* Cơ hội phát triển mô hình du lịch sông nước Cần Thơ
- Đô thị trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Tiềm năng cho phát triển du lịch sông nước ở Cần Thơ phong phú, đa dạng. - Xu thế phát triển du lịch chung của cả nước và của vùng. Hiện nay du lịch sông nước ở Cần Thơ đang là điểm đến có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt là thị trường Châu Âu, Châu Mỹ.
- Mức sống và nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng nâng cao.
- Mở rộng giao lưu văn hóa, tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh du lịch.
- Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông chiến lược sẽ được triển khai tại Cần Thơ và vùng ĐBSCL.
- Hội nhập quốc tế tạo điều kiện quảng bá xúc tiến du lịch Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung, đặc biệt là nước ta gia nhập WTO.
- Đầu tư vốn cho du lịch ngày càng tăng.
- Chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ.
- Sự quan tâm lớn của quốc tế đối với phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng đối với khu vực sông Mekong.
* Những thách thức đối với phát triển mô hình du lịch sông nước Cần Thơ
- Khả năng cạnh tranh chưa cao so với nhiều điểm đến tương đồng trong vùng, trong nước và quốc tế.
- Cạnh tranh gay gắt trong phát triển du lịch, cũng như trong thu hút đầu tư. - Tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, và suy thoái tài nguyên, môi trường, đặc biệt là tác động của triều cường, úng ngập, biến đổi khí hậu với các hiện tượng thời tiết bất thường là một thách thức lớn đối với du lịch Cần Thơ.
mới; nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế, cũng trở nên đa dạng; dẫn đến sự đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng khắt khe hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp lữ hành củaThành phố nhìn chung còn thiếu và yếu, nguồn lực phát triển còn hạn chế.
- Chất lượng và số lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; kinh nghiệm thực tế và kỹ năng nghề chưa cao, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.
- Thương mại hóa trong du lịch đã làm biến đổi các giá trị văn hóa bản địa. - Tác động từ khủng hoảng kinh tế quốc tế và khó khăn trong phát triển kinh tế trong nước như lạm phát làm giảm bớt khả năng chi tiêu của du khách.
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ
CẦN THƠ ĐẾN 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp
3.1.1. Kế hoạch phát triển du lịch ở Thành phố Cần Thơ
Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và những mục tiêu,định hướng đã được đề ra trong các Chiến lược, Quy hoạch, Đề án, Dự án của toànngành VHTTDL giai đoạn 2011 - 2020. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới; thực hiện tốt Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017, của Bộ chính trị, về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 03/NQ-TU, ngày 01/08/2016, của Thành ủy Cần Thơ, về đẩy mạnh phát triển du lịch; từng bước đưa ngành du lịch Thành phố Cần Thơ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định thương hiệu, phát triển bền vững và xứng tầm đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kế hoạch số 110 (KH110) thực hiện chương trình số 21 của Thành ủy Cần Thơ liên quan việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hướng đến mục tiêu xây dựng TP. Cần Thơ thực sự là “Điểm đến du lịch lý tưởng - An toàn - Thân thiện - Chất lượng” nơi hội tụ của “Văn minh sông nước Mekong”.
3.1.2. Thực trạng phát triển mô hình du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ
Trong giai đoạn 2011 - 2017, Du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ cả về lượng khách du lịch và doanh thu du lịch. Mô hình sản phẩm du lịch sông nước, dịch vụ du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Chất lượng lao động và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao. Bước đầu hình thành một số địa bàn và khu du lịch trọng điểm.
Sự phát triển của loại hình du lịch sông nước đã và đang đóng góp cho phát triển kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng; góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống
nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Du lịch sông nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Lợi thế so sánh với các địa phương trong vùng về tài nguyên du lịch để phát triển du lịch sông nước chưa thật sự phát huy hiệu quả. Phát triển chủ yếu theo mùa vụ, tập trung nhiều vào mùa hè (thời gian có nhiều trái cây) và các ngày lễ, tết; thời gian khác thì ít phát triển. Sản phẩm du lịch sông nước chưa thật sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với các tiềm năng du lịch sinh thái, các di tích lịch sử - văn hóa, các làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa cao. Môi trường du lịch, an toàn thực phẩm và an toàn giao thông còn nhiều bất cập. Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng; cơ cấu theo ngành nghề chưa hợp lý; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch sông nước. Hoạt động xúc tiến du lịch còn mang tính chung chung, chưa tập trung vào sản phẩm của loại hình du lịch sông nước, chưa làm nổi bật hình ảnh du lịch điểm đến Cần Thơ.
