Kế hoạch phát triển du lịc hở Thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố cần thơ (Trang 127 - 128)

3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp

3.1.1. Kế hoạch phát triển du lịc hở Thành phố Cần Thơ

Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và những mục tiêu,định hướng đã được đề ra trong các Chiến lược, Quy hoạch, Đề án, Dự án của toànngành VHTTDL giai đoạn 2011 - 2020. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới; thực hiện tốt Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017, của Bộ chính trị, về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 03/NQ-TU, ngày 01/08/2016, của Thành ủy Cần Thơ, về đẩy mạnh phát triển du lịch; từng bước đưa ngành du lịch Thành phố Cần Thơ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định thương hiệu, phát triển bền vững và xứng tầm đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kế hoạch số 110 (KH110) thực hiện chương trình số 21 của Thành ủy Cần Thơ liên quan việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hướng đến mục tiêu xây dựng TP. Cần Thơ thực sự là “Điểm đến du lịch lý tưởng - An toàn - Thân thiện - Chất lượng” nơi hội tụ của “Văn minh sông nước Mekong”.

3.1.2. Thực trạng phát triển mô hình du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ

Trong giai đoạn 2011 - 2017, Du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ cả về lượng khách du lịch và doanh thu du lịch. Mô hình sản phẩm du lịch sông nước, dịch vụ du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Chất lượng lao động và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao. Bước đầu hình thành một số địa bàn và khu du lịch trọng điểm.

Sự phát triển của loại hình du lịch sông nước đã và đang đóng góp cho phát triển kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng; góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống

nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Du lịch sông nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Lợi thế so sánh với các địa phương trong vùng về tài nguyên du lịch để phát triển du lịch sông nước chưa thật sự phát huy hiệu quả. Phát triển chủ yếu theo mùa vụ, tập trung nhiều vào mùa hè (thời gian có nhiều trái cây) và các ngày lễ, tết; thời gian khác thì ít phát triển. Sản phẩm du lịch sông nước chưa thật sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với các tiềm năng du lịch sinh thái, các di tích lịch sử - văn hóa, các làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa cao. Môi trường du lịch, an toàn thực phẩm và an toàn giao thông còn nhiều bất cập. Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng; cơ cấu theo ngành nghề chưa hợp lý; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch sông nước. Hoạt động xúc tiến du lịch còn mang tính chung chung, chưa tập trung vào sản phẩm của loại hình du lịch sông nước, chưa làm nổi bật hình ảnh du lịch điểm đến Cần Thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở thành phố cần thơ (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)