Phát triển du lịch sông nước theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố cần thơ (Trang 79 - 87)

2.3. Thực trạng phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ

2.3.3. Phát triển du lịch sông nước theo lãnh thổ

* Theo đơn vị hành chính Quận, Huyện

- Quận Ninh Kiều như: Bến Ninh Kiều, Chùa Ông, nhà lồng chợ cổ Cần Thơ, Khám lớn Cần Thơ, Bảo tàng Cần Thơ, chùa Muni Răngsây, chùa Phật Học Cần Thơ, cơ sở hủ tiếu Sáu Hoài.

Phương Nam, Khu du lic ̣h sinh thái Lung Côṭ Cầu, Vườn Du lịch Sinh thái Giáo Dương, Vườn Du lịch sinh thái Vũ Bình, Điểm dừng chân Du lịch Sinh thái 3 Xinh, Vườn trái cây Vàm Xáng, Vườn du lịch sinh thái Hoàng Anh, cơ sở sản xuất bánh hỏi Út Dzách, Vườn lan Hai Khánh, Vườn ca cao Mười Cương, Homestay Mỹ Thuận, Di tích lic̣h sử Giàn Gừa, chợ nổi Phong Điền, Di tích lịch sử mộ nhà thơ Phan Văn Trị.

- Quận Bình Thủy như: Vườn trái cây Ba Cống, Nhà cổ Bình Thủy (nhà cổ Vườn Lan), Đình Bình Thủy, Di tích lịch sử mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, chùa Nam Nhã, chùa Hội Linh, chùa Long Quang, Căn cứ vườn Mận, du lịch tại cồn Sơn, làng hoa Phó Thọ Bà Bộ.

- Quận Cái Răng như: Chợ nổi Cái Răng, Du lịch sinh thái Út Hiên, Du Lịch Sinh Thái Lê Lộc, Homestay Hưng, Homestay Nguyễn Shack, Green Village, Homestay Thế Phương, Homestay Hai Thành, Bảo Gia Trang Viên, Homestay Bờ Sông, Homestay Minh Tín.

- Quận Ô Môn: Chùa Pothi Somrôm, Khu Du lịch Sinh thái Bảy Tiễn, làng đan lọp tép Thới Long.

- Quận Thốt Nốt: Vườn cò Bằng Lăng, Homestay Hoa Sen Mekong, các nhà cổ tại cù lao Tân Lộc, làng bánh tráng Thuận Hưng, làng đan lưới Thơm Rơm, làng đan thúng.

- Huyện Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh: Hiện chưa có điểm tham quan thu hút khách du lịch.

* Phát triển một số điểm du lịch sông nước

- Bến Ninh Kiều

Bến Ninh Kiều tọa lạc ở bờ phải sông Hậu, nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ với diện tích hơn 7.000 m2.

Bến Ninh Kiều không chỉ nổi tiếng là một địa danh cảnh sắc hữu tình đi vào thơ, vào nhạc, mà còn được xem là một biểu tượng của Thành phố Cần Thơ, biểu tượng của nét đẹp miền tây sông nước. Đây cũng chính là lý do khiến du khách khi đến với Cần Thơ đều muốn đi thăm bến Ninh Kiều.

Bến Ninh Kiều xưa được hình thành từ thế kỷ 19, vốn là một bến sông ở chợ đầu mối Cần Thơ, tọa lạc ở bờ phải sông Hậu. Điểm độc đáo của bến Ninh Kiều là nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ nên có vị trí trung chuyển khách, giao thương hàng hóa rất tấp nập. Xưa kia, các tàu ghe của xứ lục tỉnh đều ghé bến Ninh Kiều đưa đón khách, vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi. Bấy giờ, bến Ninh Kiều có tên gọi là bến Hàng Dương nổi tiếng với hoạt động giao thương ngày càng phồn thịnh. Trãi qua nhiều thăng trầm của lịch sử cũng như sự phát triển của Thành phố Cần Thơ, dần dần nơi đây trở thành thắng cảnh du lịch nổi tiếng của mảnh đất Tây Đô, đi vào thơ ca, âm nhạc đầy thơ mộng. Từ những câu ví trong dân gian:

Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân

Cuộc đời luống những phù vân Trở về bến cũ cố nhân xa rời.

Đến những giai điệu trữ tình của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh trong bài hát chiếc áo bà ba: “Về bến Ninh Kiều thấy chàng đợi người yêu. Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba. Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm. Qua bến bắc Cần Thơ”.