3.1.3. Nhu cầu của thị trường khách du lịch sông nước
Bất kì du khách khi có nhu cầu đi du lịch đến một địa phương nào đó thì hầu hết vấn đề đặt ra với mỗi người đó là được tham quan, trải nghiệm những giá trị tiềm năng du lịch đặc trưng ở nơi đó, đồng thời phải có một môi trường an toàn, thân thiện, chất lượng. Vì vậy, khách du lịch khi đến với Cần Thơ thì nhu cầu của du khách là tìm hiểu những giá trị sản phẩm của một thành phố sông nước: Trải nghiệm các giá trị sông nước gắn với tìm hiểu và trải nghiệm đời sống sinh hoạt truyền thống của người dân ở các làng quê ven sông, trên các cù lao, trên ghe, thuyền; tìm hiểu và trải nghiệm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể qua các lễ hội truyền thống, những giá trị của loại hình nghệ thuật “Đờn ca tài tử” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tìm hiểu và thưởng thức các giá trị văn hóa ẩm thực gắn với sông nước.
Theo nghiên cứu của Sở VHTTDL vùng ĐBSCL về nhu cầu thị trường khách du lịch ở cần Thơ đối với sản phẩm du lịch:
- Nhu cầu của khách du lịch quốc tế: Thăm chợ nổi, thăm làng nghề đóng ghe, thăm nhà dân, ngắm cảnh, đi thuyền trên kênh rạch nhỏ, thăm nhà vườn, vườn cây trái, du lịch trên sông nước.
- Nhu cầu của khách du lịch nội địa: Thăm chợ nổi, thăm làng nghề đóng ghe, ngắm cảnh, thưởng ngoạn cảnh quan sông nước, thăm nhà vườn, thăm nhà dân, đi thuyền trên kênh rạch nhỏ.
3.2. Định hướng xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ Cần Thơ
3.2.1. Xây dựng mô hình du lịch sông nước kết hợp ở Thành phố Cần Thơ
Căn cứ vào tiềm năng du lịch của từng địa bàn điểm trọng và nhu cầu của thị trường khách du lịch đối với du lịch Cần Thơ. Với giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc và có tính đại diện cho vùng sông nước Cần Thơ thì việc định hướng chi tiết phát triển mô hình du lịch sông nước kết hợp nhằm chỉ rõ các sản phẩm có khả năng khai thác tạo thành thương hiệu cho thành phố, những địa bàn và hạng mục cần nâng cấp phát triển để hình thành rõ nét về mô hình du lịch sông nước đặc trưng của Thành phố Cần Thơ.
Trước hiện trạng phát triển du lịch ở TP. Cần Thơ cùng với việc nắm được những nhu cầu cũng như những sản phẩm du lịch được du khách cả trong và ngoài nước hài lòng sau những chuyến tham quan, tất cả ghi nhận được thông qua những nhận xét đánh giá của du khách từ những trang mạng xã hội và qua những lần khảo sát thực tế trong các đề án nghiên cứu về phát triển du lịch Cần Thơ cho thấy hầu hết du khách đến Cần Thơ đều cảm nhận được sức hấp dẫn bởi nét đẹp bình dị của miền quê sông nước. Tuy nhiên, du khách đến Cần Thơ không chỉ là tham gia vào hoạt động du lịch đường sông mà đa phần là có nhu cầu trải nghiệm tất cả những giá trị gắn với vùng sông nước miền Tây. Vì vậy, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ chú trọng xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước kết hợp, gắn với các lễ hội đặc trưng vùng sông nước, tham quan di tích lịch sử - văn hóa, đời sống tâm linh, làng nghề và du lịch sinh thái; lồng trong các hoạt động du
lịch của các điểm du lịch sông nước là thưởng thức và cùng tham gia hát đờn ca tài tử, tìm hiểu trải nghiệm và thưởng thức các giá trị văn hóa ẩm thực của miền sông nước. Từ đó sẽ tạo được sự kết nối trong sản phẩm du lịch chung của thành phố để phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường.
3.2.2. Phát triển tuyến du lịch sông nước
- Tuyến du lịch sông nước nội thành Cần Thơ cần đặc biệt quan tâm là tham quan các sản phẩm sông nước miệt vườn, điểm nhấn là chợ nổi Cái Răng đang được địa phương cũng như thành phố nổ lực phát triển thành sản phẩm du lịch mũi nhọn của loại hình du lịch sông nước.
Để tạo không gian du lịch phụ trợ bổ sung cho những điểm du lịch chính, trong thời gian tới, cần hình thành và xây dựng các dịch vụ vui chơi giải trí, triển khai du lịch về đêm trên các tuyến kênh rạch từ cầu đi bộ Ninh Kiều đi vào hồ Xáng Thổi, tuyến từ bến Ninh Kiều - cồn Ấu - cồn Khương - cồn Cái Khế ; kết nốt chặt chẽ hệ thống tour - tuyến du lịch đường sông giữa các quận, huyện như: Ninh Kiều - Cái Răng - Phong Điền, Ninh Kiều - Cái Răng - Phong Điền - Bình Thủy và Ninh Kiều - Bình Thủy - Ô Môn - Thốt Nốt.
- Tuyến du lịch sông nước liên tỉnh trong vùng ĐBSCL (bằng tàu cao tốc hoặc tàu ngủ đêm).
