Chính sách Marketing theo định hướng ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu 183 PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 60 - 61)

Marketing đuợc xem là chìa khóa của sự thành công, là thứ vũ khí mang lại lợi thế rất lớn cho các ngân hàng trong cạnh tranh. Hiện nay phát triển TDBL vẫn còn nhiều tiềm năng nhung đã không còn là '' mảnh đất trống'' nhu truớc. Vì vậy, vai trò của Marketing ngân hàng lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Xây dựng một chính sách Marketing phù hợp với bối cảnh phát triển của TDBL là rất cần thiết.

Một trong những đòi hỏi khắt khe của sản phẩm TDBL là sự thuận tiện cho KH. Khi tạo ra gói sản phẩm TDBL, ngân hàng phải chủ động khuếch truơng thông qua công nghệ và các phuơng tiện thông tin đại chúng để nguời tiêu dùng biết và hiểu về sản phẩm của ngân hàng. KH đuợc thu hút và biết đến dịch vụ của ngân hàng có thể thông qua hoạt động Marketing. Do đó, ngân hàng khó có thể đẩy mạnh đuợc hoạt động TDBL nếu không thông tin đầy đủ để hấp dẫn KH và sản phẩm dịch vụ không thực sự tạo đuợc thuận tiện cho KH.

Giải pháp đua ra đối với VietinBank Tiên Sơn trong thời gian tới để phát triển TDBL phát triển là:

- Tiếp tục phát triển và mở rộng các kênh phân phối hiện có, đồng thời ngân hàng nên nỗ lực tìm kiếm và xây dựng thêm các kênh phân phối khác nhằm mang sản phẩm TDBL của ngân hàng đến tất cả KH. Các kênh phân phối phải kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Xây dựng mạng luới kênh phân phôi truyền thống là các PGD trở thành một trung tâm tài chính hiện đại, thân thiện với KH, là nơi mọi KH cùng một lúc có thể thỏa mãn các nhu cầu đa dạng về tài chính. Đồng thời tiếp tục phát

triển mạnh kênh phân phối hiện đại trên cơ sở nền công nghệ hiện đại, phù hợp và theo hướng trở thành kênh phân phối chính đối với một số sản phẩm bán lẻ (cho vay tiêu dùng, thanh toán..)

- Ngân hàng có thể phát triển kênh phân phối mới bằng việc mở rộng các mối quan hệ với các đơn vị hỗ trợ hoạt động ngân hàng. Ví dụ như quan hệ với các

cơ quan

quản lý nhà đất, công ty xây dựng để có thể cho vay mua nhà; quan hệ với các hãng

bán xe lớn để có thể được giới thiệu KH đến vay mua xe trả góp; quan hệ với các

trường đại học, công ty du học, công ty xuất khẩu lao động để cho vay đi du

học, đi

làm việc ở nước ngoài... Mặt khác, ngân hàng nên mở rộng quan hệ công chúng thông

qua các cuộc gặp gỡ, hội thảo, hội nghị tiếp xúc KH để nắm bắt được nguyện vọng,

lắng nghe ý kiến của KH. Đó cũng là cơ hội để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình

tới KH một cách trực tiếp.

- Đẩy mạnh quảng bá và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ tới các KH cá nhân thuộc các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán lương qua tài khoản tại VietinBank, tăng cường bán kèm, bán chéo.

- Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là tìm hiểu phân tích các sản phẩm TDBL chủ chốt trên thị trường hiện nay của các ngân hàng trong nước và

nước ngoài nhằm phục vụ công tác cải tiến, hoàn thiện sản phẩm và việc phát

triển các

sản phẩm mới đáp ứng tối ưu nhu cầu của KH.

- Tiến hành phân đoạn thị trường theo KH, ngành nghề, địa bàn để có chính sách phù hợp như chính sách sản phẩm, giá...

Một phần của tài liệu 183 PHÁT TRIỂN tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w