Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 96 - 97)

4. Bố cục của luận văn

3.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai còn một số tồn tại đó là:

- Lãnh đạo Bệnh viện đã khá chủ động trong việc thuê khoán, tự chủ trong sử dụng lao động tại đơn vị nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị. Đơn vị cũng chủ động cử người lao động tham gia đào tạo, nâng cao trình độ quản lý sử dụng kinh phí, từ đó nâng cao hiệu quả công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, số lượng người được đi đào tạo còn chưa nhiều, nội dung đào tạo còn chưa thực sự phù hợp với thực tiễn. Một số cán bộ, viên chức vẫn muốn duy trì cơ chế quản lý cũ, vẫn tồn tại tâm lý lo ngại bị Nhà nước cắt giảm kinh phí và băn khoăn về chất lượng hoạt động chuyên môn bị giảm hoặc xuất hiện tâm lý so bì về sự bất bình đẳng, không công bằng về phân phối thu nhập trong nội bộ đơn vị nói riêng và giữa các đơn vị trong ngành nói chung.

- Trong thời gian qua, bệnh viện đã chủ động trong việc đa dạng hóa nguồn thu. Tuy nhiên, nguồn huy động và quản lý nguồn thu của Bệnh viện vẫn phụ thuộc một phần vào NSNN cấp trong việc chi trả lương cho cán bộ viên chức. Vì vậy, trong thời gian tới bệnh viện cần tổ chức các bộ phận khám, chữa bệnh phù hợp với chuyên

môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật như: tổ chức các bộ phận KCB theo yêu cầu, KCB ngoài giờ với chất lượng cao, để người bệnh được lựa chọn thầy thuốc khám bệnh, phẫu thuật... Các trang thiết bị hiện đại liên kết, đặt máy từ nguồn xã hội hóa,… để tăng nguồn thu cho Bệnh viện trong thời gian tới.

- Trong giai đoạn 2017 – 2019, Bệnh viện đã tự chủ bình quân được 75,5% nhu cầu chi cho các hoạt động của bệnh viện. Các khoản chi của Bệnh viện đều được thể hiện trong Quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện. Tuy nhiên, Quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện một số nội dung chi còn chung chung, chưa quy định cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt là quy chế chi trả thu nhập tăng thêm vẫn còn chưa có giải pháp cụ thể để tăng thu, tiết kiệm chi đối với từng khoa, phòng đặc thù để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính nên hạn chế tính chủ động, tích cực của quy chế chi tiêu nội bộ. Đơn vị chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ viên chức chủ yếu dựa vào thâm niên công tác do vậy chưa khuyến khích được cán bộ viên chức học tập nâng cao trình độ.

- Bệnh viện đã xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị, tuy nhiên một số đơn vị xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công còn sơ sài, chưa đầy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 3, Điều 7, Thông tư số 144/2017/TT- BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý và sử dụng tài sản công. Dẫn đến một số cá nhân vẫn thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng tài sản, vẫn chưa thực sự tiết kiệm trong quá trình sử dụng.

- Tuy công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính được tiến hành, xong các thành viên làm công tác kiểm tra, kiểm soát thường là cán bộ quản lý làm công tác kiêm nhiệm nên hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ do đó việc kiểm tra quá trình thu chi, phân phối chênh lệch hàng năm cũng như quản lý tài sản của Bệnh viện chủ yếu mang nặng tính hình thức và đạt hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện sản nhi lào cai (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)