Bến Ninh Kiều nay còn được gọi là Công viên Ninh Kiều. Trong khuôn viên được trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, còn có bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng cao 7,2m, đặt trên bệ cao 3,6m, trọng lượng hơn 12 tấn. Tết Nguyên Đán năm 2017, cầu đi bộ du lịch đầu tiên của thành phố Cần Thơ và là của đồng bằng sông Cửu Long được khánh thành thu hút đông đảo người dân và du khách thưởng ngoạn sau gần một năm thi công. Đặc biệt, vào tháng 8/2017 tại đây đã điễn ra ngày hội đêm hoa đăng Ninh Kiều lần đầu tiên được tổ chức tại Cần Thơ, đã thu hút hơn 50.000 du khách trong và ngoài nước, từ đó đã tạo nên một nét đặc sắc mới cho vùng đất Tây Đô. Dọc bến có một lề đường cho du khách tản bộ dọc theo bờ sông ngắm cảnh sông nước. Xa xa, xóm chài le lói ánh đèn yên tĩnh, bình lặng. Dưới sông, những con đò chiều lòng khách, thả trôi trên dòng nước nhìn lên thành phố rực rỡ ánh đèn.

hình đường phố đi bộ, đường phố ẩm thực, cứ cách 100m là có một dãy phố bán một mặt hàng khác nhau rất nhộn nhịp. Góp phần giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động đồng thời thu hút thêm khoảng 20% lượng du khách trong nước và quốc tế đến với Cần Thơ mỗi năm. Cũng tại Bến Ninh Kiều, bên cạnh hoạt động du lịch, văn hóa thì nơi đây tấp nập các hoạt động buôn bán, là cơ hội để mưu sinh của những người lao động nghèo. Vào năm 2010, có khoảng 40 hộ sống bằng nghề chèo đò với cuộc sống khá chật vật với thu nhập chỉ khoảng 40.000 – 70.000 Việt Nam đồng một người một ngày.

Ngoài vẻ đẹp thơ mộng của miền tây sông nước, bến Ninh Kiều còn lại là một địa danh lịch sử oai hùng giống như Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử ở ngoài Bắc. Theo lịch sử ghi lại, trận đánh ở bến Ninh Kiều, Tụy Động xưa kia, Lê Lợi đã khiến cho quân Minh khiếp phục. Cho đến giờ vẫn lưu lại bằng câu thơ: Tuy Động thây phơi đầy bằng đất. Ninh Kiều máu chảy thành sông.

Bến Ninh Kiều không chỉ mang vẻ đẹp tha thướt, đằm thắm của cô gái Tây Đô xinh tươi trong chiếc áo bà ba mà còn mang dáng dấp xa hoa, lộng lẫy của đô hội sầm uất, luôn có một ấn tượng rất tốt đẹp nơi du khách bốn phương.

- Chợ nổi Cái Răng

Có vị trí địa lý giáp với các quận/huyện của Thành phố Cần Thơ: Ninh Kiều, Bình Thủy, Phong Điền và tỉnh Vĩnh Long. Chợ nổi Cái Răng liên thông với hàng chục nhánh sông cái, sông con và kênh đào: là đầu mối của các tuyến giao thông đường thủy gắn với các khu vực lân cận có giao thông đường bộ chưa phát triển. Chợ nổi Cái Răng nằm gần trung tâm thị tứ, tại quận Cái Răng, chính vì vậy vừa đóng vai trò là chợ đầu mối trong việc cung cấp rau quả cho các chợ thị tứ,… vừa giữ vai trò là điểm đến du lịch của Thành phố Cần Thơ và các tour du lịch đến vùng ĐBSCL.

Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm tham quan đặc sắc nhất ở Cần Thơ, cảnh quan của chợ nổi vừa thể hiện nét văn hóa độc đáo của cư dân địa phương vừa thể hiện một nền văn minh sông nước rất đặc trưng cho vùng Nam Bộ, thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Hình thành trên sông Cần

Thơ, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm Thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều, với diện tích mặt nước tương đối rộng (chiều rộng chiếm luồng ngang sông trung bình 100 - 120 m, chiều dọc sông khoảng 1.300 – 1.500m. Chợ nổi Cái Răng có quy mô lớn và sầm uất nhất so với các chợ nổi trong vùng, được Tạp chí du lịch Rough Guide của Anh bình chọn là một trong 10 chợ ấn tượng nhất thế giới.

Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng khoảng 5g30 và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Chợ đông nhất là vào khoảng 7- 8 sáng. Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch).

