Khả năng
Loại khách Có Có thể Chưa nghĩ đến Không
Quốc tế Số lượng 39 9 2 0
Tỷ lệ (%) 78,0 18,0 4,0 0,0
Nội địa Số lượng 74 20 36 0
Tỷ lệ (%) 56,9 15,4 27,7 0,0
(Nguồn: kết quả khảo sát tại Cần Thơ 5/2018; khách quốc tế: 50, khách nội địa: 130)
Qua bảng 2.15 cho thấy: đa số tỷ lệ du khách có trở lại để tham quan du lịch sông nước Cần Thơ (khách quốc tế chiếm 78,0%, khách nội địa chiếm 56,9%); 18,0% du khách quốc tế có thể trở lại và 4,0% là chưa nghĩ đến. Có 27,7% khách nội địa chưa nghĩ đến và 15,4% là có thể trở lại du lịch nơi đây. Đặc biệt, không có du khách quốc tế hay nội địa nào nhận định là không quay trở lại. Điều này vẫn cho chấy khả năng du khách sẽ đến với du lịch sông nước Cần Thơ là rất cao.
2.5. Thực trạng xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ Cần Thơ
2.5.1. Tiềm năng để Thành phố Cần Thơ xây dựng mô hình phát triển du lịch sông nước lịch sông nước
- Có cảnh quan thiên nhiên sông nước thơ mộng và hiền hòa.
- Có nhiều di tích lịch sử văn hóa và đời sống của người dân ven sông và các thương hồ mang đậm giá trị văn hóa của miền quê sông nước.
- Nằm ở trung tâm vùng ĐBSCL, điểm đến của du lịch miền Tây sông nước. - Khách du lịch hiện đang quan tâm nhiều đến du lịch sông nước, đặc biệt ở các thị trường quan trọng như: Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhóm trẻ sinh viên trong vùng.
2.5.2. Mô hình phát triển du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ
Được xây dựng trên nền tảng tiềm năng sẵn có và phong phú, TP. Cần Thơ hiện có 3 mô hình du lịch sông nước đang phát triển mạnh và thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước.
- Mô hình 1: Du ngoạn – Văn hóa – Sinh thái
- Mô hình 3: Vui chơi giải trí – khám phá – mạo hiểm
Hình 2.1. Sơ đồ mô hình sản phẩm du lịch sông nước ở TP. Cần Thơ
Trong giai đoạn 2011 - 2017, việc thực hiện và đẩy mạnh mô hình phát triển du lịch sông nước ở TP. Cần Thơ đã mang lại hiệu quả đáng kể và đóng góp rất lớn cho phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế của Cần Thơ nói chung. Cụ thể, doanh thu từ hoạt động du lịch sông nước cũng tăng nhanh qua các năm, đặc biệt tăng nhanh nhất từ năm 2016 là 1.478,056 tỷ đồng đến năm 2017 đạt 2.579,832 tỷ đồng (tăng 1.101,776 tỷ đồng) và luôn chiếm tỷ lệ cao so với tổng doanh thu du lịch đạt được. Về khách tham quan, năm 2013 khách tham quan du lịch sông nước đạt 1.716.535 lượt khách, chiếm 80,7% trong tổng số khách du lịch, đến năm 2017 là 6.976.310 lượt khách, chiếm 92,5% trong tổng số khách du lịch đến Cần Thơ; tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 40,9%. Đa số du khách đến Cần Thơ đều có nhu cầu tham quan kết hợp các sản phẩm du lịch sông nước về du ngoạn - Tìm hiểu văn hóa - Tham quan các vườn sinh thái; hoặc tìm hiểu đời sống văn hóa - Trải nghiệm để cùng tham gia các hoạt động cùng với người dân - Nghỉ dưỡng trong không khí sông nước mát mẻ và thanh bình. Trong đó khách quốc tế đến tham quan du lịch Cần Thơ ngày càng tăng, đặc biệt trong năm 2017 du khách đến từ Pháp (chiếm 20,5%), tiếp đến là Đức (13,9%), Mỹ (10,5%),... Với việc phát triển các mô hình du
lịch sông nước đã thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế, vì họ rất thích sông nước với những vựa, hay vườn trái cây... Đây là những sản phẩm du lịch độc đáo mang đặc trưng riêng của Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung mà ở nước ngoài không thể có được, từ đó thu hút sự tò mò của du khách để được trải nghiệm, khám phá những cảnh quan cũng như nét đẹp văn hóa của người dân sông nước, đồng thời được nghỉ dưỡng với bầu không khí trong lành và ấm áp của miền Tây sông nước.
