Tăng năng lực quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 183 PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 61 - 62)

quả hoạt động tín dụng. Phương pháp theo dõi quản lý khoản vay và đôn đốc KH trả nợ cũng rất quan trọng.

- Thực hiện nghiêm túc quy định về đảm bảo tiền vay, vì tài sản đảm bảo là sợi dây ràng buộc giữa ngân hàng với KH. Điều kiện về tài sản đảm bảo buộc KH phải

thực hiện đúng các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng tín dụng; sử dụng vốn vay

đúng mục đích, có hiệu quả, vay trả sòng phẳng đúng hạn... Tiến hành định giá

tài sản

đảm bảo đúng giá trị, định giá lại định kỳ phản ánh sự thay đổi giá trị trên thị trường.

Kiểm tra thực tế tài sản đảm bảo tránh rủi ro tài sản giả mạo xảy ra.

- Tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Trong hoạt động bán lẻ cần phải đặc biệt quan tâm đến rủi ro đạo đức của cán bộ trong quá trình tác nghiệp. Rủi

ro này

xảy ra không nhiều nhưng lại gây ra những tổn thất nặng nề cả về vật chất lẫn uy tín

cho ngân hàng. Để hạn chế tối đa rủi ro đạo đức cán bộ cần tăng cường kiểm

soát chặt

chẽ, vấn đề nhân sự cần phải được quan tâm. Đồng thời, tăng cường công tác

kiểm tra

quy trình nghiệp vụ của cán bộ trong khi tác nghiệp nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. - Nghiên cứu phân tích các chi phí - thu nhập liên quan với hoạt động tín dụng

để xác định được hiệu quả của TDBL (chi tiết theo sản phẩm, bộ phận...) để từ

đó có

biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động

- Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng thông qua việc xây dựng chương trình hệ thống xếp hạng KH cá nhân để thẩm định phân tích và định lượng rủi ro,

quyết định cấp hạn mức tín dụng hoặc hạn mức các khoản vay độc lập cho từng KH.

Một phần của tài liệu 183 PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w