Cần Thơ là trung tâm vùng ĐBSCL, với vị trí này Cần Thơ sẽ là điểm xuất phát của các tuyến du lịch trong nội vùng.
+ Cần Thơ - Vĩnh Long - Tiền Giang - Cần Thơ. + Cần Thơ - Vĩnh Long - Bến Tre - Cần Thơ. + Cần Thơ - An Giang - Đồng Tháp - Cần Thơ. + Cần Thơ - Đồng Tháp - Vĩnh Long - Cần Thơ. + Cần Thơ - Trà Vinh - Sóc Trăng - Cần Thơ. + Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau - Cần Thơ. + Cần Thơ - Sóc Tăng - Bạc Liêu - Cà Mau. + Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang - Cà Mau.
trong tiểu vùng sông Mekong mở rộng qua cửa khẩu Châu Đốc.
* Tuyến du lịch trải nghiệm sản phẩm mô hình du lịch sông nước
- Trải nghiệm cảnh quan sông nước với các hoạt động cảm nhận về giá trị sông nước như đi bộ, đi thuyền, ghe ngắm cảnh sông nước, hòa nhập trong ngày hội đêm hoa đăng, tham gia hoạt động thể thao trên sông, thưởng thức ẩm thực sông nước trên tàu du lịch hoặc du thuyền kết hợp đờn ca tài tử trên sông (Bến Ninh Kiều - biển Cần Thơ ở cồn Cái Khế).
- Trải nghiệm giá trị sông nước gắn với tìm hiểu văn hóa sông nước của các thương hồ sống trên ghe hoặc ở tại nhà dân (du lịch cộng đồng): các hoạt động, giá trị trải nghiệm du lịch ở tại nhà dân, đi ghe, thuyền nhỏ vào các kênh rạch tìm hiểu đời sống người dân, cùng tát mương bắt cá, tự chế biến và thưởng thức các món ăn miền quê sông nước, cùng tham gia hát đờn ca tài tử tại nhà dân; tìm hiểu văn hóa sông nước trên thuyền, ghe của người dân ở chợ nổi. Phù hợp với khách du lịch quốc tế (chợ nổi Cái Răng, cồn Sơn, cù lao Tân Lộc).
- Trải nghiệm giá trị sông nước với sinh thái miệt vườn: các hoạt động tham quan, đi ghe, tắc ráng, xuồng trên các kênh, rạch nhỏ vào các vườn trái cây học hỏi cách làm vườn và thưởng thức trái cây tươi ngon tại nhà vườn (Phong Điền, cồn Sơn, cù lao Tân Lộc).
- Trải nghiệm giá trị sông nước gắn với nghỉ dưỡng: ngắm cảnh thiên nhiên trên sông Hậu và tham gia các hoạt động nghỉ dưỡng cao cấp (bến Ninh Kiều, cồn Cái Khế, cồn Khương, cồn Ấu).
- Trải nghiệm giá trị sông nước với các di sản văn hóa: các hoạt động tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khơ Me gắn với sông nước ở Chùa Pothysomrom (Ô Môn); tham quan các di tích nhà cổ, đình, chùa gắn với đời sống tâm linh (Bình Thủy, Phong Điền).
- Trải nghiệm giá trị sông nước - ngủ đêm trên tàu (du lịch đường sông về đêm): tham quan, ngắm cảnh về đêm của bến Ninh Kiều, biển Cần Thơ (cồn Cái Khế), ngắm khu đô thi ven cồn Khương, sau đó vòng theo cồn Ấu, cầu Cần Thơ. Đông thời thưởng thức ẩm thực vùng sông nước và nghe đờn ca tài tử (dọc theo đoạn ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ bằng khách sạn du thuyền hoặc tàu).
- Đặc biệt, hoạt động trải nghiệm sông nước - ngủ đêm trên tàu sẽ kết nối với Campuchia: đi tàu lớn trên sông Hậu ngắm cảnh quan sông lớn, xuống ghe, thuyền nhỏ cập các điểm, ngắm cảnh sinh hoạt ven sông; tìm hiểu văn hóa sông nước cập các cù lao, thưởng thức ẩm thực và đờn ca tài tử. Từ Cần Thơ, dọc sông Hậu qua An Giang và nối sang Campuchia tạo nên sự đa dạng về sản phẩm du lịch sông nước, đáp ứng được nhu cầu khách du lịch.
Du lịch Cần Thơ đã và đang phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm để phát huy thế mạnh du lịch sông nước, phát triển tiềm năng sẵn có nhằm đa dạng hóa, chuẩn hóa các loại hình dịch vụ du lịch sông nước, đưa loại hình du lịch này trở thành sản phẩm đặc thù cho du lịch Thành phố Cần Thơ, xứng tầm vị thế trung tâm đồng bằng sông Cửu Long và đủ sức kết nối - cạnh tranh với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo đúng với mục tiêu của du lịch Cần Thơ là hình thành điểm đến “Lý tưởng - An toàn - Thân thiện - Chất lượng”, là nơi hội tụ