Kinh nghiệm từ một số Ngân hàng thương mại trong nước

Một phần của tài liệu 183 PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 27 - 28)

Kinh nghiệm của BIDV

Là một ngâng hàng có truyền thống về tín dụng doanh nghiệp, đặc biệt là trong tín dụng đầu tư, trong những năm gần đâylãnh đạo của BIDV đã nhận ra xu hướng tất yếu của TDBL và cuộc cạnh tranh trên thị trường ngân hàng bán lẻ với sự tham gia của gần 100 tổ chức tín dụng và hàng chục tổ chức tài chính khác diễn ra ngày càng quyết liệt. Có lợi thế về quy mô và thương hiệu, BIDV đã chuyển hướng tập trung đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, xác định mục tiêu chiến lược trở thành NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, ngang tầm với các NHTM tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Trong hơn 7 năm (từ 2009 đến nay), triển khai và phát triển hoạt động TDBL, từ những kết quả đạt được và hạn chế xảy ra bài học kinh nghiệm BIDV có được là:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới chi nhánh, PGD. Ưu tiên tập trung nguồn lực bán lẻ, nhất là bổ sung đầy đủ cán bộ quan hệ KH cá nhân cho những

chi nhánh PGD nằm trong khu đô thị, khu công nghiệp chế xuất, trung tâm thương

mại... Xây dựng cải tạo các PGD hiện có đồng bộ theo mô hình hiện đại, thân thiện

với KH.

- Sản phẩm của TDBL phải là sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có tính hiện đại cá biệt hóa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh phát triển sản phẩm

dịch vụ thẻ ngân hàng, xem thẻ là phương tiện để phát triển tín dụng tiêu dùng. - Vận dụng chính sách cấp TDBL linh hoạt, nhất là chính sách định giá tiền

Kinh nghiệm của ANZ Việt Nam

Ngân hàng ANZ Việt Nam đã được tạp chí The Asian Banker bình chọn là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong các năm 2003, 2004, 2007, 2008 và 2013.

Sự khác biệt của ANZ nằm ở chiến lược kinh doanh rõ ràng, tập trung, cũng như việc triển khai kế hoạch có trọng điểm, nhắm tới nhóm KH cao cấp và nhóm KH triển vọng có nhu cầu đa dạng cùng những đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn. Điểm mạnh của ANZ Việt Nam là mạng lưới ngân hàng tại khắp châu Á (28 quốc gia và vùng lãnh thổ) giúp ngân hàng này không chỉ liên kết đáp ứng nhu cầu của KH trong nền kinh tế mở, mà còn tận dụng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của các thị trường phát triển hơn để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhận viên tại Việt Nam. Sự hỗ trợ của tập đoàn trong việc quản trị rủi ro, nhân sự, sản phẩm... đã giúp ANZ Việt Nam phát triển như hiện nay.

Tiêu chí của ANZ trong lĩnh vực cho vay là đáp ứng đúng nhu cầu của KH, lãi suất cạnh trạnh và quy trình minh bạch thuận tiện. Tính minh bạch có thể tạo cảm giác ban đầu là thủ tục khó, nhưng thực tế cho thấy là nó mang lại thuận tiện và an tâm cho KH về lâu dài. KH không phải tiêu tốn bất kỳ một khoản tiền “ngoài luồng” nào cả cho khoản vay của mình và lãi suất được công bố, tư vấn rõ ràng, giúp KH có thể dễ dàng tính toán chi phí các món vay. Những bài học kinh nghiệm có thể rút ra là:

- Chiến lược phát triển sản phẩm dựa trên sự am hiểu nhu cầu KH một cách cao nhất.

- Chiến lược kinh doanh rõ ràng tập trung cũng như việc triển khai kế hoạch có trọng điểm, hướng tới nhóm KH cụ thể.

- Đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao để thiết kế sản phẩm phù hợp, kinh động cho từng nhóm KH, từng thời điểm.

- Tận dụng kinh nghiệm từ mạng lưới chi nhánh rộng lớn từ các thị trường phát triển hơn để nâng cao nghiệp vụ cho CBNV tại Việt Nam.

- Quy trình minh bạch thuận tiện.

Một phần của tài liệu 183 PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w