Với những hiệu quả đạt được, Thành phố Cần Thơ nên duy trì phát triển cả 3 mô hình du lịch sông nước trên để tạo được sự đa dạng trong sản phẩm du lịch, đồng thời đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của mỗi du khách trong hiện tại và tương lai. Vì đi du lịch miền sông nước, nhu cầu của du khách không chỉ đơn thuần là chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết của hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt và những cánh đồng rộng mênh mông mà còn mong muốn khám phá vẻ đẹp trù phú của những miệt vườn tít tắp với đủ các loại cây trái. Trải nghiệm văn hóa và nét sinh hoạt miệt vườn là điểm hấp dẫn với nhiều du khách khi đến Cần Thơ. Ở đó, họ vừa thưởng ngoạn thiên nhiên, vừa kết hợp tìm hiểu, khám phá sản phẩm du lịch, văn hóa, cuộc sống của con người trong khung cảnh thiên nhiên ấy. Cần Thơ thu hút khách nhờ văn hóa bản địa và con người. Đó là bản sắc văn hóa sông nước, văn minh miệt vườn với nếp sống, sinh hoạt, phong tục tập quán đậm nét truyền thống, con người thân thiện, mến khách. Bởi vậy, sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn trong từng tour, tuyến đặt ra yêu cầu liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp du lịch, khu du lịch, nhà vườn TP. Cần Thơ với các công ty lữ hành trong khu vực.
2.6. Đánh giá về thực trạng phát triển mô hình du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ Cần Thơ
2.6.1. Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua (2011 - 2017), với những thuận lợi về vị trí địa lý, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, khí hậu điều hòa dễ chịu cùng với thế mạnh về tiềm năng du lịch và điều kiện cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, ngành du lịch TP. Cần
triển đáng kể và đạt được những kết quả chủ yếu:
- Sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng và chất lượng được nâng lên; phát huy được thế mạnh của loại hình du lịch sông nước, hình thành một số khu du lịch có sức cạnh tranh ở Cồn Ấu, chợ nổi Cái Răng. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch sông nước được chú trọng, liên kết hợp tác phát triển du lịch ngày càng sâu rộng đến các thị trường du lịch trọng điểm trong cả nước.
- Hoạt động du lịch sông nước gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, các di tích lịch sử - văn hóa, cùng với các sự kiện, lễ hội văn hóa - thể thao cấp vùng, quốc gia và quốc tế được tổ chức ngày càng chuyên nghiệp, quy mô lớn, tạo ấn tượng đẹp và thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, cụ thể: Giai đoạn từ năm 2013 - 2017 lượng khách du lịch đến tham quan du lịch sông nước ở thành phố Cần Thơ không ngừng tăng lên, năm 2013 tổng lượng khách du lịch sông nước lưu trú tại Thành phố Cần Thơ đạt 988.784 lượt khách, đến năm 2017 tổng lượt khách lưu trú đạt 2.031.478 lượt khách, tăng hơn 2 lần so với năm 2013, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 19,9% trong giai đoạn 2013 - 2017. Đặc biệt trong 2 năm gần đây năm 2016, 2017 tổng lượt khách đến Cần Thơ tham quan du lịch sông nước tăng mạnh. Trong đó khách du lịch quốc tế năm 2017 tăng 1,7 lần so với năm 2013, khách du lịch nội địa tăng tương ứng 2,1 lần. Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch quốc tế giai đoạn 2013 - 2017 đạt 14,2%/năm, khách du lịch nội địa đạt 17,8%/năm.
Bên cạnh lượng khách du lịch đến Cần Thơ có sử dụng dịch vụ lưu trú như đã nêu, do đặc thù về vị trí địa lý là trung điểm trên tuyến du lịch quốc gia TP. HCM - Cà Mau - Kiên Giang và du lịch sông nước, lượng khách tham quan du lịch đến Cần Thơ những năm qua cũng tăng trưởng đáng kể.
- Các thị trường khách đến Cần Thơ trong những năm gần đây rất đa dạng, đông nhất vẫn là thị trường khách Pháp tăng dần đều qua các năm, năm 2015 đón 32,586 đến năm 2017 đạt 44,019 lượt khách, tăng 13.5% trong vòng 2 năm. Riêng với 2 thị trường Hàn Quốc và Nhật bản sẽ là thị trường tiềm năng, vì hiện nay 2 quốc gia này có nhiều dự án đầu tư tại Thành phố Cần Thơ và sẽ tăng mạnh trong các năm tiếp theo.
- Doanh thu từ dịch vụ du lịch sông nước từng bước được nâng cao (năm 2017 thu nhập từ hoạt động du lịch sông nước thuần túy đạt 2.579,832 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2013), đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Thực tế kết quả phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; từng bước tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng khu vực và toàn thành phố; tạo được nhiều việc làm; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch trên địa bàn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí... đang từng bước được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch, góp phần tạo nên diện mạo mới cho thành phố.
- Công tác đầu tư đã được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn đầu tư đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được chú trọng và đang từng bước được hoàn thiện với việc kết hợp với các cơ sở đào tạo, đặc biệt ở Cần Thơ và TP.HCM, để đào tạo lại và đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, chất lượng lao động du lịch và nghiệp vụ nhân viên du lịch đang từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu phục vụ của du khách trong và ngoài nước.