Hàng hóa được bày bán ở Chợ nổi Cái Răng rất đa dạng và phong phú như các mặt hàng nông sản, các loại trái cây, hàng hóa, thực phẩm, ăn uống ở trên sông. Những loại hàng hóa được bày bán trên ghe, thường thì mỗi ghe sẽ chuyên bán một loại mặt hàng. Trước mỗi ghe hàng, thường có một cây xào chống, trên đó treo loại mặt hàng mà ghe có. Ví dụ như, nếu ghe chuyên bán khoai lang thì trên cây xào sẽ treo lủng lẳng vài quả khoai, còn nếu ghe bán xoài thì trên cây xào sẽ có treo vài quả xoài như thể muốn người mua biết rằng “Ở đây có bán khoai” hoặc “Ở đây có bán xoài”. Những ghe như thế gọi là ghe bẹo. Tuy nhiên chỉ treo đối với các loại trái cây, rau củ quả.

Giá trái cây được bày bán ở chợ cũng không phải là quá rẻ so với thành phố và những vùng khác. Tuy nhiên, ưu điểm và cũng là sức hút của chợ nổi Cái Răng đối với thập khách chính là giữ gìn và phát huy được nét đặc trưng vùng sông nước và sự tươi ngon của hàng hóa nơi đây.

Phương tiện ở ghe tàu ở chợ nổi không chỉ đơn thuần làphương tiện mưu sinh, vận chuyển hàng hóa mà còn được sử dụng như “căn nhà di động” trên sông. Vì vậy, ở Chợ nổi Cái Răng xuất hiện những chiếc bè hoặc ghe tàu được neo đậu cố định vừa làm nơi buôn bán vừa làm nơi cư trú. Sự xuất hiện của các “căn nhà nổi” này vừa góp phần làm phong phú cảnh quan ở chợ nổi vừa hình thành nét văn hóa độc đáo gắn liền với phong tục tập quán của người dân vùng sông nước nhưng cũng

là những bất cập liên quan đến an toàn giao thông đường thủy và nhiều bất cập xã hội khác.

So với các chợ nổi trong vùng, Chợ nổi Cái Răng thể hiện được hoàn thiện của các kiểu cách nhóm chợ trên sông với quy mô rộng lớn, số lượng tàu ghe đông đúc hơn so với các chợ khác. Hiện, bình quân mỗi ngày, chợ nổi Cái Răng có khoảng 300 - 350 ghe, tàu buôn bán kinh doanh, trong đó có khoảng 150 ghe tàu trọng tải lớn; người dân sinh sống trên ghe và thường xuyên neo đậu dài ngày. Tại chợ còn có các dịch vụ đi kèm như trạm xăng dầu nổi, xưởng sửa máy nổi, tiệm may nổi…

Về số lượt khách du lịch: năm 2014 có khoảng 237.000 lượt khách/năm, đạt 18,12% trên tổng số khách đến Cần Thơ (1.307.624 lượt khách); năm 2016, chợ nổi Cái Răng đón khoảng trên 500 ngàn lượt du khách. Đây là yếu tố căn bản thể hiện tiềm năng và khả năng thu hút khách du lịch của Chợ nổi Cái Răng, cần tiếp tục phát huy tính hiệu quả trong khai thác ngành du lịch Cần Thơ.

Theo thống kê, khách du lịch quốc tế và trong nước chủ yếu thực hiện các tour tham quan tại Cần Thơ như:

- Bến tàu du lịch Ninh Kiều 1 và 2 - Chợ nổi Cái Răng - Làng du lịch Mỹ Khánh - Chợ nổi Phong Điền.

- Bến tàu du lịch Ninh Kiều 1 và 2 - Chợ nổi Cái Răng - Cầu Cần Thơ.

- Điểm du lịch cù lao Tân Lộc

Cù lao Tân Lộc, phường Tân Lộc (Quận Thốt Nốt, Cần Thơ), cách TP. Cần Thơ khoảng chừng 40km. Cù lao này có chiều dài khoảng 20km với tổng diện tích hơn 3.200ha; nhìn từ trên cao, cù lao Tân Lộc có hình dáng giống như một con thuyền, lênh đênh giữa mênh mông sóng nước.

Xưa kia, cù lao Tân Lộc được gọi là “cù lao Tam Tỉnh” do nằm ở vùng tiếp giáp ngã ba sông, giao điểm giữa Thành phố Cần Thơ - An Giang - Đồng Tháp, nằm trên tuyến lữ hành sông nước Cần Thơ - An Giang - Campuchia, lại cách vườn cò Bằng Lăng vài cây số chim bay. Cù lao còn được biết đến với cái tên “hòn đảo ngọt”. Sở dĩ có tên gọi là “hòn đảo ngọt” bởi trước đây, vào khoảng những năm 1980 thì cù lao Tân Lộc nổi tiếng với nghề trồng mía, nấu đường. Có thời điểm, trên

cù lao có đến gần 250 cơ sở nấu đường và 150 lò nấu rượu mật nhưng theo thời gian và sự phát triển của xã hội thì những cơ sở này dần biến mất.

