lang pháp lý về cơ chế tự chủ trong lĩnh vực y tế, trong đó có tự chủ đối với bệnh viện công lập còn chưa đầy đủ; thiếu quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, liên doanh, liên kết, về việc sử dụng

thiết bị y tế kỹ thuật cao tại các cơ sở y tế công lập. Đặc biệt, bệnh viện được giao tự chủ song chưa tự chủ “thực chất” do còn nhiều ràng buộc liên quan đến bộ máy, con người, bố trí nhân sự, biên chế. Việc giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế còn chưa phù hợp với một số bệnh viện, giá dịch vụ y tế chưa tính đúng, tính đủ chi phí trong khi các bệnh viện phải tự chủ kinh phí chi thường xuyên nên ảnh hưởng đến việc cân đối thu chi của bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện có nguồn thu thấp. Trình độ quản lý điều hành và quản lý tài chính của người đứng đầu bệnh viện về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu khi chuyển sang cơ chế tự chủ.

- Thứ hai, định mức chi quản lý hành chính còn thấp trong khi giá cả ngày càng cao làm cho các chi phí như xăng, điện, văn phòng phẩm, điện thoại chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ kinh phí hoạt động của các đơn vị. Bên cạnh đó, việc chi tiêu cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị ngày càng tăng do giá cả thị trường tăng nhưng định mức chi không được điều chỉnh tương ứng làm khó khăn cho công tác quản lý tài chính của đơn vị, ảnh hưởng đến kinh phí tiết kiệm được.

- Thứ ba, nhận thức của cán bộ viên chức và người lao động trong Bệnh viện về tự chủ tài chính chưa đầy đủ. Do chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Y tế Lào Cai nên tính tự chủ, tự quyết định còn hạn chế. Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật để pháp luật đi vào cuộc sống của nước ta còn chưa cao. Luật ban hành thì bệnh viện chờ Thông tư hướng dẫn, có Thông tư rồi lại chờ xem các đơn vị khác áp dụng thế nào rồi mới áp dụng vào đơn vị mình. Do vậy, đội ngũ lãnh đạo và cán bộ viên chức bệnh viện chưa thấy được lợi ích mà thực hiện tự chủ tài chính mang đến cho đơn vị mình và cho bản thân họ.

- Thứ tư, mặc dù có quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, quy định về quản lý, sử dụng tài sản tại Bệnh viện nhưng một số cá nhân vẫn thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng tài sản, vẫn chưa thực sự tiết kiệm trong quá trình sử dụng. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, nâng cao hiệu suất làm việc, hiệu quả công tác của một số cán bộ viên chức và người lao động trong Bệnh viện chỉ mang tính hình thức.

- Thứ năm, do đội ngũ cán bộ nhân viên nhất là đội ngũ quản lý tài chính và nhân viên kế toán có trình độ và năng lực tiếp cận cái mới còn nhiều hạn chế, mới chỉ

dừng ở cấp độ kế toán tài chính thông thường, chưa đứng trên góc độ tiếp cận kế quán quản trị nên việc phân tích, lập kế hoạch, tham mưu cho lãnh đạo trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế.

- Thứ sáu, Bệnh viện chuyển đến cơ sở mới cơ sở vật chất khang trang và hiện đại hơn nhưng xa nơi đông dân cư, do đó cũng ảnh hưởng đến số lượng người bệnh đến khám tại bệnh viện. Dẫn đến ảnh hưởng đến nguồn thu cảu Bệnh viện trong giai đoạn 2017 – 2019.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)