Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu 183 PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 66 - 68)

CBNV là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngân hàng nâng cao lực cạnh tranh. Do đó, để thu hút đuợc nhiều khách hàng bằng hình ảnh thân thiện, nhiệt tình, chuyên nghiệp, hiểu biết, chất luợng thì việc đào tạo nâng cao chất luợng đội ngũ cán bộ chính là một giải pháp cần thiết. VietinBank Tiên Sơn cần:

- Xây dựng quy trình tuyển dụng khách quan nhằm tuyển đuợc những nhân viên thực sự có trình độ.

- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động TDBL chuyên nghiệp có chất luợng cao, ổn định nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động

- Phân loại rõ đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp vào hoạt động bán lẻ để có kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên nghiệp

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ thuật làm việc cho nhân viên theo huớng chuyên môn sâu và áp dụng thành thục công

nghệ hiện đại. Thuờng xuyên mở những khóa đào tạo sát với yêu cầu thực tế,

kết hợp

đào tạo kỹ năng bán hàng, kỹ năng tu vấn, thuyết phục,... vào các khóa huấn luyện.

Đối với những vị trí giữ vai trò nòng cốt trong việc cung ứng, nghiên cứu triển khai

sản phẩm dịch vụ cần đuợc đào tạo bài bản chuyên sâu.

- Có cơ chế khuyến khích những cán bộ có thành tích tốt trong công tác nhu chính sách luơng thỏa đáng và khen thuởng kịp thời với những cán bộ tiếp thị đuợc

nhiều khách hàng vay, mang lại du nợ cao cho ngân hàng, để khích lệ tinh thần làm

việc tốt hơn nữa cho cán bộ, nhân viên.

- Chính sách đề bạt vào các vị trí lãnh đạo phải dựa trên năng lực thực sự của cán bộ, nhân viên nhằm tạo sự bình đẳng, môi truờng làm việc chuyên nghiệp, khuyến

khích mỗi CBNV cống hiến hết mình cho ngân hàng.

ngành nhà nước cần hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở tạo môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đây là yếu tố tạo lên sự yên tâm bỏ vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Có được sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, các thành phần kinh tế mạnh dạn hơn trong việc đầu tư chiều sâu,mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ như thế sẽ thu hút được một bộ phận khá lớn nguồn vốn tham gia vào quá trình đầu tư của các thành phần kinh tế.

Đưa ra các chính sách đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát huy tối đa tiềm năng của các thành phần kinh tế. Đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, tổ chức kinh tế mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh như cho thuê đất xây dựng cơ sở, hỗ trợ về mặt đào tạo, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Thứ hai, Hoàn thiện môi trường pháp luật trong hoạt động ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung các bộ luật hiện có theo hướng bớt rườm rà về giấy tờ, quy trình, thủ tục nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng đẩy mạnh việc phát triển hoạt động nói chung và hoạt động TDBL nói riêng.

Chính phủ cần sớm ban hành và hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động bán lẻ nói chung và hoạt động TDBL nói riêng. Hiện nay, sự quá nghèo nàn các văn bản pháp luật về hoạt động, dịch vụ bán lẻ khiến cho các ngân hàng lúng túng khi xử lý các nghiệp vụ. Bên cạnh đó các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng do nhiều cấp và nhiều cơ quan ban hành, điều này đòi hỏi phải hoàn thiện môi trường pháp luật một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất về các loại hình sản phẩm, dịch vụ theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của ngân hàng và khách hàng.

Thứ ba, Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Chính phủ cần xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Cụ thể, Chính phủ cần ban hành những chính sách về các vấn đề sau:

- Ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đối ngoại.

- Đẩy mạnh đầu tu cho lĩnh vực công nghệ thông tin, phát triển thuơng mại điện tử.

- ưu tiên dành một khoản ngân sách nhà nuớc để ứng dụng công nghệ thông tin cho một số lĩnh vực thiết yếu, tạo lập nền công nghiệp công nghệ thông tin và phát

triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

- Tăng cuờng giao luu và hợp tác quốc tế, khuyến khích hợp tác với tổ chức cá nhân Việt Nam ở nuớc ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu 183 PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w