Nơi đây đang dần trở thành một điểm đến du lịch được rất nhiều người lựa chọn bởi phong cảnh miền quê sông nước đầy hấp dẫn cùng các thế mạnh như tắm cồn, du thuyền sông nước, di tích tôn giáo, lịch sử, văn hóa, lễ hội, đờn ca tài tử, vườn cây ăn trái, làng bè thủy sản… Ở cù lao Tân Lộc có 4 ngôi chùa, 2 ngôi đình, 17 ngôi nhà cổ, 200ha ao nuôi cá tra xuất khẩu, trên 700ha vườn cây ăn trái dọc theo hương lộ và 2 bên bờ cồn. Đặc biệt, hằng năm vào ngày Tết Đoan Ngọ nơi đây diễn ra Lễ hội du lịch vườn trái cây Tân Lộc đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Vào những ngày thường, có hai điểm đến tham quan lý tưởng đó là vườn du lịch sinh thái Sơn Ca và nhà cổ của ông Trần Bá Thế.

Cù lao dễ dàng đón khách qua nhiều đường tàu, đò, phà đưa tới. Hiện công ty TST tourist hiện đã kết hợp với quận Thốt Nốt khai thác với giá vé từ 1,4 triệu đồng (2 ngày 1 đêm), ở khách sạn 4 sao.

Hiện nay TP. Cần Thơ đã có nghị quyết và kêu gọi đầu tư phát triển cù lao Tân Lộc thành một khu du lịch sinh thái đa dạng, bao gồm nhiều loại hình để thu hút được nhiều khách tham quan.

- Điểm du lịch cồn Sơn

Cồn Sơn (thuộc khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) có diện tích hơn 74ha. Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố Cần Thơ, hiện tại khu du lịch Cồn Sơn có 74 hộ dân đang sinh sống, trong đó có 15 hộ đang liên kết làm du lịch cộng đồng.

Tuy mới hình thành từ tháng 5-2015 nhưng đến nay, du lịch cộng đồng cồn Sơn đã phát triển mạnh mẽ và trở thành mô hình du lịch nổi bật của du lịch Bình Thủy và TP. Cần Thơ, thu hút du khách trong nước và quốc tế. Tại đây, người dân có gì cung đó, cùng nhau làm nên tour trải nghiệm đa dạng: Tham quan bè cá, nhà vườn, cá lóc bay, đồng sen, làm bánh dân gian, làm nông dân, chèo ghe, tát mương bắt cá, vào bếp thực hiện nấu những món ăn dân dã đồng quê. Mô hình này phát huy điểm mạnh của từng hộ dân, đồng thời tạo ra nguồn thu khá đồng đều. Năm 2016, Cồn Sơn chính thức hoạt động du lịch có bài bản và chỉ chưa đầy hai năm,

doanh thu đã tăng từ 30 triệu đồng/tháng lên 200 triệu đồng/tháng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng.Mỗi tháng, cồn Sơn đón hơn 2.000 lượt khách với doanh thu hơn 370 triệu đồng.

Để mô hình du lịch cộng đồng cồn Sơn tiếp tục được phát huy và nhân rộng, vừa qua, lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đã chỉ đạo các ngành, các cấp của thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hộ dân tham gia; tiếp tục củng cố mối quan hệ liên kết, hợp tác trong cộng đồng làm du lịch; gìn giữ bản sắc văn hóa - văn minh sông nước miệt vườn; huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Thực hiện dự án quy hoạch cồn Sơn là 74,4ha, vốn đầu tư khoảng 50 triệu USD.

- Điểm du lịch cồn Ấu

Cồn được xem là đẹp nhất trong các cồn trên dòng sông Hậu. Cồn Ấu thuộc địa bàn xã Hưng Lợi của quận Cái Răng nằm dưới ngay chân cầu Cần Thơ. Từ bến Ninh Kiều đi tàu ra cồn Ấu chỉ mất khoảng 10 phút. Tên cồn Ấu xuất phát từ tên gọi của người dân nơi đây vì lúc trước trên cồn có rất nhiều cây ấu, sau này người dân trồng cây ăn trái nên cây ấu không còn nhiều nữa. Cồn Ấu với diện tích khoảng 130ha được bao bọc bởi những rặng bần bạt ngàn, khung cảnh hoang sơ, dân dã. Phía bên trong cồn là những vườn cây ăn trái trĩu quả của người dân, xen kẽ là các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố cần thơ (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)