1.1. Cơ sở lí luận
1.1.2. Du lịch sông nước
1.1.2.1. Quan niệm về du lịch sông nước
Trong quá trình tìm hiểu một sự vật hiện tượng nào đó, tùy thuộc vào mỗi góc độ và mục đích của việc nghiên cứu mà người ta có thể đưa ra những khái niệm khác nhau. Cũng vậy, để xây dựng một khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất về du lịch sông nước là không thật sự đơn giản. Tuy nhiên, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu nói về du lịch sông nước theo mỗi quan điểm khác nhau.
Theo quan điểm của Châu Âu: Du lịch sông nước là một loại hình du lịch mà trong đó chúng ta dùng thuyền, cano để di chuyển và di chuyển trên những con sông, những con kênh, con rạch nhỏ. Thưởng thức những phong cảnh đẹp trên sông, gặp gỡ những người dân sống ở đây, trò chuyện với họ để có thể cảm nhận được cuộc sống của họ. Tìm hiểu về nền kinh tế - xã hội của những quốc gia đó và những vấn đề về môi trường sinh thái mà hằng ngày vẫn liên quan đến cuộc sống của ta.
Theo quan điểm của nhóm tác giả ở trường Đại học Nicolaus Copemicus, viện nghiên cứu sinh thái và địa chất Phần Lan: “Du lịch sông nước là một phần của du lịch sinh thái và liên kết với liên khu kinh tế của vùng đó. Du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái trên các con sông, kênh rạch, điều chỉnh tốc độ dòng chảy, đồng thời phát triển kinh tế dọc bờ sông. Đầu tư phát triển cung cấp những dịch vụ du lịch xuất phát từ chính đời sống xã hội, thắng cảnh, từ văn hóa của địa phương” (Báo nông nghiệp thực phẩm và khoa học môi trường-Phần Lan, 2007).
Tóm lại, qua những quan niệm từ các nhà nghiên cứu ta có thể rút ra quan niệm: Du lịch sông nước là một loại hình du lịch mà ở đó việc tổ chức các chuyến du lịch không chỉ là sử dụng các phương tiện để vận chuyển trên sông mà chủ yếu nhằm phục vụ cho các hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi được diễn ra ngay trên sông, ven sông và trên các cù lao, đồng thời tìm hiểu được đời sống văn hóa của cư dân trên các tuyến du lịch đường sông đi qua. Phát triển du lịch sông nước phải gắn liền với phát triển đời sống người dân và bảo vệ môi trường sinh thái.
1.1.2.2. Tuyến du lịch đường sông
Theo Trần Văn Thông: “Tuyến du lịch đường sông là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch ven sông và trên bờ, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với các tuyến giao thông đường sông” (Trần Văn Thông, 2006).
Các tuyến du lịch đường sông thường là những tuyến ngắn ngày, từ 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, cũng có những tuyến dài ngày, kết hợp với việc tham quan các nước lân cận dựa vào những con sông lớn mang tính khu vực. Cũng như các tuyến du lịch khác, tuyến du lịch đường sông cũng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về sức hấp dẫn của các điểm tham quan, các cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch,
1.1.2.3. Vai trò của du lịch sông nước
* Đối với đời sống nhân dân
- Du lịch sông nước tham gia tích cực vào quá trình tạo nên nguồn thu cho các địa phương từ các hoạt động dịch vụ du lịch như: sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến và tiêu thụ thực phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,…
- Góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động trong khu vực khai thác du lịch.
- Tăng cường giao lưu, liên kết với các địa phương trong và ngoài tỉnh, thành phố trong đầu tư khai thác phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
* Đối với ngành du lịch
- Trước hết, du lịch sông nước mang lại cho du khách nhiều điều thú vị nhất là đối với những du khách thích khám phá nét văn hóa của dân cư hai bên bờ sông hay cũng như những loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng sông nước.
- Du lịch sông nước mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho những đơn vị tham gia tổ chức và cả người dân hai bên bờ sông; gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển du lịch sông nước bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
1.1.2.4. Sản phẩm du lịch sông nước
Theo Chu Văn Bình, sản phẩm du lịch sông nước “Là sản phẩm du lịch tổng hợp mà các hoạt động vui chơi giải trí, tham quan, ăn uống, nghỉ dưỡng, vận chuyển gắn liền với thiên nhiên sông nước. Các dịch vụ du lịch được phục vụ ngay trên sông hoặc ven bờ sông. Đặc biệt phát triển sản phẩm du lịch sông nước phải đi đôi với phát triển đời sống kinh tế người dân trong vùng và bảo vệ môi trường sinh thái sông nước” (Chu Văn Bình, 2015).
