1.1. Cơ sở lí luận
1.1.3. Xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước
1.1.3.1. Khái niệm về mô hình phát triển du lịch sông nước
Để đi đến khái niệm mô hình du lịch sông nước, trước hết cần nhắc đến khái niệm mô hình phát triển: Mô hình phát triển là tổng hợp các hợp phần và mối liên kết giữa chúng để tạo nên kết quả mà các nhà thiết lập mong đợi.
Khái niệm về mô hình phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch sông nước nói riêng cũng không nằm ngoài khái về “Mô hình phát triển” được nêu ở trên. Như vậy, mô hình phát triển du lịch sông nước được hiểu: Mô hình phát triển du lịch sông nước là tổng hợp các hợp phần cần thiết cho hoạt động du lịch liên quan đến sông nước và các mối liên kết giữa chúng tạo ra hoạt động vận hành để đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà các nhà thiết lập đề ra.
1.1.3.2. Nguyên tắc xây dựng mô hình du lịch sông nước
Các nguyên tắc cần quan tâm trong việc nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bao gồm:
- Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lí, hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải;
- Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội;
- Phát triển du lịch gắn liền với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa;
- Khuyến khích sự tham gia và chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương; - Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực (bổ sung đội ngũ, đào tạo mới và đào
tạo lại nhằm nâng cao trình độ);
- Tuyên truyền, quảng cáo du lịch đa mục tiêu;
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học.
1.1.3.3. Điều kiện xây dựng mô hình du lịch sông nước
- Phải có cảnh quan thiên nhiên sông nước đẹp, bình dị.
- Tài nguyên văn hóa mang đậm giá trị bản sắc dân tộc và gắn với miền sông nước.
- Vị trí thuận lợi cho phát triển du lịch sông nước.
- Nhu cầu của du khách về du lịch ngày càng nhiều về thiên nhiên và văn hóa miền sông nước.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và thuận tiện.
1.1.3.4. Tiêu chí xây dựng mô hình du lịch sông nước
Để xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước cần phải đạt được các tiêu chí sau:
- Thống nhất hoạt động quản lí và giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn, xung đột nảy sinh trong hoạt động kinh doanh du lịch.
- Xây dựng được sản phẩm du lịch đặc thù, có tính cạnh tranh cao để thu hút khách du lịch.
- Xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng và phù hợp với nhu cầu thị trường, song không làm tổn hại đến sức chịu tải của tài nguyên.
- Tăng cường hoạt động quảng bá du lịch có trách nhiệm
- Phân chia lợi ích công bằng giữa các bên tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.
- Nâng cao đời sống cộng đồng, những người sở hữu hoặc vốn sống dựa vào những giá trị tài nguyên mà doanh nghiệp khai thác để phát triển sản phẩm du lịch.
- Quy hoạch không gian du lịch, kiến trúc công trình phù hợp với cảnh quan, thân thiện với môi trường.
- Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực du lịch (bao gồm cả lao động gián tiếp cung cấp các dịch vụ có liên quan để tạo ra
- Tăng trưởng kinh tế du lịch mà không làm suy thoái, tổn hại đến môi trường, bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống bản địa.
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài.
1.1.3.5. Quy trình xây dựng sản phẩm mô hình du lịch sông nước
Các sản phẩm du lịch bản thân nó đã có sức hấp dẫn đối với du khách nhưng để biến nó thành một sản phẩm du lịch phổ biến rộng rãi còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố, đòi hỏi nhiều nỗ lực và trải qua nhiều bước
- Kiểm kê, đánh giá tài nguyên: Việc kiểm kê, nghiên cứu và đánh giá giá trị các sản phẩm du lịch sông nước là một công việc hết sức quan trọng có ý nghĩa tiên quyết đối với toàn bộ các bước tiếp theo.
- Xây dựng quy hoạch, chương trình khai thác: Đối với những sản phẩm sông nước sau khi đã xác định có khả năng xây dựng thành một sản phẩm du lịch thì một công việc quan trọng và cần thiết là tiến hành thiết lập một quy hoạch tổng thể (đối với những sản phẩm có quy mô lớn hay giá trị cao) hoặc một chương trình dài hạn để quản lý một cách toàn diện quá trình khai thác cho hoạt động du lịch.
- Liên kết, thiết lập hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực: Sản phẩm sông nước nói riêng cũng như các tài nguyên du lịch khác nói chung chỉ có thể khai thác được cho hoạt động du lịch khi có các điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Du lịch.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều thành tố nhưng để phát triển hoạt động du lịch thì điều kiện tiên quyết cần có là hệ thống giao thông. Các cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Du lịch bao gồm hệ thống vận chuyển khách, khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí…
+ Nhân tố con người giữ vai trò quyết định tới việc khai thác một cách có hiệu quả các sản phẩm sông nước cho hoạt động du lịch. Chính vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một khâu then chốt trong quy trình xây dựng sản phẩm sông nước thành sản phẩm du lịch.
- Tổ chức liên kết với các tuyến điểm du lịch: Các sản phẩm du lịch ít khi được khai thác một cách đơn lẻ mà thường tập hợp và liên kết lại với nhau trở thành
những điểm, tuyến du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và tổng hợp của du khách.
- Xúc tiến quảng bá hình ảnh của sản phẩm sông nước: Việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh của sản phẩm sẽ làm cho đối tượng công chúng rộng rãi nắm được thông tin về sản phẩm và đặc biệt là những giá trị sông nước mà nó chứa đựng.
- Liên kết với các công ty gửi khách và các nguồn khách chính: Một cách khá thông dụng để khai thác các sản phẩm sông nước cho hoạt động du lịch chính là thông qua các công ty lữ hành hoặc các đầu mối gửi khách lớn.
- Các hoạt động duy trì, bảo tồn: Bên cạnh những lợi ích về kinh tế thì mục đích chính của việc khai thác các sản phẩm sông nước cho hoạt động du lịch là phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa của những sản phẩm này.
- Đánh giá và điều chỉnh: Việc đánh giá cần dựa trên những mục tiêu đã đặt ra trong quá trình lên kế hoạch. Căn cứ vào các đánh giá định kỳ, các nhà quản lý sản phẩm sông nước có thể tiến hành quá trình điều chỉnh những nội dung trong hoạt động tổ chức, quản lý và khai thác sản phẩm của mình.