2.6.2. Những hạn chế, bất cập
Tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng trong thời gian qua quá trình phát triển loại hình du lịch sông nước ở Thành phố Cần Thơ vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng và lợi thế soanhs của địa phương là trung tâm đô thị miền sông nước của vùng ĐBSCL.
- Chưa phát huy, khai thác hết lợi thế, tiềm năng du lịch sông nước của thành phố; hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch tuy có phát triển, song chất lượng chưa cao, chưa đủ sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Các loại hình vui chơi giải trí về đêm còn nghèo nàn. Phát triển sản phẩm du lịch chưa được thực
hiện đồng đều giữa các địa phương, đầu tư còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ và trùng lắp. Công tác khai thác phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch sông nước còn hạn chế.
- Theo khảo sát thực tế thì phần lớn du khách đã được thuyết phục bởi những gì thiên nhiên ban tặng cho Thành phố Cần Thơ có một tiềm năng du lịch khá phong phú và độc đáo cho loại hình du lịch sông nước. Tuy nhiên, sản phẩm để phục vụ cho phát triển du lịch sông nước ở Cần Thơ vẫn còn đơn điệu, chưa đa dạng, chưa thật sự tạo được cú hích để níu chân du khách lưu trú nhiều ngày hơn. Vì vậy, tỷ lệ khả năng sẽ quay trở lại của du khách đối với Cần Thơ nhìn chung vẫn còn ít, chưa tạo ấn tượng để hình ảnh du lịch sông nước Cần Thơ được trở thành một tác phẩm độc đáo và sinh động trong mỗi du khách.
- Nguồn nhân lực còn bị hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, tỷ lệ chưa qua đào tạo cơ bản còn khá cao, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Các hộ kinh doanh cá thể về du lịch hầu hết chưa được đào tạo qua trường lớp về du lịch, do vậy cách thức phục vụ khách chưa đảm bảo.
- Hạ tầng bến bãi ở một số điểm du lịch ven sông còn chật hẹp, kém chất lượng hoặc chỉ được làm bằng ván, cây gỗ nhỏ gây khó khăn và kém an toàn cho việc di chuyển lên xuống tàu thuyền của du khách. Các phương tiện vận chuyển trên sông chưa hiện đại, tiếng máy lớn gây ô nhiễm tiếng ồn. Đối với các phương tiện như ghe hoặc xuồng ba lá không có mái che sẽ rất khó khăn khi vận chuyển du khách tham quan, trải nghiệm vào mùa mưa. Vào mùa khô, một số điểm du lịch nằm trong các kênh rạch nhỏ ít hoạt động do lưu lượng nước thấp nên thuyền ghe sẽ rất khó để di chuyển ra vào những nơi đó.
- Quá trình điều động, phân phối của nhà điều hành còn chậm trễ gây mất thời gian. Số lượng phương tiện tàu, thuyền phục vụ cho du lịch còn ít nên rất nhiều du khách phải chờ đợi dẫn đến sự chán nản. Những đội tàu cứu hộ còn ít và chưa được triển khai mạnh mẽ.
- Công tác xúc tiến quảng bá du lịch chưa huy động được đông đảo Doanh nghiệp cùng tham gia, hiệu quả mang lại chưa cao. Việc triển khai các công trình du lịch còn chậm so với yêu cầu. Bước đầu tuy thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nhưng số dự án du lịch triển khai thực tế còn rất ít.
- Môi trường trên sông và ven sông còn ô nhiễm, đặc biệt là ở khu vực chợ nổi đã gây ảnh hưởng lớn đến vẽ mỹ quan trên sông, rất dễ phát sinh ra các dịch bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nhân viên phục vụ và du khách, từ đó khả năng để du khách quay trở lại tham quan trải nghiệm về sông nước sẽ không cao.
2.6.3. Những cơ hội và thách thức
* Cơ hội phát triển mô hình du lịch sông nước Cần Thơ
- Đô thị trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Tiềm năng cho phát triển du lịch sông nước ở Cần Thơ phong phú, đa dạng. - Xu thế phát triển du lịch chung của cả nước và của vùng. Hiện nay du lịch sông nước ở Cần Thơ đang là điểm đến có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt là thị trường Châu Âu, Châu Mỹ.
- Mức sống và nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng nâng cao.
- Mở rộng giao lưu văn hóa, tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh du lịch.
- Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông chiến lược sẽ được triển khai tại Cần Thơ và vùng ĐBSCL.
- Hội nhập quốc tế tạo điều kiện quảng bá xúc tiến du lịch Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung, đặc biệt là nước ta gia nhập WTO.
- Đầu tư vốn cho du lịch ngày càng tăng.
- Chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ.
- Sự quan tâm lớn của quốc tế đối với phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng đối với khu vực sông Mekong.
* Những thách thức đối với phát triển mô hình du lịch sông nước Cần Thơ
- Khả năng cạnh tranh chưa cao so với nhiều điểm đến tương đồng trong vùng,