Các nhóm sản phẩm du lịch sông nước
thể sử dụng các dịch vụ như du thuyền, canô, tàu cánh ngầm để tham quan vẻ đẹp hai bên bờ sông với không khí trong lành thoáng mát, tìm hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt cũng như các món ăn đặc trưng của người dân bản địa. Trên những du thuyền sang trọng du khách có thể thả mình theo sông nước và tận hưởng những màn biểu diễn nghệ thuật, những món ăn độc đáo với sự phục vụ chu đáo và tận tình.
- Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng sông nước: kết hợp nối tuyến với các điểm du lịch, sản phẩm du lịch sông nước tạo cho du khách một không gian vui vẻ, thư giãn cùng với thiên nhiên sau những ngày làm việc vất vả. Cùng với những dịch vụ tốt của các khách sạn, resort sang trọng đẳng cấp tại những điểm đến hoặc những khách sạn nổi trên những con sông, con kênh sẽ mang lại cho du khách những khoảng thời gian nghỉ ngơi thoải mái nhất.
- Nhóm sản phẩm du lịch mạo hiểm sông nước: trên những đoạn sông đã được quy hoạch cho phát triển du lịch sông nước, du khách có thể tham gia những trò chơi mang cảm giác mạnh gắn liền với sông nước như: lướt ván có canô kéo, chèo xuồng kayak để thử sức mình và trải nghiệm bản thân. Nhóm sản phẩm này sẽ mang lại một cảm giác thú vị và hào hứng đối với những du khách muốn khám phá những điều mới lạ và thích thể thao.
1.1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch sông nước
* Vị trí địa lý
Trong quá trình hình thành và phát triển du lịch, vị trí địa lý được coi là một nguồn lực quan trọng. Nó có ý nghĩa rất lớn về mặt giao thông, giao lưu, trao đổi. Vị trí địa lý bao gồm: vị trí địa lý về mặt tự nhiên (phạm vi lãnh thổ có giới hạn và tọa độ địa lý), vị trí về kinh tế - xã hội và chính trị.
Bên cạnh đó, để đánh giá về khả năng phát triển của các điểm du lịch thì cần nhận xét yếu tố quyết định của điều kiện vị trí địa lý là điểm du lịch đó được nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ các điểm du lịch tới các điểm gửi khách du lịch ngắn. Do đó, khi phân tích và đánh giá vị trí địa lý cần đặt nó trong
* Tài nguyên du lịch
Bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta bị lôi cuốn vào hoạt động du lịch, tác động đến người quan sát qua hình dạng bên ngoài của nó. Trong đó, tác động mạnh mẽ nhất của các thành phần tự nhiên đến du lịch là địa hình, khí hậu, thủy văn và tài nguyên sinh vật.
- Tài nguyên du lịch nhân văn là do sự sáng tạo của con người nên nó có nguồn gốc nhân tạo, mang đậm nét văn hóa của mỗi vùng, lãnh thổ. Tài nguyên du lịch nhân văn được chia thành: Di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc; các lễ hội; các đối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học; các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác.
Du lịch nói chung và loại hình du lịch sông nước nói riêng thì tài nguyên du lịch là một trong những tiền đề để hình thành và phát triển du lịch của một vùng, địa phương. Tài nguyên du lịch giữ vai trò chủ yếu, quyết định sự hình thành và tạo nên sức hấp dẫn cho sự hình thành loại hình du lịch, là yếu tố cơ bản để tạo ra các sản phẩm du lịch.
Tuy nhiên, đối với du lịch sông nước, không phải cứ có sông là có thể hình thành được các tuyến du lịch đường sông. Để có thể đưa vào khai thác du lịch, đầu tiên con sông đó phải có những đặc điểm thẩm mỹ, hấp dẫn được du khách như cảnh quan bên sông thanh tú, dọc dòng sông có nhiều di sản, di tích, công trình văn hóa hoặc trên con sông có những thác, ghềnh phục vụ du lịch mạo hiểm. Hoặc giả con sông đó phải gắn liền với một biến cố lịch sử hay đã từng xuất hiện trong một tác phẩm văn học, thơ ca, điện ảnh nổi tiếng nào đó. Ngoài ra các đặc điểm về địa lý, tự nhiên của con sông như chiều dài, chiều rộng, chế độ thủy văn cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế tuyến du lịch trên sông. Một con sông quá hẹp hoặc quá nông thì khó có thể mang lại trải nghiệm về một không gian thoáng đãng, nhẹ nhàng của du lịch sông nước cho du khách. Sông quá hẹp cũng khiến cho việc lưu thông của các chuyến tàu, thuyền du ngoạn trở nên khó khăn hơn khi số lượng thuyền tăng đột biến. Môi trường nước cũng nên được chú ý vì chẳng có du khách
nào lại muốn du ngoạn trên một dòng sông đầy rác thải và bốc mùi hôi thối.
Đồng thời, để du lịch sông nước phát triển mạnh mẽ và thu hút được du khách phải cần có sự kết nối giữa các hoạt động trên sông và trên đất liền. Du lịch sông nước sẽ kém hấp dẫn nếu thiếu vắng các hoạt động trên đất liền. Một tuyến du lịch đường sông hoàn hảo phải có sự kết nối với các hoạt động tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đền chùa, hoặc tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng với cư dân địa phương ở hai bên dòng sông, hay du khách có thể dừng chân tham gia câu cá bên bờ sông,... nhằm tạo nên sự phong phú và hấp dẫn cho hành trình du lịch sông nước.
* Nguồn nhân lực
Đây là nhân tố quan trọng, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Trong lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch sông nước nói riêng, nguồn nhân lực được đề cập đến chính là người làm du lịch, nhất là hướng dẫn viên. Vì mỗi tuyến du lịch đường sông đều có hành trình nhất định và đi qua nhiều cảnh đẹp đặc trưng không dễ nhận thấy, nên người hướng dẫn viên phải biết làm sao giới thiệu cho được những đặc điểm về cảnh quan thiên nhiên, cuộc sống hoang dã, đời sống của cư dân dọc theo dòng sông, hoặc là giới thiệu về những công trình kiến trúc, công trình văn hóa đặc sắc xuất hiện trong lộ trình bằng những thứ tiếng khác nhau. Điều này đòi hỏi người hướng dẫn viên phải có những kiến thức phong phú về địa phương và vốn ngoại ngữ dồi dào, khả năng truyền đạt tốt. Ngoài hướng dẫn viên của các công ty lữ hành, việc đào tạo cho người dân địa phương trở thành những hướng dẫn viên không chuyên cũng là một yếu tố cần thiết. Chính những người dân này sẽ là nguồn bổ sung những thông tin thực tế, mới lạ bên cạnh những thông tin chính thống do hướng dẫn viên của các công ty lữ hành cung cấp.
* Cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật
- Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nói chung có ý nghĩa đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Về phương diện này, mạng lưới giao thông và phương tiện vận tải là những
Du lịch nói chung và du lịch sông nước nói riêng gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách không gian nhất định. Nó phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu nhân tố giao thông. Việc phát triển giao thông, nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch mới một cách nhanh chóng. Vì vậy, chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.
Các loại phương tiện giao thông phục vụ cho du lịch sông nước tuy lưu thông với tốc độ chậm, nhưng nó lại tạo điều kiện cho du khách được giải trí, hòa mình vào thiên nhiên sông nước, cảm nhận được sự mát mẻ của hơi nước trên sông, được nhìn ngắm cảnh quan và nhiều điều thú vị dọc hai bên bờ sông, tạo cho du khách có cảm giác thích thú. Và ở đây cần đề cập đến tính an toàn và phù hợp của phương tiện vận chuyển. Tùy theo đặc điểm của từng dòng sông và từng loại hình du lịch mà lựa chọn kiểu phương tiện vận chuyển phù hợp, tàu, thuyền kiểu theo truyền thống hay hiện đại, kích thước lớn hay kích thước nhỏ, hay loại thuyền kayak nào cho du lịch mạo hiểm vượt thác, ghềnh. Hay có sự kết hợp luân phiên giữa những chặng đi bằng thuyền ở những đoạn có độ sâu nước phù hợp và những chặng đi bằng xe ô tô, xe máy trên đường bộ tại những đoạn nước cạn, nông không thuận tiện cho đi thuyền. Nhưng cho dù có lựa chọn loại hình thuyền nào đi nữa thì tính an toàn của các loại hình này đều phải được chú trọng, đảm bảo an toàn cho cả phương tiện lẫn du khách. Yếu tố an toàn bao giờ cũng phải được đặt lên hàng đầu để tạo sự an tâm và lòng tin của du khách.
Bên cạnh đó, thông tin liên lạc còn là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch nói chung và du lịch sông nước nói riêng. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Thông tin liên lạc là những nhu cầu trao đổi các dòng tin tức khác nhau của xã hội được thỏa mãn bằng nhiều loại hình truyền tin với những hình thức quảng bá du lịch khác nhau.
Nếu mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách
nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu trong nước và quốc tế. Nhờ các tiến bộ của khoa học kĩ thuật, các phương tiện thông tin liên lạc ngày càng phong phú và hiện đại. Các hệ thống cáp ngầm xuyên biển, vệ tinh thông tin, các hệ thống máy vi tính và điện báo, điện thoại, internet ngày càng được sử dụng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Các hệ thống thông tin hiên đại cho phép truyền và nhận thông tin, hình ảnh ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Từ đó, góp phần thúc đẩy du lịch sông nước phát triển.
Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các công trình cấp điện, nước mà sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi giải